Vấn đề đánh giá công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác đào tào, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 38 - 39)

- CBCC là người dân tộc ít người:

c. Vấn đề tuyển dụng, sử dụng CBCC

2.3.8. Vấn đề đánh giá công tác đào tạo

Hiện nay, Phòng Nội vụ chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo mà chưa thực sự quan tâm tới việc đánh giá chương trình cũng như quá trình tổ chức thực hiện của công tác này. Mặt khác, việc đánh giá hiệu quả đào tạo củ Phòng chỉ dựa trên những tiêu chí chung chung chưa cho thấy được các mảng như: khung nội dung chương trình, chất lượng giáo viên, tiến độ học tập của khóa học, khuyết điểm để giải quyết cũng như chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá học viên sau mỗi khóa học. Vì vậy, giải pháp được đưa ra là:

Tiến hành xây dựng bảng tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo, quá trình thực hiện cũng như kết quả của công tác đào tạo cho phù hợp. Phòng Nội vụ cần giao cho bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm trước những tiêu chí đưa ra.

Cần phải thực hiện công tác đánh giá ngay sau mỗi khóa đào tạo với yêu cầu cụ thể, rõ ràng có như vậy mới đánh giá được hiệu quả của công tác đào tạo cũng như năng lực của học viên sau mỗi khóa đào tạo.

Phân tích kết quả đào tạo qua việc nghiên cứu các thái độ, hành vi của người CBCC, viên chức và khả năng hỗ trợ công việc của người khác. Cán bộ đào tạo có thể quan sát trực tiếp học viên hoặc cũng có thể hỏi người quản lý trực tiếp nhưng phải kín đáo, tế nhị.

Có thể hỏi trực tiếp người được đào tạo để họ tự đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình tăng lên được bao nhiêu sau khóa học.

Đánh giá chương trình, quá trình tổ chức thực hiện cũng như kết quả của công tác đào tạo cần tiến hành theo kế hoạch, áp dụng những tiến bộ khoa học và những phương pháp khác nhau, cần tiến hành để thấy được kết quả đối với từng cá nhân và tổ chức.

Tuy các giải pháp trên có thể chưa thực sự đầy đủ, nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu của huyện là phải xây dựng cho kỳ được đội ngũ cán bộ - công chức đảm bảo có chất lượng đê điều hành nền hành chính hiêu quả. Khắc phục cho được tình trạng yếu kém, trì trệ. Với tất cả những gì nêu trên em hi vọng rằng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức huyện Sa Pa ngày càng được nâng cao để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đây là cơ sở là tiền đề để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong cơ quan nhà nước nói chung cũng như trong địa bàn huyện Sa Pa nói riêng.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác đào tào, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w