Thị trường đầu ra

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 42 - 44)

Các sản phẩm được sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Qua khảo sát 50% chủ cơ sở đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị nhằm sản xuất hàng chất lượng cao để xuất khẩu tới các thị trường nước ngoài cụ thể như thị trường Lào, mạng lưới tiêu thụ ngoài tỉnh cũng do doanh nghiệp tự xây dựng. Việc tiêu thụ sản phẩm nhìn chung thuận lợi.

2.2.5.1 Xúc tiến thương mại

Một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn đang tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ triển lãm và quảng bá sản phẩm bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhiều Nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề đã tự nguyện tham gia Hội Nghệ nhân, thợ giỏi huyện Thạch Thất đồng thời cũng là thành viên của hội Nghệ nhân, thợ giỏi Thành phố Hà Nội, đây là điều kiện rất tốt để tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp tục phát triển.

Trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì thương hiệu là vấn đề cốt tử đối với sự sinh tồn của một làng nghề. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà làng nghề gặp phải là tình trạng sản xuất trong làng còn phân tán, không có quy hoạch. Phần lớn người dân quen với việc “mạnh ai nấy làm”, tự làm ra sản phẩm và tự tìm mối buôn bán. Chính vì thế, cần có một hiệp hội, một tổ chức nào đứng ra đăng ký thương hiệu cho làng hy vọng sản phẩm gỗ mộc Chàng

Sơn sẽ có thương hiệu riêng.

2.2.5.2 Nơi tiêu thụ các sản phẩm

Bảng2.7:cơ cấu tiêu thụ sản phẩm xã Chàng sơn

Thị trường tiêu thụ Trong nước Ngoài nước

Tỷ trọng 89% 11%

Số cơ sở sản xuất hoạt động

Toàn bộ 6 doanh nghiệp

Nguồn: Số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Thị trường tiêu thụ chính là thị trường trong nước trong đó tập trung ở các tỉnh thành phía Bắc. Cả nước không chỉ có Chàng Sơn là làng nghề gỗ thủ công mỹ nghệ, nhưng khả năng chiếm lĩnh tới gần 50% thị trường miền Bắc đã khẳng định sức cạnh tranh cao về chất lượng, mẫu mã, khâu phân phối tiêu thụ của các sản phẩmcủa làng. Giá trị xuất khẩu qua các 3 năm 2011 đến 2013 ít biến động và không tăng với một số thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Lào.

Thực trạng sản lượng sản phẩm xuất khẩu hiện nay đang bị chững lại do nhu cầu thị trường ngoài nước được tiếp cận còn thấp và cạnh tranh rất gay gắt. So với giai đoạn trước đổi mới thì cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã giảm mạnh. Thực tế làng nghề đã đưa sản phẩm tới nhiều quốc gia như trên song do không được biết đến nên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chưa cao. Ngoài ra để xuất khẩu được sản phẩm thì không chỉ cần đáp ứng yêu cầu về chất lượng phải tốt mà số lượng, khâu vận chuyển và thời gian giao hàng cũng cần phải được đảm bảo.

Các mặt hàng sản xuất gỗ truyền thống do đặc trưng của dòng sản phẩm có hoa văn Á đông, nên chủ yếu được tiêu thụ trong nước và một số nước trong khu vực dẫn đến thị trường bị bó hẹp, sức tiêu thụ thấp. Chưa kể thị trường tiêu thụ trong nước cũng có những cái khó do suy thoái kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu, chính là một trong những nguyên nhân khiến các mặt hàng gỗ tại các làng nghề bị đình trệ.

Thị trường tiêu thụ không chỉ trong các vùng lân cận làng nghề mà sản phẩm của làng nghề còn xuất hiện tại nhiều vùng ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Bình...Bên cạnh đó nó còn xuất hiện tại các nước khác như Lào và Trung Quốc...

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TẠI LÀNG NGHỀ CHÀNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w