Hoạt động kinh tế và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu (Trang 51)

A. Một số hoạt động kinh tế có mức độ nhạy cảm và tiềm năng sự cố cao

Nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy sản

Diện tích đất nông nghiệp huyện Vạn Ninh là 25.600 ha. Diện tích nuôi trồng là 929 ha với 120 ha nuôi tôm. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thống kê được trong năm 2008 là 2.500 tấn [14] .

Diện tích đất nông nghiệp thị xã Ninh Hòa là 83.600 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.000 ha. Tổng sản lượng lương thực là 77.000 tấn/năm. Tổng sản lượng thủy sản thống kê được trong năm 2008 là 270.070 tấn [14] .

Nuôi trồng thủy sản ở khu vực vịnh Vân Phong có các loại hình sau: Nuôi đìa ven bờ, nuôi lồng bè nổi trong vịnh và nuôi thả đáy như nuôi trai ngọc, nuôi ốc hương. Đã có một số dự án nuôi trồng liên doanh với nước ngoài như: Nuôi tôm Hùm, cá Mú, cá Hồng, cá Cam, rong Sụn, ốc Hương, trai Ngọc, vẹm Xanh.

Hình 3.3Nuôi tôm Hùm ở Vũng Ké trong Đầm Môn

Số lao động tham gia đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khoảng 22.900 người, trong đó lao động tham gia vào công việc đánh bắt khoảng 15.000 người. Sản lượng hàng năm tăng không đáng kể do phương tiện đánh bắt nhỏ, ven bờ và nguồn tài nguyên có hạn. Nhìn chung, nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy sản vẫn là ngành truyền thống mang lại thu nhập chính cho cộng đồng địa phương [13].

Hoạt động công nghiệp, cảng biển, dịch vụ và hậu cần cảng biển

Hoạt động công nghiệp và hoạt động cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển mới chỉ bắt đầu ở khu vực vịnh Vân Phong trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Một số cơ sở công nghiệp, nhà máy hiện đang hoạt động trên địa bàn như [13]:

Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Huyndai – Vinashin: diện tích

177 ha đất và 100 ha mặt nước vịnh tiếp giáp với tổng vốn đầu tư 149,99 triệu USD, hoạt động từ năm 1999;

Xí nghiệp xi măng Hòn Khói: hiện sản xuất 25.000 tấn/năm phục vụ cho

nhu cầu xi măng trong tỉnh Khánh Hòa;

Xí nghiệp khai thác và tuyển rửa cát ở Đầm Môn: trữ lượng gần 120 triệu

tấn cát nguyên liệu.

Tính đến 31/12/2010, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 101 dự án, với tổng số vốn đầu tư khoảng 15,86 tỷ USD. Trong đó có 16 dự án đã bắt đầu được triển khai và đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư 31,6 triệu USD và 225 tỷ VNĐ. Các dự án của ngành dầu khí như: Dự án Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, dự án Tổ hợp lọc hóa dầu nam Vân Phong và dự án Khu dịch vụ hậu cần kỹ thuật dầu khí đã được phê duyệt hoặc đang được đầu tư xây dựng. Hiện trạng các dự án như sau [13]:

Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong: ở đảo Mỹ Giang có diện tích

56,273 ha, các hạng mục chính: 29 bể chứa với tổng dung tích 1.000.000 m3, chứa xăng, dầu Diesel, dầu Mazut và 04 cầu cảng có thể tiếp nhận các tàu dầu trọng tải lớn đến 150.000 DWT và cầu cảng công vụ 1.000 DWT đã đi vào hoạt động.

Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong: vốn đầu tư 4,5 tỷ USD, công suất

khoảng 8 triệu tấn/năm, diện tích 121 ha đất liền và 144 ha mặt nước liền kề xã Ninh Thủy đã được phê duyệt.

Hoạt động chuyển tải dầu trong vịnh Vân Phong (cảng xăng dầu không bến): phục vụ các tàu dầu cỡ lớn neo đậu sang mạn, chuyển tải dầu sang các tàu nhỏ. Theo số liệu của Đồn Biên phòng 384 từ năm 2002 đến năm 2009 có 55 chuyến tàu lớn, 415 chuyến tàu nhỏ đến lấy dầu với trên 4 tỷ tấn dầu đã được sang

mạn. Năm đầu tiên hoạt động (năm 2002) đã nộp ngân sách tỉnh Khánh Hòa với tiền thuế đạt 486 tỷ VNĐ.

Dự án căn cứ dịch vụ Công nghiệp Dầu khí Vân Phong: vốn đầu tư 26.000 tỷ VNĐ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, kế hoạch đến năm 2017 hoàn thành. Mục đích phục vụ hậu cần cho ngành khai thác và chế biến dầu khí, bao gồm các hạng mục đầu tư xây dựng khu cảng, căn cứ dịch vụ dầu khí, khu đóng mới giàn khoan và phương tiện nổi, khu kho cảng đầu mối xăng dầu, khí ga hóa lỏng và các hóa chất cho ngành dầu khí.

Hình 3.4Tàu Kuwait 82.000 tấn đang sang mạn dầu trên vịnh Vân Phong

(Ảnh: Đồn Biên phòng 384)

Hoạt động cảng biển trong vịnh Vân Phong hiện nay chỉ có một số cảng nhỏ phục vụ các hoạt động kinh tế chủ yếu mang tính địa phương như sau:

Bảng 3.1 Các bến cảng đã và đang xây dựng trong khu vực vịnh Vân Phong [13]

STT Tên cảng, vị trí Tàu có thể cập cảng Hiện trạng 1. Cảng Phú Hội ở Vạn Ninh 10 tấn 100 chiếc/ngày

2. Cảng Chào Tai ở Vạn Giã 8 tấn 80 chiếc/ngày

3. Cảng Vạn Lương ở Đầm Môn 8 tấn 50 chiếc/ngày 4. Cảng Mỹ Giang ở Mỹ Giang,

Ninh Phước, Ninh Hòa

- Neo đậu tàu cá

STT Tên cảng, vị trí Tàu có thể cập cảng Hiện trạng 6. Cảng phân phối xi măng Nghi

Sơn - Khánh Hòa

chuyên dùng nhập xi măng từ tàu biển

Đang xây dựng

7. Cảng trung chuyển công-tơ-nơ quốc tế ở Đầm Môn

bốc dỡ 1,0 triệu TEUs (giai đoạn 1)

Đang xây dựng

Hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng

Du lịch sinh thái biển được xem là một trong thế mạnh của địa phương, nhưng hoạt động du lịch mới thực sự phát triển từ năm 2000 trở lại đây. Dịch vụ du lịch trên địa bàn hiện nay được khai thác chủ yếu ở khu Dốc Lết và Hòn Ông.

Năm 1998, Hòn Ông đón 237 lượt khách, đến năm 2000 lên 1044 lượt khách và năm 2009 là 3500 lượt khách. Năm 1996, Dốc Lết đón 49.000 lượt khách, đến năm 2000 lượng khách tăng lên 140.000 lượt.

Hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, đầu tư vào dịch vụ du lịch còn ở quy mô nhỏ. Các khu vực du lịch đang được đầu tư có tổng diện tích 180.000 ha với các làng du lịch: Hòn Bịp, Hòn Gốm, Hòn Nưa, Dốc Lết [47].

Đô thị

Trong khu vực chỉ có một số đô thị nhỏ đang được quy hoạch phát triển, diện tích hiện tại như sau: Thị trấn Vạn Giã là 203 ha, Thị xã Ninh Hòa là 294 ha, Cụm đô thị mới Ninh Thủy - Ninh Phước - Dốc Lết là 250 ha, Cụm đô thị Tu Bông - Đầm Môn - Đại Lãnh là 50 ha [13].

B. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Khu kinh tế Vân Phong là một trong 15 khu kinh tế ven biển được phê duyệt với diện tích 150.000 ha, trong đó có 80.000 ha mặt biển và 70.000 ha đất liền. Khu kinh tế Vân Phong gồm có hai khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan. Quy hoạch các khu chức năng trong đó như sau [13] [47]:

Khu phi thuế quan bao gồm: Cảng trung chuyển công-tơ-nơ quốc tế, khu trung tâm dịch vụ tổng hợp (hậu cần cảng, dịch vụ thương mại - tài chính), trong đó:

Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong: Quy hoạch đến năm 2020 mở rộng ra bờ bắc và tiếp tục phát triển ở khu vực phía Đông Đầm Môn với diện tích 400 ha, chiều dài toàn tuyến là 5.710 m, hàng hóa lưu thông đạt 4,5 triệu TEUs. Sau năm 2020, xây dựng trong Đầm Môn với diện tích 750 ha, chiều dài toàn tuyến bến là 12.590 m, lượng hàng thông qua cảng đạt 17 triệu TEUs.

Khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm: Khu dịch vụ hậu cần cảng có

diện tích 290 ha, tiếp giáp cảng trung chuyển quốc tế ở bán đảo Hòn Gốm. Trung tâm thương mại tài chính kết hợp văn phòng - căn hộ ở và khách sạn, dịch vụ giải trí với diện tích 260 ha tại trung tâm bán đảo Hòn Gốm (từ phía Bắc núi Khải Lương đến Nam núi Cá Ông). Khu dịch vụ hỗ trợ khác với diện tích 400 ha.

Khu thuế quanbao gồm: Cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, trong đó:

Các khu cảng chính:

Khu cảng Mỹ Giang: Cảng nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashine diện tích 50 ha, cảng nhập dầu và kho của Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong 70 - 80 ha, cảng chuyên dùng của Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong 265 ha, vị trí trên đảo Mỹ Giang, vùng nước phía bắc đảo và thôn Mỹ Giang.

Khu cảng tổng hợp tỉnh Khánh Hòa (cảng Hòn Khói): Phía Tây Bắc khu Dốc Lết diện tích 5 ha, gồm có cảng tổng hợp, cảng tàu khách du lịch với công suất tối đa 0,5 triệu tấn/năm.

Cảng tàu du lịch: phía Nam Hòn Ông ở Đầm Môn với diện tích 0,5 ha, công suất khoảng 1,1 triệu khách/năm.

Các khu du lịch:

Khu du lịch nghỉ mát Tuần Lễ - Hòn Ngang từ phía Bắc mũi Hòn Ngang đến Tuần Lễ có diện tích 350 ha, khoảng 2.700 phòng khách sạn. Khu du lịch nghỉ mát Bãi cát Thắm từ núi Cá Ông đến Nam mũi Hòn Ngang có diện tích 210 ha, khoảng 1.000 phòng khách sạn. Khu du lịch ở trung tâm bán đảo Hòn Gốm diện tích 200 ha với khoảng 700 phòng khách sạn. Khu du lịch Đại Lãnh có diện tích 40 ha với khoảng 200 phòng nghỉ. Khu du lịch Dốc Lết - Mũi Du nằm ở phía Bắc và phía

Đông Dốc Lết có diện tích 150 ha với khoảng 500 phòng nghỉ. Các khu, điểm du lịch qua các địa danh: Núi Cá Ông, Hòn Đôi, núi Khải Lương, làng chài Khải Lương, mũi Hòn Chò, Hòn Khô, mũi Cột Buồm, mũi Gềnh Rồng, làng chài Ninh Đảo, Hòn Cổ, Hòn Mao, Hòn Một, Hòn Bịp, Hòn Đuốc, Hòn Tri, Hòn Vung, Hòn Mơ, Hòn Me, Hòn Dung, Hòn Kê, Hòn Săng, Hòn Đôi, Hòn Đen, Hòn Trâu Nằm.

Các khu công nghiệp:Khu công nghiệp Vạn Khánh là khu công nghiệp đa ngành có diện tích 200 ha. Khu công nghiệp Ninh Thủy là khu công nghiệp đa ngành diện tích 500 ha. Hiện tại có Nhà máy đóng tàu, cảng phân phối xi măng, nhà máy xi măng đang hoạt động.

Khu nuôi trồng thủy sản:Quy hoạch ở khu vực vịnh Bến Gỏi và vùng ven bờ, mặt nước phía Tây vịnh Vân Phong từ thôn Xuân Hoà xã Vạn Hưng đến thôn Xuân Mỹ xã Ninh Thọ. Nuôi tôm, cá lồng, nuôi ngọc trai, bảo vệ và khai thác tổ chim yến, nuôi trồng san hô để phục vụ du lịch.

Các khu dân cư đô thị: Khu đô thị phía Bắc, diện tích quy hoạch là 2.150 ha, bao gồm: Thị trấn Vạn Giã tăng từ 203 ha lên 500 ha, Khu đô thị mới phía Bắc (Tu Bông - Đầm Môn - Đại Lãnh) diện tích 1.650 ha. Khu đô thị phía Nam, diện tích quy hoạch 1.600 ha, bao gồm: Thị xã Ninh Hòa tăng từ 294 ha lên 500 ha; Khu đô thị mới phía Nam (Ninh Thủy - Ninh Phước - Dốc Lết) từ 250 ha lên 1.100 ha.

Bảng 3.2Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đô thị đến năm 2020 [13]

Hạng mục Hiện trạng

(ha)

Quy hoạch đến năm 2020 (ha) Đô thị Công nghiệp Du lịch Thương mại, tài chính Dịch vụ hậu cần cảng Cảng biển

1) Khu đô thị phía Bắc 253 2.150 200 1.200 400 150 400

- Thị trấn Vạn Giã 203 500 - - - - -

- Đô thị mới 50 1.650 1.200 400 150 400

2) Khu đô thị phía Nam

Hạng mục Hiện trạng

(ha)

Quy hoạch đến năm 2020 (ha) Đô thị Công nghiệp Du lịch Thương mại, tài chính Dịch vụ hậu cần cảng Cảng biển - Thị xã Ninh Hòa 294 500 - - - - - - Đô thị mới 250 1.100 150 150 - - 50 Tổng cộng 797 3.750 1.350 1.350 400 150 450

Hình 3.5Bản đồ quy hoạch cảng trung chuyển công-tơ-nơ quốc tế

3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực vịnh Vân Phong

3.2.1. Đa dạng hệ sinh thái

Hệ sinh thái là tập hợp của các quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà nó tồn tại, ở đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động của các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng [41] [43]. Hệ sinh thái ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, cân bằng lãnh thổ, có tiềm năng sử dụng để phát triển vùng ven biển.

Do tác động tổng hợp và đa dạng của nhiều nhân tố thành tạo (địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn và động lực biển...) khu vực vịnh Vân Phong có sự đa dạng cả về các HST trên cạn và các HST dưới nước. Các HST trên cạn đặc trưng cho vùng bán khô hạn duyên hải Nam Trung Bộ phân bố trên các đảo ven bờ, bán đảo Hòn Gốm và dải đất liền ven bờ phía Tây. Các HST thủy vực với những HST vùng triều, vùng dưới triều của một vịnh ven bờ như: HST rừng ngập mặn, HST rạn san hô, HST thảm cỏ biển và HST vùng dưới triều... Các HST này đang được khai thác sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế như: dịch vụ cảng biển, du lịch, đồng muối, đầm nuôi tôm, đất đô thị, dịch vụ.

Sự đa dạng hệ sinh thái và các mô tả sơ bộ về các HST điển hình và có nguy cơ chịu tác động của dầu tràn như sau:

A. Hệ sinh thái rừng thưa và thảm cây bụi trên núi thấp

Hệ sinh thái rừng thưa và thảm cây bụi trên núi thấp phát triển trên giá thể đá phong hóa. Phân bố chủ yếu trên các dãy núi ven bờ phía Tây và các dãy núi trên các đảo nổi trong vịnh. HST rừng thưa ở dải đất liền ven bờ phía Tây đa phần phân bố ở độ cao trên 100 m so với mực nước biển. Trên bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn và các đảo nhỏ trong vịnh, HST này phân bố ở vùng trên triều. Trong đó, đa phần diện tích Hòn Lớn được che phủ bởi các thảm cây bụi và rừng thưa, từ mép đảo lên tận đỉnh núi cao nhất trên đảo với độ cao 400 m so với mực nước biển.

Hệ động, thực vật hoang dã của HST rừng trên núi còn thiếu thông tin. Thành phần khu hệ động vật đã xác định được có một số loài chim, loài động vật gặm

nhấm, bò sát, ếch nhái với số lượng cá thể ít. Thảm thực vật tự nhiên có dạng sống chủ yếu là cây bụi và ít có giá trị kinh tế.

Nhìn chung, HST rừng thưa và thảm cây bụi trên núi thấp còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy nhất so với các HST còn lại ở khu vực vịnh Vân Phong. Các tác động của con người gần như không đáng kể, ngoại trừ một số tác động nhỏ như hoạt động kiếm củi đun của cộng đồng địa phương.

Hình 3.6HST rừng thưa và thảm cây bụi trên núi thấp

B. Hệ sinh thái cồn cát và dải cát ven bờ

Các cồn cát ven bờ ở khu vực vịnh Vân Phong hình thành có nguồn gốc tương tác gió biển, có thành phần chủ yếu là cát, các chất hữu cơ có hàm lượng thấp, nghèo dinh dưỡng. Cồn cát được đặt tên theo màu của cát, ở dải ven biển Miền Trung có 4 thế hệ như sau: Cồn cát đỏ (loại cổ nhất và ổn định nhất) - cồn cát vàng nghệ - cồn cát trắng - cồn cát vàng xám (loại trẻ nhất). Khu vực vịnh Vân Phong có hệ cồn cát trắng và cồn cát vàng xám, phân bố cùng các dải cát ven bờ trên bán đảo Hòn Gốm.

Thảm thực vật có các loài cỏ và cây bụi như: Rau muống biển, Gõ biển, Cỏ Sam, Cỏ May hay Xương rồng, Dứa gai mọc thành bụi trên cát thích nghi với điều kiện bán khô hạn, một số loài có khả năng chịu mặn. Ngoài ra, còn có các loại cây trồng như: cây Tràm, Dừa, Phi lao... Hệ động vật chỉ có một số loài gặm nhấm, bò sát ếch nhái và chim với số lượng ít. Nhìn chung, hệ động thực vật tự nhiên ở các

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu (Trang 51)