Hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng cán bộ công chức a Về công tác quy hoạch CBCC

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác đào tào, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 33 - 34)

- CBCC là người dân tộc ít người:

2.3.2. Hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng cán bộ công chức a Về công tác quy hoạch CBCC

a. Về công tác quy hoạch CBCC

Để làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện tại UBND huyện Sa Pa, cấp chính quyền cần chú trọng vào mấy vấn đề sau:

Quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và phương hướng vận động phát triển của từng địa phương để dự báo nhu cầu cán bộ (số lượng, cơ cấu, năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ…) Đáp ứng được nhiệm vụ những năm trước mắt và những năm tiếp theo, đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ, tính khả thi và hiệu quả trong quy hoạch.

b.Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Cần có chính sách về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước. Nâng cao khả năng thực hành quản lý hành chính, năng lực vận dụng, kỹ năng điều hành công vụ. Đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC của huyện là vấn đề rất quan trọng không chỉ cho mục tiêu cải cách hành chính mà còn cần cho sự phát triển liên tục của Hội. Giải pháp này cần thực hiện đồng bộ theo hướng sau:

Tổng điều tra về trình độ kiến thức của CBCC của huyện, nội dung điều tra gồm các tiêu chí sau: Học vấn chuyên môn ngiệp vụ, lý luận chính tri, kiến thức quản lý hành chính, quản lý nhà nước tin học…

Từ kết quả cuộc điều tra, nghiêm túc xây dựng kế hoạch xử lý kết quả tổng điều tra: Miễn nhiệm cán bộ công chức không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn theo quy định, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cán bộ quản lý nhà nước, lý luận chính trị, kỹ thuật tin học cho những người chưa đạt yêu cầu; xây dựng chương trình với nội dung thiết thực, mở lớp tại huyện để đào tạo bồi dưỡng cho các CBCC chủ chốt.

Đổi mới tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng được đội ngũ giảng viên, hình thành đội ngũ giảng viên quản lý nhà nước đủ về số lượng được đào tạo cơ bản về chuyên môn, năng lực sư phạm và kiến thức, kinh phí thực tiễn.

Giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho các cơ sở đào tạo, giao cho trung tâm bồi dưỡng chính trị đào tạo ở cả ba khối: Đảng, đoàn thể, và quản lý nhà nước.

Không nên đặt ra các khoản đóng góp đối với học viện. Nguồn kinh phí do nhà nước tài trợ và ngân sách huyện phụ cấp một phần để giải quyết khó khăn về kinh tế cũng là một trong những động lực thu hút cán bộ - công chức huyện đi học để nâng cao chuyên môn ngiệp vụ.

Thay vì xác định mục tiêu cho đào tạo, giờ đây chúng ta nên xác định đào tạo cho các mục tiêu: Đào tạo hành chính nhà nước cho mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, đào tạo quản lý cho mục tiêu quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác đào tào, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w