Thực trạng hạ tầng, mặt bằng làng nghề

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 35 - 37)

Xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Tây) có tới 90% số hộ làm nghề chế biến gỗ. Cụm công nghiệp làng nghề Chàng Sơn quy hoạch với gần 11.000 m2, nhưng diện tích này chỉ đáp ứng được nhu cầu nhà xưởng cho 20% số hộ sản xuất. Có tới 80% cơ sở chế biến gỗ vẫn đang phải loay hoay, tận dụng cả nơi ở để sản xuất với điều kiện hết sức chật hẹp, gây ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, đời sống của người dân. Ăn ở, sản xuất cùng một nơi.

Theo ông Chu Thế Huấn - Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn, năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế suy thoái nhưng một số DN trên địa bàn vẫn nhận được những hợp đồng lớn và họ đã chia sẻ công việc cho những hộ nhỏ hơn trong làng. Nghề chế biến gỗ đem lại việc làm, thu nhập cho hơn 4.000 lao động địa phương và nhiều lao động đến từ địa bàn khác.

Tuy nhiên, điều bức xúc nhất của các cơ sở chế biến gỗ hiện nay là mặt bằng sản xuất quá chật chội. Hiện có tới 80% cơ sở sản xuất phải hoạt động trong

điều kiện đất đai quá eo hẹp không thể phát triển, mở rộng sản xuất. Trên địa bàn, có những hộ chỉ có vỏn vẹn 50m2 cho xưởng gỗ, hộ nào rộng thì cũng chỉ có khoảng 200 - 300m2. Vì thiếu đất nên hầu hết các hộ phải sử dụng chính nơi ở của mình để làm nơi sản xuất, có hộ phải thuê mặt bằng nhà hàng xóm nhưng không phải cứ có tiền là thuê được đất vì những hộ bên cạnh họ cũng phải làm nghề.

Những vụ mùa cao điểm, hai bên đường, trước cổng trường, trạm y tế xã đều được tận dụng biến thành nơi tập kết nguồn nguyên vật liệu tre, gỗ… Lề đường cũng được làm nơi kê máy để sản xuất. Cuộc sống của người dân Chàng Sơn bị ảnh hưởng từng ngày vì ô nhiễm bụi gỗ, tiếng ồn, mùi gỗ ngâm, sơn, nước thải sản xuất…

Ông Nguyễn Khương Được, chủ cơ sở sản xuất bàn ghế, sập gụ, tủ chè Khương Được, thôn 2, xã Chàng Sơn than thở: "Nhà tôi có hai cơ sở sản xuất nhưng cũng chỉ có 200m². Với diện tích này, tôi chỉ thuê được 10 công nhân, mỗi tháng trung bình làm ra được 10 sản phẩm. Chưa kể phải sống chung với nơi sản xuất nên ô nhiễm lắm. Nhà tôi lúc nào cũng bám đầy bụi gỗ, tiếng máy rít lên suốt ngày nghe đinh tai nhức óc".

Để giải quyết vấn đề thiếu đất, UBND xã Chàng Sơn đã nhiều lần lập quy hoạch khu sản xuất tập trung. Nhưng theo UBND xã Chàng Sơn, năm 2006, xã đã làm quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 14ha nhưng sau đó bị "vỡ" bởi trục kinh tế Bắc - Nam đi qua. Đầu năm 2010, xã đã chọn 20,63ha khu vực Đồng Màu để xây dựng cụm công nghiệp làng nghề nhưng cuối năm, diện tích này đã bị thu hồi làm dự án an ninh quốc phòng. Việc quy hoạch xong bị phá vỡ vừa tốn kém, vừa gây mất lòng tin trong nhân dân.

Hiện khu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Đồng Kếp, Đồng Màu được đưa vào sử dụng với diện tích 11.000m2 cho khoảng 360 hộ thuê nhưng chẳng "nhằm nhò" gì so với nhu cầu thực tế của các hộ dân. Người dân nơi đây từng ngày đỏ mắt chờ quy hoạch mở rộng. Tuy nhiên, tình hình mãi không được cải thiện, nhiều hộ dân ở Chàng Sơn đã chọn giải pháp "tự qui

hoạch". Giá đất cao, không có đủ tiền thuê, mua đất làm lán trại, nhà xưởng, nhiều hộ đã lấp ruộng làm mặt bằng sản xuất, có những xưởng rộng hàng trăm m2.

Việc sử dụng đất cho thuê làng nghề cũng vô cùng phức tạp, sai phạm diễn ra phổ biến. Phần diện tích đất làm đường gom rộng 4m chạy dài phía sau các lô khu Đồng Màu bị các hộ dân lấn chiếm, "tuỳ hứng" xây dựng không theo quy chuẩn nào: nhà xưởng, nhà ở, nhà 2 - 3 tầng lẫn lộn, tràn lan…

Việc xây dựng lán xưởng sai quy định vẫn xảy ra, tình trạng lấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích có biểu hiện gia tăng mà chính quyền xã vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn xử lý".

Nếu công tác quản lý vẫn tiếp diễn theo kiểu để người dân tự xoay sở, mạnh ai nấy làm như hiện nay thì chưa biết bao giờ Chàng Sơn mới hết "cơn khát" mặt bằng sản xuất?

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w