Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 50 - 53)

- Đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại, cải tiến chính sách thị trường để có thể cạnh tranh được với thị trường,.

- Chính phủ nên hỗ trợ và cung cấp thông tin về thị trường nhất là về thị trường xuất khẩu đồ mộc.

- Mở các hội chợ, triển lãm để thu hút khách đến thăm quan, từ đó tìm kiếm khách hàng, đầu ra, thị trường cho các sản phẩm.

- Thông qua các tổ chức giới thiệu sản phẩm ra quốc tế để tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

- Thiết kế sáng tạo ra các hoa văn, họa tiết, đường nét độc đáo trên các sản phẩm nhằm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các vùng khác và các sản phẩm thay thế khác.

KẾT LUẬN

Như vậy phát triển kinh doanh làng nghề Chàng Sơn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của huyện Thạch Thất cũng như thành phố Hà Nội trong những năm qua. Những nội dung được trình bày trong Đề tài mong muốn bước đầu tổng kết những vấn đề lý luận, kinh nghiệm phát triển kinh doanh của một địa phương, gắn liền với mô hình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong mối quan hệ gắn kết với khu vực cả nước và thị trường thế giới.

Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề, phát triển kinh doanh sản phẩm của làng nghề từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề Chàng Sơn về các hoạt động sản xuất, phân phối, hoạt động xuất nhập khẩu của các cơ sở trên địa bàn xã, công tác quản lý nhà nước về kinh doanh; từ đó rút ra những đánh giá chung về thành công và hạn chế trong phát triển kinh doanh sản phẩm của làng nghề Chàng Sơn thời kỳ vừa qua và trong tương lai.

- Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh sản phẩm làng nghề, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp dự báo định tính phỏng vấn các chuyên gia.

- Đưa ra quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, định hướng phát triển kinh doanh sản phẩm của làng nghề.

- Đề xuất một hệ thống các giải pháp, đề xuất với doanh nghiệp, cơ quan quản lý ở địa phương. Với những vấn đề nghiên cứu trong đề tài, nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm phát triển kinh doanh làng nghề từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết cần khắc phục, do những hạn chế về tiếp cận dữ liệu thống kê cũng như năng lực của nhóm nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài nhóm nghiên cứu kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học để vấn đề này được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 50 - 53)