Để quản lý khoản phải thu từ khách hàng, doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp như:
Thứ nhất là công ty cần xác định rõ mục tiêu để quản lý các khoản phải thu là gì.
- Gia tăng doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận thông qua việc kích thích nhu cầu người mua và thanh toán nợ trong thời gian ngắn nhất
- Giảm lượng tồn kho để tiết kiệm khoản chi phí lưu kho và giảm mất mát do tồn đọng vốn, nhanh chóng quay vòng vốn tạo điều kiện cho công ty tiếp tục làm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh
- Kéo dài các mối quan hệ bền chặt, kích thích nhu cầu mua hàng của những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
Thứ hai là xác định chính sách bán chịu với khách hàng.
Nợ phải thu từ khách hàng của công ty chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và thời hạn bán chịu vì vậy để quản lý tôt KPT công ty cần xem xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bán chịu như: Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu và lợi nhuận.
Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Công việc chủ yếu trong việc hình thành chính sách bán chịu cần xác định là bán chịu cho ai. Để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng nhất là với những khách hàng tiềm năng. Ngoài ra công ty cần quyết định thời hạn bán chịu cũng như tỷ lệ chiết khấu thanh toán.
Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản phải thu. Một số
công ty sử dụng chiết khấu tiền mặt để khuyến khích khách hàng thanh toán trước ngày đến hạn.
Thứ ba là thường xuyên kiểm soát nợ phải thu.
Theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức sau:
NPT = Sd * KPT
Trong đó:
NPT : Nợ phải thu dự kiến trong kỳ (năm )
Sd: Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân 1 ngày trong năm KPT: Kỳ thu tiền bình quân trong năm.
Ngoài ra để tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, công ty có thể xác định giới hạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu như sau:
Hệ số nợ phải thu =
Áp dụng phương thức phân tích yêu cầu tín dụng sẽ thu hút được khách hàng có tài chính yếu hơn làm cho doanh số bán tăng lên, bên cạnh đó phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí vốn đầu tư cho việc áp dụng yêu cầu tín dụng, chi phí cho việc thu tiền.
Bước 1: Phân loại khách hàng dựa trên tỷ trọng doanh thu tiêu thụ hàng hoá của công ty qua các năm.
Bước 2: Xác định yêu cầu của thời hạn tín dụng của khách hàng: Căn cứ vào sổ theo dõi công nợ của công ty để xác định thời hạn tín dụng mà khách hàng yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá khách hàng bằng phương pháp cho điểm. Tổng số điểm tối đa là 10, trong đó:
+ Phẩm chất, tư cách tín dụng: Dựa vào khả năng thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp về các khoản nợ. Điểm tối đa là 4.
+ Vốn của khách hàng: Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Điểm tối đa của khoản này là 1.
+ Năng lực trả nợ: Dựa vào khả năng thanh toán của khách hàng đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả. Điểm tối đa là 2.
+ Thế chấp: Xem xét tài sản dùng để tài trợ cho các khoản nợ. Điểm tối đa là 2.
+ Điều kiện kinh tế: Nói đến khả năng phát triển của khách hàng dựa trên đánh giá chủ quan của doanh nghiệp. Điểm tối đa là 1.
Bước 4: Xác định độ tin cậy đối với khách hàng: Tổng điểm x 10/100. Thời hạn tín
dụng có thể chấp nhận
= Độ tin cậy về yêu cầu tín dụng
từng khách hàng x
Thời hạn tín dụng khách hàng yêu cầu Bước 5: Xác định doanh số tăng thêm khi áp dụng thời hạn tín dụng mới cho khách hàng.
- Tính thu nhập ròng tương ứng với phần tăng thêm: TNR = TN tăng thêm - Chi phí vốn đầu tư
Trong đó : TN tăng thêm = Doanh thu tăng thêm - Giá vốn tương
ứngvới DT tăng thêm + Chi phí khác Chi phí vốn đầu tư = Khoản phải thu tăng thêm x Chi phí vốn
Khoản phải thu
tăng thêm =
Doanh thu tăng thêm x
Thời hạn tín dụng có thể chấp nhận 360
Nếu TNR > 0 : chấp nhận đối với khách hàng.
Nếu TNR <=0: không chấp nhận thời hạn tín dụng cho khách hàng.