Nhân đoạn gen mang đột biến A3243G

Một phần của tài liệu Phát hiện một loại đột biến gen ty thể ở người Việt Nam bằng kỹ thuật PCR-RFLP (Trang 56 - 57)

Nhằm tìm hiểu sự liên quan giữa đột biến mất đoạn 9 bp với đột biến A3243G của hội chứng MELAS, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc sự có mặt của đột biến này ở 72 bệnh nhân mà chúng tôi chọn điều tra đột biến mất đoạn 9 bp và đột biến A8344G nêu trên.

Đột biến thay thế A thành G ở vị trí 3243 làm xuất hiện trình tự nhận biết của enzyme HaeIII (AGCC → GGCC). Chúng tôi đã áp dụng phương pháp PCR-RFLP như được nêu trong nghiên cứu của Trịnh Lê Phương và tập thể [3].

Cặp mồi đặc hiệu trên (MtFw và MtRv) chứa hai vị trí nhận biết của enzyme

HaeIII và ở mồi xuôi 3149C được thay bằng 3149T còn ở mồi ngược 3318G được

thay bằng 3318A (so với trình tự gốc). Với cách thiết kế như trên, cặp mồi đã loại bỏ hai trình tự nhận biết của HeaIII trong sản phẩm PCR. Vì vậy, chỉ những đoạn DNA chứa đột biến mới có vị trí nhận biết của enzyme HaeIII và bị cắt thành hai

đoạn mới, còn đoạn DNA không chứa đột biến thì không có vị trí nhận biết của enzyme HaeIII nên không bị cắt và giữ nguyên kích thước ban đầu. Theo tính toán lý thuyết, PCR với cặp mồi thiết kế chúng tôi nhân bản được đoạn DNA từ vị trí 3134 đến vị trí 3331, kích thước 198 bp.

Chúng tôi sử dụng chế phẩm DNA tổng số tách từ mẫu máu của các bệnh nhân cho PCR. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 2% ở hình 20 cho thấy sản phẩm PCR từ các mẫu DNA tổng số tách từ máu của các bệnh nhân đều cho một băng DNA duy nhất có kích thước như tính toán lý thuyết là 198bp. Trong khi đó, sản phẩm PCR của mẫu không có DNA không cho băng DNA nào cả.

198bp

1 2 3 4 5 6 7 8

Hình 20: Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose

Đường chạy 1: Thang chuẩn DNA 100 bp, 2: Đối chứng âm (không có khuôn DNA), 3→8: Sản phẩm PCR với DNA khuôn từ một số bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Phát hiện một loại đột biến gen ty thể ở người Việt Nam bằng kỹ thuật PCR-RFLP (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)