Hình thức tổ chức kinh doanh, chủng loại sản phẩmcủa các làng nghề

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 31 - 35)

nghệ của các làng nghề trên địa bàn huyện thạch thất : điển hình là xã Chàng Sơn

2.2.1 Hình thức tổ chức kinh doanh, chủng loại sản phẩm của các làng nghề nghề

2.2.1.1 Quy mô về doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh

Như chúng ta đã biết, làng nghề đi lên từ sản xuất nhỏ gia đình. Với hình thức sản xuất này, mọi cá nhân trong gia đình đều được huy động vào quá trình sản xuất và quản lý. Do vốn đầu tư ít, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ nên thường sử dụng chính nhà mình làm cơ sở sản xuất kinh doanh, điều này còn có ưu điểm laftaanj dụng được hết thời gian rảnh rỗi của mọi người trong gia đình, họ vừa sản xuất vừa có thể quán xuyến việc nhà. Thông thường người chủ gia đình là người thợ giỏi nhất và kiêm thêm công việc quản lý. Tùy vào khối lượng công việc mà họ có thể thuê thêm lao động để phát triển sản xuất. ngày nay, khi nhu cầu về các sản phẩm làng nghề ngày một cao hơn thì việc sản xuất theo hộ gia đình không thể tiếp tục đáp ứng được nữa. Vì vậy mà việc liên doanh, liên kêt được đẩy mạnh, hình thành các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã, … và cao hơn là hình thành các hiệp hội để có thể tạo điều kiện cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, động thời giảm thiểu tác động đến môi trường làng nghề, từ đó phát triển sản xuất. Việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động cũng là một sự tất yếu.

Bảng 2.1: Số doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh năm 2011- 2013

2011 2012 2013

Doanh nghiệp 45 43 43

Hộ sản xuất kinh doanh

1251 1225 1113

Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Làng nghề có số lượng doanh nghiệp khá nhiều, giảm qua các năm, tuy vậy,trong những thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp e

ngại khi mở công ty. Biểu hiện, số lượng doanh nghiệp năm 2013 không tăng so với năm 2011, vẫn chỉ có 43 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ cũng như hộ gia đình tự sản xuất cũng có xu hướng giảm. Từ năm 2011 đến năm 2013 đã giảm 11,03% số hộ, tương ứng tăng giảm 138 hộ. Như vậy, việc giảm của số hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ít chịu ảnh hưởng của yếu tố khủng hoảng kinh tế.

2.2.1.2 Quy mô lao động

Trong 30 phiếu điều tra, có 26/30 phiếu cho kết quả số lượng công nhân 4-8 người, chỉ có 4/30 phiếu cho kết quả số lượng công nhân lớn hơn 30 người. Như vậy có thể đánh giá việc sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ.

Bảng 2.2: Quy mô lao động tại cơ sở điều tra năm 2011- 2013

Tổng lao động Lao động nam Lao động nữ Lao động địa phương Lao động địa phương khác 2011 4803 3963 840 1830 2973 2012 4665 3732 933 1764 2901 2013 4329 3404 925 1732 2597

Lượng tăng giảm năm 2013 so với 2011 -474 -559 85 -98 -376 Tỷ lệ tăng giảm năm 2013 s0 với 2011 -9,87 -14,1 10,12 -5,36 -12,65

Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Từ bảng số liệu ta có nhận xét: Làng nghề vẫn đang thu hút được lao động, điều đó thể hiện ở các con số lượng lao động năm 2011 là 4803 người thì đến năm 2013 đã giảm còn 4329 lao động giảm 9,87 %. Điều này lí giải khi quy mô làng nghề đang có xu hướng thu hẹp. Lao động nam chiếm tỉ trọng cao

chiếm 82,05% tương ứng 3963 lao động nam năm 2011, điều này ảnh hưởng nhiều do tính chất công việc. Điều đáng lưu ý, lượng lao động địa phương có xu hướng giảm,từ năm 2011 đến năm 2013 đã giảm 5,36% tương ứng với 98 lao động. Trong khi lao động từ địa phương khác cũng có xu hướng giảm 12,65% tương ứng với 376 lao động. Lao động địa phương khá dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ. Lao động được thuê từ địa phương khác gồm lao động phổ thông. Nguyên nhân do làng nghề có thu nhập trung bình cao hơn các địa phương khác không có nghề. Điều này cho thấy, cơ cấu lao động theo giới tính và vùng miền đều có xu hướng thay đổi, Tuy nhiên việc phát triển làng nghề mà không phát huy tối đa tiềm lực cũng như thu hút lao động địa phương thì việc sự dụng lao động vẫn còn kém hiệu quả, từ đó ảnh hưởng tới cơ cấu, quy mô cũng như chất lượng lao động.

Bảng2.3: Lương trung bình của một lao động( đơn vị: triệu đồng)

Mức lương Số phiếu Tỉ lệ(%)

2-3 21 70

3-5 7 23,33

5-7 2 6,67

Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Yếu tố lương ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô lao động, với mức lương từ 2-3 triệu đồng chiếm 70% , đó cũng là nhân tố làm quy mô lao động có sự dịch chuyển như thống kê. Song điều đáng đề cập là giá nhân công cho những lao động phổ thông và cả những thợ mới vào nghề khá thấp chỉ khoảng 70.000- 90.000 đồng một ngày công. Số tiền công này ít này làm cho việc thu hút lao động làm nghề truyền thống đang gặp không ít khó khăn cùng với việc tiếp tục mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm…

Bảng2.4: Một số sản phẩm chính của làng nghề Chàng Sơn(bộ): Sản phẩm 2011 2012 2013 Đồ da dụng 6545 5775 5500 Đồ thờ 3200 2965 2818 Đồ trang trí 1985 1886 1754 Sản phẩm khác 874 775 720

Tổng sản phẩm 12604 11401 10792 Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng: Các sản phẩm của làng nghề trong 3 năm trở lại đây đang có xu hướng giảm dần về số lượng. Đây là những ảnh hưởng chung của suy thoái toàn cầu làm cho sức tiêu thụ cũng như sức cầu về sản phẩm giảm xuống đáng kể. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là đồ da dụng. Mặc dù từ năm 2011- 2013 tổng sản phẩm có xu hướng giảm và các sản phẩm chính của làng nghề cũng theo xu hướng đó nhưng đồ da dụng luôn chiếm trên 50% tổng sản phẩm. Đồ thờ cũng giảm từ 3200 sản phẩm xuống 2818 sản phẩm, đồ trang trí giảm từ 1985 sản phẩm xuống 1754 sản phẩm. Tuy sản lượng bị giảm đi đáng kể nhưng mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm luôn được đổi mới và cách điệu theo thị hiếu của khách hàng nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống cơ bản mang đặc trưng riêng của làng nghề nơi đây.

2.2.1.3. Quy mô về vốn và sản lượng.

Bảng 2.5:Sản lượng tiêu thụ và doanh thu của làng nghề Chàng Sơn từ năm 2011 tới năm 2013:

2011 2012 2013 Vốn(trd) 79506 85031 81042 Doanh thu(trd) 198765 184850 180095 Sản lượng tiêu thụ(bộ sản phẩm) 12604 11401 10792

Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Lượng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra rất lớn có xu hướng tăng lên từ năm 2011 tới 2012 nhưng năm 2013 lại có xu hướng giảm xuống so với năm trước đó. Cùng với điều đó là sự thay đổi của doanh thu cũng không theo một quy luật biến động nào. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ lại có xu hướng giảm dần, biểu hiện ở chỗ năm 2011 sản lượng tiêu thụ là 12604 sản phẩm thì năm 2013 giảm xuống còn 10792 sản phẩm.

Bảng2.6: Hiệu quả sử dụng vốn(triệu đồng): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn

2011 198765 79506 2,5

2012 184850 85031 2,174

2013 180095 81042 2,222

Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Nói chung chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khá cao, chứng tỏ sử dụng vốn có hiệu quả. Năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn cao, 1 đồng vốn tạo ra 2,5 đồng doanh thu trong kỳ. Năm 2012, con số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn giảm đáng kể so với các năm trước, 1 đồng vốn tạo ra 2,174 đồng doanh thu. Song đến năm 2012 chỉ số trên giảm sút, một đồng vốn tạo ra được 2,222 đồng doanh thu. Mà nguyên nhân chủ yếu là do cạnh tranh gay gắt khiến chi phí sản xuất tăng lên do giá đầu vào tăng nhưng giá sản phẩm tăng chậm do cạnh tranh gay gắt trên thị trường và cầu sản phẩm không có xu hướng tăng. Trên thực tế lượng vốn tăng lên chủ yếu là vốn tự có của các chủ hộ, lượng vốn vay là không đáng kể, thậm chí do tính chất an toàn, không thích vay còn có hộ không muốn vay vốn để mở rộng sản xuất nhất là đối với các hộ nhỏ.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 31 - 35)