Tình hình phát triển và hoạt động sản xuất của làng nghề

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 29 - 30)

Theo UBND xã Chàng Sơn, xã này hiện có 55 DN và hơn 1.300 hộ dân tham gia sản xuất, chế biến gỗ. Trong đó, đã có 2 DN đang trực tiếp đầu tư tại Lào. Sản phẩm của làng nghề Chàng Sơn có thể sản xuất dưới hai hình thức là tự sản xuất hoặc làm theo đơn đặt hàng. Do các sản phẩm chủ yếu là : các đồ dùng gia dụng, hoành phi câu đối, đồ nội thất... cung tương đối ổn định còn cầu mang tính chất mùa vụ. Tuy vậy giá sản phẩm trên thị trường khá ổn định phân theo từng chủng loại sản phẩm. Đặc biệt cạnh tranh trên thị trường này khá gay gắt vì không chỉ có Chàng Sơn mà ở huyện Thạch Thất, miền Bắc và cả nước khá nhiều nơi sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm mộc của Chàng Sơn đã vươn xa thêm một bước không chỉ về mặt giá trị mà lớn hơn đó là sản phẩm đại diện cho tinh hoa của một miền quê được bạn bè quốc tế biết đến. Tuy nhiên cũng như các làng nghề khác, Chàng Sơn đang

phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên vật liệu tăng, ô nhiễm môi trường, thiếu vốn, nhất là khan hiếm lao động có tay nghề cao…Trước thực trạng này, chính quyền và người dân nơi đây đã tập trung thực thi nhiều giải pháp để giảm bớt những ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Các hộ sản xuất kinh doanh tập trung vào những mặt hàng gia dụng truyền thống, làm theo đơn đặt hàng. Với vấn đề ô nhiễm môi trường, UBND xã thống kê các hộ sản xuất cấp chính quyền ở địa phương. Việc đào tạo lực lượng trẻ có tay nghề cao được thực hiện bằng cách khơi gợi cội nguồn, mời gọi các nghệ nhân đã thành danh đang sinh sống ở địa phương khác về mở lớp truyền nghề tại cụm công nghiệp...

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 29 - 30)