4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty CP
2.3.4.2 Kế toán TSCĐ
Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Tài khoản sử dụng:
- TK 211: TSCĐ hữu hình. - TK 213: TSCĐ vô hình. - TK 214: Hao mòn TSCĐ. Hạch toán chi tiết.
- Sổ chi tiết TSCĐ. - Thẻ TSCĐ.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tổng hợp Hạch toán tổng hợp. Sơ đồ 2.8 Hạch toán tổng hợp TSCĐ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, căn cứ vào số liệu trong các chứng từ đó kế toán TSCĐ phản ánh vào thẻ TSCĐ, sổ nhật ký chung…. Sau có căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các tài khoản liên quan ( TK 211, TK 214,..).Cuối tháng, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu đúng số liệu trên sổ cái và sổ TSCĐ, số liệu đó được dùng để lập Báo cáo tài chính.
GVHD: thạc sĩ Mai Vân Anh 35 Sinh viên: Đặng Thị Thúy Nga
Chứng từ gốc (Hóa đơn GTGT…)
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 211, TK214
Báo cáo tài chính
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TK 211,
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ GIANG SƠN
3.1 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP SXTMDV Giang Sơn
Ưu điểm:
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có nề nếp, việc phân công lao động tương đối hoàn chỉnh phù hợp với khả năng của nhân viên trong phòng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình trong công tác, nắm vững chuyên môn, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Do đó bộ máy kế toán của Công ty dù có nhiều đơn đặt hàng cũng sắp xếp công việc và hạch toán đúng thời gian, vận dụng linh hoạt sáng tạo các chế độ chính sách của Bộ Tài chính ban hành
Nhược điểm
- Cán bộ công nhân viên trong công ty chỉ chuyên sâu và nhiệm vụ được giao nên chưa luân chuyển được công việc của từng người cho nhau điều này gây khó khăn trong công việc khi có nguời đi vắng. Phần do người đi vắng đảm nhiệm khó có thể giao cho người cùng trong phòng kế toán. Khi đó công việc sẽ không tiến hành kịp thời.
3.2 Đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP SXTMDV Giang Sơn
Tổ chức công tác doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, ngoài việc tuân thủ các nguyên tác chung của ngành kế toán thì còn phải tuân thủ và điểu chỉnh cho phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán không chỉ đơn thuần là tổ chức một bộ máy quản lý của doanh nghiệp mà nó còn là cả một nghệ thuật ứng dụng để tổ chức đảm bảo được tính kinh hoạt , hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Công ty thực hiện tốt việc vận dụng, các chính sách, chế độ kế toán được quy định, các quy tắc và chuẩn mực kế toán luôn được kế toán thực hiện đúng và đầy đủ. Kế toán luôn luôn cập nhật các văn bản mới của Pháp luật về kế toán, kiểm toán và chính sách thuế khóa.
- Về chứng từ kế toán:
+Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được lập chứng từ kế toán một cách rõ ràng đầy đủ, kịp thời và chính xác nội dung theo quy định về chế độ của kế toán.
+Công tác lập chứng từ và luân chuyển chứng từ hợp lý, nhanh chóng. Các chứng từ đều rõ ràng và theo đúng quy định hiện hành tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu.
- Việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ luôn được kế toán bảo quản cẩn thận và khoa học.
- Về mã hóa chi tiết các tài khoản:Phần mềm kế toán thực hiện mã hóa chi tiết các tài khoản : TK 111, TK 112, TK 511, TK 632,... giúp cho việc hạch toán được chi tiết hơn. Khi tìm, xem, in sổ sách kế toán người sử dụng có thể "lọc" theo cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.
- Việc kiểm tra kế toán được áp dụng hàng ngày, hàng giờ và định kỳ nên sự sai sót trọng yếu trong công tác kế toán ít xảy ra.
- Hiện nay tất cả các công việc kế toán đều được làm trên phần mềm kế toán nên khối lượng công việc của kế toán được giảm bớt rất nhiều và thông tin nếu có sai sót cũng dễ dàng tìm kiếm và sửa chữa kịp thời.
- Mặt khác việc áp dụng phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã tạo điều kiện cho việc phản ánh ghi chép thường xuyên sự biến động hàng ngày, hàng giờ của hàng hóa không phụ thuộc vào kết quả
kiểm kê, việc tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT đầu ra phải nộp đơn giản hơn.
- Về kế toán thanh toán với khách hàng: Công ty đã phản ánh chi tiết từng công nợ khách hàng trên Sổ theo dõi công nợ và sổ chi tiết công nợ của khách hàng tài khoản 131. Việc này giúp ích cho kế toán có thể nhanh chóng tính toán để tập hợp số liệu phục vụ cho việc quản lý và theo dõi thường xuyên tình hình thanh toán của khách hàng; từ đó Công ty có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng không để tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu, khiến cho vòng tuần hoàn vốn được nhanh chóng, tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng.
- Công tác xác định kết quả kinh doanh của Công ty đơn giản, khoa học, hợp lý đảm bảo phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, tổng kết tính toán được kết quả kinh doanh toàn Công ty.
Nhược điểm
- Bộ phận kế toán đặt tại 2 nơi: Hà Nội và Lạng Sơn nên việc nắm bắt tình hình hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn, nhất là việc lưu chuyển chứng từ không được kế toán dưới HN nắm bắt và xử lý kịp thời. Nhiều khi sự việc xảy ra mấy hôm rồi, kế toán dưới HN mới phát hiện ra sai sót và thông báo lại trên Lạng Sơn để xử lý. Chứng từ của công ty thường được chuyển từ trên Lạng Sơn xuống Hà Nội để kế toán dưới Hà Nội hạch toán bằng đường ô tô. Như thế rủi ro về thất lạc chứng từ là rất lớn.
- Chứng từ kế toán: Trên phiếu nhập kho không ghi căn cứ nguồn quyết định nào nên không có căn cứ để kiểm tra sai sót
- Tổ chức quản lý hàng tồn kho
+ Việc tổ chức quản lý hàng tồn kho trong Công ty còn gặp một số hạn chế như: Tại một số thời điểm, có sự chênh lệch về lượng hàng trong kho giữa sổ kế toán với thực tế lượng hàng còn trong kho. Điều này xảy ra bởi rất
nhiều nguyên nhân như: Khi đã bán hàng cho khách hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán, số hàng này được xem là xuất kho và kế toán đã hạch toán trên phần mềm kế toán. Tuy nhiên, khách hàng không có kho lưu trữ nên chưa lấy hết hàng về,
+ Khi hàng đã thực tế xuất bán nhưng kế toán vì một số lý do nào đó chưa tiến hành cập nhật dữ liệu vào phần mềm cũng là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch thời điểm.
+ Khi hàng mua về xuất bán thẳng không qua kho, các chứng từ kế toán bị chậm trễ, kế toán không hạch toán kịp thời cũng là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch này.
+ Cũng có những trường hợp Công ty xuất bán cho các khách lẻ mà các khách hàng này là cá nhân không cần đến hoá dơn nên công ty đã không xuất.
+Đây là một số những nguyên nhân gây ra sự khó khăn cho việc quản lý hàng tồn kho của Công ty, từ đó dẫn đến một số quyết định sai lầm đã làm tăng lượng hàng tồn kho của một số mã hàng trong một thời gian dài, làm tăng chi phí lưu kho, bên cạnh đó, một số mặt hàng có những lúc trong kho không còn nhưng do quá trình luân chuyển chứng từ khiến công tác hạch toán chậm trễ, làm giảm doanh số bán hàng của Công ty.
- Về phần mềm kế toán
+Phần mềm kế toán Misa mà Công ty đang sử dụng đã giúp giảm bớt rất nhiều khối lượng công việc kế toán và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lưu trữ thông tin kế toán, dễ dàng hơn cho quản lý thông tin. Nhưng do chương trình còn thiếu và có vài tính năng chưa phù hợp nên đã dẫn đến một số khó khăn trong công tác hạch toán.
+Về phần tính lương cho nhân viên: Phần mềm Missa mặc định các tính lương cho nhân viên theo bậc lương như cách tính lương trong các cơ
quan Nhà Nước, dẫn đến việc kế toán phải theo dõi phần tính lương và thanh toán lương nhân viên tững tháng ra Exel, nên có thể dẫn đến những sai sót.
+Về phần ghi tăng tài sản: Việc ghi nhận Tài sản mua mới hay mua cũ mà mới đưa vào sử dụng thì giao diện khi khai báo trong danh mục còn nhiều mục như: năm đưa vào sử dung, thời gian mua tài sản, xuất sứ... mà khi kế toán nhập liệu vào có thể bị sai, việc quản lý còn nhiều khó khăn.
+Do giao diện của phần mềm Misa chi tiết các danh mục lên khi mở phần mềm khởi động lâu, ảnh hưởng đến việc cung cấp các thông tin tài không được chính kịp thời.
+Việc ứng dụng phần mềm kế toán đó hỗ trợ rất nhiều cho công tác hạch toán kế toán tại Công ty, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định dẫn đến hiệu quả của công tác kế toán chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
- Về kế Kế toán không thực hiện phân bổ CPBH, CPQLDN cho từng loại hàng hóa điều này dẫn đến tình trạng không theo dõi được tình hình lãi, lỗ với từng loại hàng từ đó không có kế hoạch đúng đắn cho việc thúc đẩy loại hàng hóa nào nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
+Về chi phí thuế TNDN: Công ty thực hiện việc tạm tính chi phí thuế TNDN quý vào tháng cuối cùng của quý. Việc hạch toán như vậy gây ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty, dẫn đến so với mặt bằng trung lợi nhuận sau thuế của các tháng thì tháng cuối cùng của quý có có lợi nhuận sau thuế là thấp nhất.
Trong quá trình tìm hiểu tổng quan về Công ty CP SXTMDV Giang Sơn, em nhận thấy rằng chỉ dựa vào những kiến thức mà mình đã học trong sách vở là chưa đủ, bởi vậy đây chính là thời gian thử nghiệm tốt giúp em có thêm những kiến thức thực tế về kế toán.
Mặt khác quá trình thực tập đã giúp em có cái nhìn tổng quan và khả năng vận dụng những lý thuyết và thực tế đã trở lên có hiệu quả. Quá trình tìm hiểu về công ty có hạn, nhưng nó rất quan trọng đối với em, em sẽ tìm hiểu sâu hơn công tác kế toán của Công ty trong quá làm báo cáo thực tập.
Quá trình tìm hiểu tổng quan về công ty có hạn, khả năng tổng hợp thông tin còn yếu kém, nên trong bài còn nhiều lỗi thiếu sót xảy ra. Em rất mong được sự chỉ bảo của Cô giáo để em được tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.!
Ngày tháng 08 năm 2014
Sinh viên thực tập
Đặng Thị Thúy Nga