0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Triển vọng phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TIN NHẮN SMS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VMG (Trang 42 -43 )

Các mục tiêu phát triển viễn thông Việt Nam

Viễn thông được coi là một ngành cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nó cũng là một công cụ hữu hiệu phục vụ cho sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển ngành viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nó vươn lên tiếp cận với trình độ phát triển của thế giới với các mục tiêu quan trọng sau:

1. Trong mười năm tới tốc độ phát triển của ngành viễn thông phải cao gấp 2 lần tốc độ phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Sau đây là một số mục tiêu phát triển cụ thể.

Đến năm 2010 mật độ điện thoại 12 – 15 máy trên 100 dân, trên 50% số hộ gia đình có máy điện thoại. Doanh thu ngành viễn thông 2 – 3 tỷ USD.

Đến năm 2020 mật độ điện thoại đạt được 20 – 25 máy trên 100 dân, trên 75% số hộ gia đình có máy điện thoại. Các dịch vụ viễn thông có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi bất kể ở thành phố hay các vùng xa xôi hẻo lánh.

2. Tổng cục bưu điện cũng đề ra mục tiêu từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đáp ứng các yêu cầu sau:

Công nghệ cao và băng thông rộng để hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện và đáp ứng yêu cầu với thương mại điện tử.

Có tính sẵn sàng và khả năng truy nhập cao cả về mặt kinh tế lẫn vật lý (nghĩa là người sử dụng có thể truy nhập sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia này từ bất cứ đâu với giá phải chăng, hợp lý)

Có độ an toàn cao để hỗ trợ thương mại điện tử và xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nó phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Có tính thống nhất và tương thích cao với cơ sở hạ tầng thông tin khu vực cũng như thế giới. Người sử dụng có thể dùng các dịch vụ trong nước hay quốc tế một cách dễ dàng, hay nói cách khác đó là các dịch vụ không biên giới.

Dự báo triển vọng ngành viễn thông Việt Nam

Tính đến hết năm 2008 theo thống kê của bộ TT&TT, tổng số thuê bao tại Việt Nam đạt 82.25 triệu thuê bao, tăng 100% so với năm 2007. Như vậy mật độ điện thoại trên 100 dân đã đạt 97.5 máy/100 dân. Trong đó, tính riêng MobiFone hiện có hơn 20 triệu thuê bao, số thuê bao trả trước ước chừng chiếm từ 85% đến 90% trên tổng số thuê bao. Đây là những con số hứa hẹn một thị trường tiềm năng cho các dịch vụ giá trị gia tăng. Con số trên cũng cho chúng ta thấy rằng, thị trường viễn thông Việt Nam đang dần bão hòa và xu hướng các doanh nghiệp viễn thông

sẽ dần chuyển từ cạnh tranh về giá và khuyến mại sang cạnh tranh qua việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng rõ nét.

Phát triển với tốc độ 30%/năm và với quy mô thị trường đạt 60 triệu thuê bao di động tính đến cuối năm 2008. Thị trường viễn thông di động Việt Nam được coi là một thị trường lớn và đầy tiềm năng

Hình 4.1:Biểu đồ tăng trưởng thuê bao

(Nguồn:Phòng R$D – Công ty cổ phần truyền thông VMG)

Với quy mô và tốc độ phát triển nhanh như hiện nay thì thị trường di động Việt Nam được coi là rất tiềm năng cho các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm.

Các nhà khai thác mạng đang nỗ lực đưa ra các dịch vụ mới trên nền SMS nhằm khai thác mạnh hơn thị trường dịch vụ giá trị gia tăng cũng như nhằm tạo dựng niềm tin đối với khách hàng thông qua các dịch vụ tiện ích.

Với 8 nhà khai thác dịch vụ thông tin di dộng và chuẩn bị xuất hiện thêm các nhà khai thác mới khi kinh tế hội nhập như hiện nay làm cho thị trường viễn thông càng trở nên sôi động. Do đó, đi trước trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú và chuyên nghiệp tới khách hàng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các nhà khai thác mạng cũng như các nhà cung cấp nội dung.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TIN NHẮN SMS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VMG (Trang 42 -43 )

×