trong bối cảnh BĐKH
Việt Nam là một trong những nước có thế mạnh về NTTS nhưng Việt Nam vẫn cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về kỹ thuật cũng như
phương pháp NTTS. Việt Nam cần phải tăng cường quản lý nhà nước trong NTTS, quản lý nguồn lợi thủy sản và sử dụng hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, có các chính sách quyết khích người dân phát triển NTTS và tăng cường các mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế để tham gia hoạt động thủy sản như ngư
dân, nông dân, các hợp tác xã, các trung tâm sản xuất giống, thức ăn cho NTTS.
Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển thủy sản bền vững trong tương lai. Người NTTS nên chuyển từ nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát sang nuôi trồng tập trung có quy mô lớn và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tùy điều kiện tự nhiên, đầu tư
con giống, liên kết hợp tác với các cơ sở sản xuất giống để đưa ra các giống mới thích nghi với sự thay đổi của khí hậu, áp dụng các phương pháp NTTS phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đầu tư xây dựng ao, đầm khép kín và theo phương thức quảng canh đảm bảo các tiêu chí về thức ăn và sử dụng thức ăn tự
nhiên để tăng sản lượng năng xuất, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các phương pháp NTTS thích hợp thích ứng với BĐKH ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hải Hà 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Hà là một huyện miền núi biên giới ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành Thành phố Hạ Long 150 km, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 40km; nằm trên trục đường quốc lộ 18A; Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp thành phố Móng Cái; phía Nam giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu. Hải Hà có tọa độđịa lý ở 21°12'46 đến 21°38’27’’. Vĩ độ Bắc và từ 107°30’54’’ đến 107°51’49’’ Kinh độ Đông. Hải Hà là một trong ba trọng
điểm lúa của tỉnh, ngoài ra, ngành NTTS cũng đang phát triển mạnh và dần trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Hải Hà là huyện có địa hình phong phú, đa dạng, có vùng núi cao, trung du, đồng bằng ven biển và hải đảo. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho phát triển kinh tế cả 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do địa hình tự nhiên đã tạo ra nhiều sông suối, đầm hồ, có độ dốc từ Tây Bắc chảy về hướng Tây Nam tạo ra nhiều cửa sông ven biển. Trong đất liền có trên 1.200 ha mặt nước ngọt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ngành thủy sản như: nuôi lồng bè ở sông suối, hồ đập, đặc biệt là nuôi cá theo dạng hình nước tự chảy đặc trưng của địa bàn vùng trung du.
Hải Hà có bờ biển dài trên 35km với nhiều cửa sông như: sông Hà Cối, Tài Chi, Đường Hoa Cái đá bàn, sông Mã Ham, thuận lợi cho xây dựng những bến cá và làng chài tập trung, có bãi triều rộng trên 7.000 ha, có vùng biển rộng lớn thông với biển Đông, đặc biệt là biển của Hải Hà có tuyến đảo Vĩnh Thực và Cái Chiên chạy dài gần như song song với ven bờ nên chia biển thành 2 phần (vịnh kín và biển khơi). Hàng năm nước mưa đem theo mầu, mùn, phù du sinh vật từđất liên qua các cửa sông đổ ra biển, chính vì vậy bãi triều của Hải Hà có rừng ngập mặn xanh tốt nên có nhiều loài thủy sản để trú ngụ kiếm ăn và sinh sống như các loài tôm, cua,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
ốc, ngao, sò huyết, sá sùng, bong thùa, ở vùng biển có nhiều loại hải sản di cư theo mùa đến kiếm ăn và sinh đẻ như cá vược, cá song, cá mú, cá hồng, cá tráp, cua, nghẹ, sứa,…
Hải Hà có cửa khẩu Bắc Phong Sinh và cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 35km, giao thông, thủy bộ thuận lợi. Hải Hà phát triển mạnh kinh tế ngành thủy sản
ở cả 3 khâu: đánh bắt, nuôi trồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Cũng như các huyện ven biển khác của tỉnh Quảng Ninh, huyện Hải Hà có chế độ khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông (tháng 11 - 3), không khí cực đới lục địa và biển Đông thịnh hành gây thời tiết lạnh, khô vào nửa
đầu mùa đông (tháng 12 - 1) và lạnh, ẩm vào nửa cuối mùa đông (tháng 2 - 3). Về
mùa hạ (tháng 5 - 9), các khối không khí xích đạo, không khí nhiệt đới Thái Bình Dương và bắc Ấn Độ Dương thịnh hành cùng với nhiễu động thời tiết đặc biệt gây ra hiện tượng nóng, ẩm và xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông... Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp, các khối không khí suy yếu và tranh giành ảnh hưởng, thời tiết ôn hòa hơn.
3.1.1.4. Hệ thống hồđập
Hải Hà có 3 hồ chứa nước ngọt bao gồm: hồ Trúc Bài Sơn, hồ Khe Dầu, hồ
Khe Đình – Cái Chiên. Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, có diện tích 110 ha, với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu m3 nước. Hồ Khe dầu thuộc xã
đảo Cái Chiên, có diện tích 18 ha, đây là hồ chứa nước ngọt lớn trên đảo, những năm tới có thể nâng cao trình đập để tích nước ngọt được nhiều hơn. Hồ Khe Đình có diện tích 5 ha, độ sâu trung bình 4 - 6m, có hệ thống mương bê tông dẫn nước. Những năm tới có thể cải tạo khơi sâu và đắp đập để nâng cao trình tưới, tích nước
được nhiều hơn.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Các đơn vị hành chính
Hiện nay, huyện Hải Hà có 16 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm 1 Thị trấn và 15 xã là Thị trấn Quảng Hà, xã Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Long, Quảng Chính, Quảng Trung, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Minh, Phú Hải, Quảng Điền, Quảng Phong, Đường Hoa, Tiến Tới và Cái Chiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Hải Hà
Hải Hà có11 xã nằm sát cửa sông, ven biển. Trong đó có 9 xã có ranh giới trực tiếp giáp biển là Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Điền, Phú Hải, Đường Hoa, Tiến Tới và xã đảo Cái Chiên và có 12/16 xã có phương tiện tàu thuyền tham gia đánh bắt cá trên biển.Các làng cá định cư tập trung và ổn định ở cạnh các cửa sông ven biển là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất và quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới hiện nay.
3.1.2.2 Dân số
Theo số liệu của phòng thống kê Huyện Hải Hà, dân số năm 2005 là 51.036 người, đến năm 2013 dân số toàn huyện đã tăng lên 57.920người. Tốc độ tăng dân số thời kỳ 2005-2013 là 1,82%/năm. Dân số thuộc khu vực thành thị có 6.850 người, chiếm 11,83%; còn lại là dân số thuộc khu vực nông thôn, chiếm 88,17%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Toàn huyện có11 dân tộc, trong đó có 10 dân tộc thiểu số với 14.584 người chiếm 25,14% dân số toàn huyện, trong đó: Dao 18,70%, Tày 3,98%, Sán Dìu 0,64%, Sán Chỉ 0,29%, Hoa 1,0%, còn lại là người Nùng, Mường, Cao Lan, Thái, Củi Chu…). Theo tính toán của chúng tôi, với mức tăng dân số trung bình là 1,82 thì đến năm 2020 Huyện Hải Hà có khoảng 65.700 người.
3.1.2.3. Lao động và cơ cấu lao động
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 29.783 người, chiếm khoảng hơn 51% tổng dân số. Trong tổng số lao động, lao động nông lâm, thuỷ sản có 23.420 người, chiếm 78,6%; lao động công nghiệp - xây dựng có 1.546 người, chiếm 5,2%; lao động thương mại, dịch vụ có 4.817 người, chiếm 16,2%.
Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2005 – 2013 STT Diễn giải ĐVT Năm 2005 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I Tổng LĐ trong tuổi có việc làm Người 24.257 28.238 28.553 29.783
1 Lao động nông lâm, thuỷ sản “ 20.098 22.958 23.145 23.420 2 Lao động công nghiệp - xây dựng “ 1.119 1.381 1.427 1.546 3 Lao động thương mại - dịch vụ “ 3.040 3.899 3.981 4.817
II Cơ cấu lao động theo ngành % 100 100 100 100
1 Lao động nông lâm, thuỷ sản “ 82,9 81,3 81,1 78,6
2 Lao động công nghiệp – xây dung “ 4,6 4,9 5,0 5,2
3 Lao động thương mại - dịch vụ “ 12,5 13,8 13,9 16,2
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hải Hà, 2013
Lao động nông lâm, thủy sản chiếm phấn lớn nguồn lao động của huyện, tuy nhiên chất lượng lao động không tốt lắm, chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu các lao động có tay nghề, đã qua đào tạo.
3.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 69.013 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên của huyện Hải Hà là 51.393,17ha, trong đó:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
Đất nông nghiệp: 39.557,33 ha, chiếm 76,97% diện tích tự nhiên, trong đó:
Đất trồng lúa có 2.713,84ha; đất trồng cây lâu năm có 1.237,88 ha; đất rừng phòng hộ có 15.207,54 ha; đất rừng sản xuất có 18.457,35 ha; đất NTTS có 922,44 ha.
Đất phi nông nghiệp: 6.059,91 ha, chiếm 11,79% diện tích tự nhiên, trong
đó: Đất ở tại nông thôn 367,09 ha; đất ở tại đô thị 41,94 ha; đất chuyên dùng 2.741,77 ha; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 20,15 ha.
Đất chưa sử dụng: 5.775,73 ha, chiếm 11,24% trong đó đất bằng chưa sử
dụng 4.893,24 ha. Đất NTTS: 922,44ha, chiếm 1,79%.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Hà qua các năm STT Loại đất Năm 2011 Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỎNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 51.393,17 100,00 51.393,17 100,00 1 Đất nông nghiệp 39.184,58 76,24 39.557,53 76,97 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.419,81 8,60 4.969,83 9,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.180,65 6,19 3.731,95 7,26 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.239,16 2,41 1.237,88 2,41 1.2 Đất lâm nghiệp 33.870,23 65,90 33.664,89 65,50 1.2.1 Đất rừng sản xuất 18.662,69 36,31 18,457,35 35,91 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 15.207,54 29,59 15.207,54 29,59 1.3 Đất nuôi thủy sản 894,54 1,74 922,44 1,79
2 Đất phi nông nghiệp 6.422,71 12,50 6.059,91 11,79
2.1 Đất ở 400,62 0,78 409,03 0,80 2.1.1 Đất ở nông thôn 360,15 0,70 367,09 0,71 2.1.2 Đất ởđô thị 40,47 0,08 41,94 0,08 2.2 Đất chuyên dụng 2.726,51 5,31 2.741,77 5,33 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, đất công trình SN 20,12 0,04 20,15 0,04 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 212,02 0,41 311,18 0,61
2.2.3 Đất SXKD phi nông nghiệp 1.301,37 1,53 1.298,26 2,53
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 1.193,00 2,32 1.112,18 2,16
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,95 0,00 1,63 0,00
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,68 0,18 90,68 0,18
2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 3.203,95 6,23 2.814,80 5,48
3 Đất chưa sử dụng 5.785,88 1,26 5.775,73 11,24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
3.1.2.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng a) Mạng lưới điện
Hiện tại có 15/16 xã, thị trấn được sử dụng điện quốc gia, riêng xã đảo Cái Chiên vẫn chưa có điện lưới, người dân phải dùng máy phát điện Diezen. Đến năm 2011, tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 95% (tăng 10% so với năm 2005). Điện lực Hải Hà đã được cấp đầy đủ kinh phí đầu tư sửa chữa tối thiểu thời kỳ 1 cho toàn bộ
lưới điện nông thôn trên địa bàn huyện. Bước đầu đã cải tạo, khắc phục những yếu kém về kỹ thuật, nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo công tác vận hành an toàn, hiệu quả, giảm tổn thất điện năng, phục vụ tốt điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.
b) Giao thông:
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có các loại hình giao thông đường bộ và đường thuỷ, trong đó:
+ Đường bộ: Hải Hà có quốc lộ 18A chạy qua với chiều dài 27 km, đó được nâng cấp, bao gồm địa bàn các xã Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Chính, Quảng Minh, Quảng Thành và thị trấn Quảng Hà. Hải Hà có tỉnh lộ 340 dài 18,3km chạy qua các xã Quảng Thành, Quảng Đức, nối quốc lộ 18A với của khẩu Bắc Phong Sinh.
+ Đường thủy: Huyện có hệ thống đường thủy rất thuận lợi, có vị trí chiến lược trong phòng thủ bảo vệ vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Đường thủy hiện có 25km chiều dài nối từ bến Hà Cối đến bến Cái Chiên. Nhìn chung, huyện có hệ
thống giao thông đa dạng và phong phú, tuy nhiên phần lớn đường giao thông còn ở
tình trạng chất lượng kém, đường đô thị còn ít, chất lượng xấu cần được đầu tư lớn
để nâng cấp.
c) Thủy lợi
Hải Hà là huyện thuần nông và là vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh nên hệ
thống thủy lợi là vấn đề rất được quan tâm chú ý. Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 hệ
thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 16 xã, thị trấn. Trong đó, có 3 hệ thống tưới chính với diện tích tưới lớn là: hệ thống công trình Trúc Bài Sơn, đập Quảng Thành, kênh – đập xã Đường Hoa, và 2 hệ thống tưới là: hệ thống kênh – đập Quảng Sơn, Quảng Đức và hệ thống thủy lợi xã Cái Chiên.
Hệ thống kênh mương có tổng chiều dài là 332,5 km, trong đó kênh mương nội đồng là 217 km. Đến hết năm 2010 mới kiên cố hóa được 96 km kênh mương các loại. Toàn huyện có 30 đập đầu nguồn, trong đó có 17 đập đã xây kiên cố (tuy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 nhiên có nhiều đập đã xây dựng từ lâu đã xuống cấp), 13 đập chưa kiên cố. Ngoài ra còn hàng chục đập xếp đá cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Huyện có 3 hồ chứa, trong đó: hồ Trúc Bài Sơn dung tích 15 triệu m3; hồ Khe Dầu có dung tích 200.000 m3; hồ Khe Đình có dung tích 380.000 m3 (hiện đã xuống cấp nghiêm trọng cần nâng cấp). Huyện có tuyến đê ngăn mặn, tập trung tại 8 xã ven biển, tổng chiều dài là 35,971 km, trong đó có 27,971 km đê tổng hợp, 8 km đê chuyên dụng (của các hộđắp đầm NTTS), và trên 50 cánh cống tựđộng dưới cống
Nhìn chung, các công trình thủy lợi do được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp, còn nhiều kênh mương chưa được kiên cố hóa, lượng nước rò rỉ nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Thực tế các công trình hiện nay chỉ tưới tiêu được cho 3.000 ha
đất sản xuất nông nghiệp, đạt khoảng 68%, đặc biệt mùa khô hạn đầu nguồn cạn kiệt, công tác thủy lợi của huyện gặp rất nhiều khó khăn.
3.1.2.6. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế của huyện Hải Hà a) Về tăng trưởng kinh tế Bảng 3.3. Biến động về giá trị sản xuất theo ngành thời kỳ 2009 – 2013 (giá CĐ 1994) ĐVT: GTSX Tỷđồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2009-2013 TĐT (%) I Giá trị sản xuất 319,99 407,23 498,66 461,77 716,10 17,48
1 Nông lâm, thuỷ sản 166,37 198,15 227,56 117,77 274,00 10,49 2 Công nghiệp, xây dựng 60,23 88,65 110,20 148,73 212,10 28,63 3 Thương mại, dịch vụ 93,39 120,43 160,90 195,27 230,00 19,75
II Giá trị tăng thêm 183,71 231,05 259,77 289,64 332,30 12,59
1 Nông lâm, thuỷ sản 94,73 111,67 120,38 128,19 141,37 8,34
2 Công nghiệp, xây dựng 30,41 42,99 50,79 58,28 70,95 18,46
3 Thương mại, dịch vụ 58,57 76,39 88,61 103,17 119,98 15,42
Nguồn: Thống kê huyện Hải Hà 2009-2013
Thời kỳ 2009 - 2013, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những chủ
trương chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, được