Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu (Trang 34)

A. Phương pháp điều tra tổng hợp

Hệ sinh thái là một thể tổng hợp và thống nhất của tự nhiên vì vậy điều tra tổng hợp các yếu tố cấu thành như địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, ĐDSH và hiện trạng phát triển KTXH là cần thiết. Phương pháp này được sử dụng để để thu thập các kết quả, số liệu liên quan từ các nguồn khác nhau.

Phân tích, đối chiếu liên hợp để làm rõ các hiện tượng, các thành phần từ đó tìm ra quy luật phục vụ định hướnng sử dụng, bảo vệ hợp lý lãnh thổ.

Tiến hành điều tra thực địa bổ sung thông tin hiện trạng.

B. Phương pháp thống kê

Các số liệu về ĐDSH, thành phần loài động vật, thực vật được thu thập, kế thừa, tổng hợp, thống kê từ các kết quả nghiên cứu liên quan trong vùng và số liệu điều tra thực địa bổ sung. Danh lục loài có đối chiếu, sắp xếp lại theo hệ thống các cơ sở dữ liệu của Global Species (http://globalspecies.org).

Lập bảng thống kê các thành phần sinh học cũng được sử dụng để lượng hóa mức độ nhạy cảm của các cảnh quan, của tài nguyên sinh vật và tài nguyên nhân tạo sẽ được hệ thống hóa trong mỗi cấu trúc cảnh quan.

C. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Ðược thực hiện thông qua tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý để phân loại, thu thập thông tin, đánh giá thông tin, đánh giá hiện trạng ĐDSH, phân vùng sinh thái cảnh quan.

Một số phương pháp lượng hóa tổn thất do sự cố tràn dầu đối với HST biển, lượng hóa mức độ nhạy cảm đường bờ, nhạy cảm tài nguyên cũng được sử dụng bổ trợ trong nghiên cứu.

2.2.2.Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lýA. Phương pháp bản đồ A. Phương pháp bản đồ

Phương pháp bản đồ được áp dụng để thành lập bản đồ cảnh quan để phục vụ mục đích phân tích đánh giá dữ liệu cho công tác lập bản đồ nhạy cảm với dầu tràn.

Các bản đồ phân vùng cảnh quan và bản đồ nhạy cảm với dầu tràn ở khu vực vịnh Vân Phong được lập với tỉ lệ 1:100.000.

B. Hệ thông tin địa lý (GIS)

Sử dụng hệ thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật và các hoạt động KTXH trong vùng.

Thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ phân vùng sinh thái cảnh quan và bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn.

2.2.3.Phương pháp đánh giá nhạy cảm với dầu tràn và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn môi trường với dầu tràn

A. Sơ lược về bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn

Bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn hay còn gọi là bản đồ nhạy cảm với dầu tràn hoặc tên gọi khác là bản đồ nhạy cảm tràn dầu. Các tên gọi khác nhau trên sẽ được hiểu cùng một nghĩa là bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn trong luận văn.

Bản đồ được thành lập dựa trên các chỉ số nhạy cảm môi trường với dầu tràn xác lập cho riêng khu vực nghiên cứu. Trong đó, chỉ số nhạy cảm môi trường là sự kết hợp của chỉ số nhạy cảm tài nguyên và chỉ số nhạy cảm đường bờ. Chỉ số nhạy cảm môi trường thể hiện mức độ có thể bị ảnh hưởng bởi dầu tràn, khả năng có thể ứng phó, ứng cứu, làm sạch nếu bị nhiễm dầu do sự cố dầu tràn xảy ra.

Bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn thể hiện các cấp độ xếp loại nhạy cảm của tài nguyên sinh vật và sinh cảnh, tài nguyên nhân tạo và cơ sở hạ tầng KTXH đối với dầu. Các nhóm thông tin trên bản đồ nhạy cảm môi trường đối với dầu tràn được thể hiện như sau (Hình 2.2):

 Thông tin về nhạy cảm đường bờ: thể hiện mức độ tồn tại của dầu và khả năng tự làm sạch của đường bờ hoặc khả năng con người có thể làm sạch;

 Thông tin về tài nguyên sinh vật và sinh cảnh: gồm có các nhóm động vật, thực vật và sinh cảnh như: các nhóm chim, thú, bò sát, ếch nhái, động vật đáy và

động thực vật nổi, cá, trứng cá, cá con và thảm cỏ biển, rong biển, rạn san hô, rừng ngập mặn, các bãi cá, bãi tôm… và mức độ nhạy cảm của chúng với dầu tràn;

 Thông tin về tài nguyên nhân tạo và cơ sở KTXH như: các khu di sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn, sân chim, khu du lịch, bãi tắm, đồng muối, nơi nuôi trồng thủy sản, các cơ sở kinh tế (bến cảng, sân bay...), di tích văn hoá, khảo cổ, khu dân cư ven biển và mức độ nhạy cảm của chúng với dầu tràn.

Hình 2.2Minh họa bản đồ nhạy cảm với dầu tràn của NOAA, Mỹ [62]

Bản đồ là một trong những công cụ hữu ích phục vụ lập kế hoạch chủ động phòng ngừa và triển khai công tác ứng cứu khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

B. Phương pháp đánh giá nhạy cảm môi trường với dầu tràn và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn

Phương pháp đánh giá nhạy cảm môi trường với dầu tràn và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn đã được phát triển trên thế giới từ những năm 1990. Năm 2001, Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia, Mỹ (NOAA) đã xây dựng được bản hướng dẫn xây dựng bản đồ nhạy cảm tràn dầu đầu tiên [62] [63]. Năm 2008 bản hướng dẫn đã được hoàn thiện và bổ sung. Phương pháp đánh giá nhạy cảm với dầu và lập bản đồ nhạy cảm với dầu tràn đã được áp dụng để thành

lập hàng loạt các bản đồ nhạy cảm với dầu tràn của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Philippines và Malayxia.

Một số bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn đã được nghiên cứu xây dựng nhờ phương pháp này nằm trong nội dung triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn tại một số vùng ven biển có nguy cơ sự cố cao ở Việt Nam như: vịnh Hạ Long, Cảng Nghi Sơn, Cảng Ðà Nẵng, Cảng Dung Quất và vùng cửa sông Sài Gòn - Ðồng Nai [12] [33] [58].

Phương pháp đánh giá nhạy cảm môi trường với dầu tràn và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn gồm các bước sau:

 Thu thập thông tin, dữ liệu về: điều kiện tự nhiên, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nhân tạo và cơ sở hạ tầng KTXH, ảnh viễn thám, các dữ liệu bản đồ (bản đồ sử dụng đất và các bản đồ quy hoạch chuyên ngành). Căn cứ vào các thông tin có được, tiến hành phân vùng sinh thái cảnh quan.

 Xác lập chỉ số nhạy cảm môi trường với dầu tràn cho khu vực nghiên cứu (gồm chỉ số nhạy cảm đường bờ và chỉ số nhạy cảm tài nguyên) và đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường của từng tiểu vùng.

 Lập bảng thống kê, đánh giá tác động của dầu tràn lên các tiểu vùng.  Phân vùng nhạy cảm môi trường với dầu tràn và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn cho khu vực nghiên cứu.

Thang xếp loại mức độ nhạy cảm có thể sẽ thay đổi nếu thay đổi vùng nghiên cứu hoặc mở rộng hay thu nhỏ phạm vi nghiên cứu. Mức độ nhạy cảm môi trường của từng tiểu vùng được thể hiện bằng những màu khác nhau trên bản đồ.

C. Phân loại mức độ nhạy cảm môi trường của NOAA, Mỹ

- Nhạy cảm đường bờ

Mức độ nhạy cảm đường bờ được phân chia căn cứ vào 3 chỉ tiêu sau:  Mức độ lộ diện của bờ,

 Độ dốc của bờ,

Căn cứ vào các tiêu chí xác định như trên, bản hướng dẫn của NOAA đã phân chia đường bờ ra 10 cấp độ nhạy cảm đối với dầu tràn tăng dần như sau:

Bảng 2.1Các loại đường bờ và xếp loại nhạy cảm đường bờ [62]

Loại đường bờ Đặc điểm Xếp loại

Vách đá lộ diện và tường chắn lộ diện

Lộ diện, cấu tạo đất đá, bê tông thẳng đứng, không thấm

1

Kè chắn sóng lộ diện

Lộ diện, cấu tạo đất đá, bê tông không thẳng đứng, không thấm

2

Bãi cát mịn -trung bình

Cấu tạo đất đá bán thấm, ít khả năng thẩm thấu và lưu giữ dầu, có động vật nhưng không nhiều

3

Bãi cát thô Thấm trung bình, có khả năng thẩm thấu và lưu giữ dầu vừa phải, có động vật nhưng không nhiều

4

Bờ cát sỏi Thấm trung bình-cao, có khả năng thẩm thấu và lưu giữ dầu lớn, có động vật nhưng không nhiều

5

Bờ sỏi và đá lô nhô Thấm cao, khả năng thẩm thấu và lưu giữ dầu lớn 6 Bãi triều lộ diện Lộ diện và phẳng, thấm cao, có nhiều động vật 7 Bờ đá khuất và

tường khuất

Khuất, không thấm và có cấu tạo đất đá cứng, nhiều sinh vật

8

Bãi triều khuất Khuất, phẳng và có cấu tạo đất đá bán thẩm thấu, xốp, có nhiều động vật

9

Bãi lầy có cây ngập mặn

Vùng đất ngập nước có lớp phủ thực vật ngầm hoặc cây ngập mặn

10

Ghi chú: 1 - Nhạy cảm thấp nhất; 10 - Nhạy cảm cao nhất.

- Nhạy cảm tài nguyên sinh vật và sinh cảnh

Bản hướng dẫn của NOAA đã đề xuất đánh giá nhạy cảm tài nguyên sinh vật và sinh cảnh ở các nhóm sau:

 Động vật trên cạn có nguy cơ ảnh hưởng cao (nhóm ăn thực vật ven bờ),  Chim nước (những loài chim kiếm ăn và sinh sống gắn với nước),  Bò sát, ếch nhái,

 Cá biển,  Sinh vật đáy,

 Một số sinh cảnh sống quan trọng (bãi đẻ, bãi khai thác thủy sản...).

Các nhóm này gồm có các nhóm nhỏ tương đương nhau về mức độ nhạy cảm với dầu tràn. Bản hướng dẫn của NOAA đã xếp loại nhạy cảm tài nguyên sinh vật và sinh cảnh đối với dầu tràn tăng dần như sau:

Bảng 2.2Các nhóm sinh vật, sinh cảnh nhạy cảm với dầu và xếp loại nhạy cảm [62]

Nhóm Nhóm nhỏ Điều kiện gây nguy hiểm Xếp loại

Thú sống ở biển Cá heo Dugong (bò biển) Cá voi Khu vực tập trung

Khu vực xuất hiện theo mùa hay đường di chuyển 1 Động vật trên cạn Ăn thực vật ven bờ Bị đe dọa/sách đỏ

Các khu vực tập trung ven bờ Các sinh cảnh quan trọng ven bờ

2

Chim Chim bờ biển Chim đầm lầy Chim nước

Bờ là nơi làm tổ, di cư, trú chân Nơi kiếm ăn quan trọng

Nơi trú chân di cư

3

Bò sát, ếch nhái

Cá sấu Rùa biển Loài quý hiếm

Khu vực tập trung Khu vực bờ đẻ trứng, tập trung Nơi sống quan trọng 6 Cá Bãi đẻ ven bờ Bãi đẻ ở cỏ biển Tập trung đặc biệt Cá trưởng thành Đẻ trứng ở bãi ven bờ Đẻ trứng ở thảm cỏ biển Cửa sông, vùng nước trồi Khu vực kiếm ăn ven bờ

Nhóm Nhóm nhỏ Điều kiện gây nguy hiểm Xếp loại Sinh vật đáy Trai, sò, ốc Cua Tôm

Bãi ươm nuôi, khai thác mật độ cao Bãi ươm nuôi, khai thác mật độ cao Bãi ươm nuôi, khai thác mật độ cao

5

Sinh cảnh

Rạn san hô

Nguồn lợi thủy sản Thực vật

Khu vực tập trung

Bao gồm các vùng dưới triều Thảm cỏ biển, các loài quý hiếm

7

Ghi chú: 1 - Nhạy cảm thấp nhất; 7 - Nhạy cảm cao nhất.

- Nhạy cảm tài nguyên nhân tạo và cơ sở hạ tầng KTXH

Các nhóm tài nguyên nhân tạo và cơ sở KTXH quan trọng và mức độ nhạy cảm của chúng với dầu tràn được NOAA xếp loại như sau:

Bảng 2.3Các nhóm tài nguyên nhân tạo, cơ sở KTXH và xếp loại nhạy cảm [62]

Nhóm Các hoạt động có nguy cơ bị tác động Xếp loại Khai thác dịch vụ thể thao,

giải trí, nghỉ dưỡng có giá trị sử dụng cao

Bãi tắm

Khu nghỉ dưỡng, du lịch Khu vực bơi lội, lặn biển

Khu vực câu cá hay lướt sóng, bơi thuyền

1

Quản lý bảo vệ các nguồn tài nguyên đang sử dụng hoặc đã được quy hoạch

Nuôi trồng thủy sản Bãi đánh cá

Vùng lấy nước cấp

2

Khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế vùng bờ

Công trình hạ tầng KTXH ở vùng bãi triều hoặc ven bờ

Nhóm Các hoạt động có nguy cơ bị tác động Xếp loại Bảo tồn và bảo vệ đặc biệt Vị trí có ý nghĩa văn hoá, lịch sử

Khu khảo cổ gần bờ Công viên quốc gia

Khu dự trữ, sân chim nước

Khu bảo vệ loài có giá trị khoa học

4

Ghi chú: 1 - Nhạy cảm thấp nhất; 4 - Nhạy cảm cao nhất.

Bản đồ nhạy cảm với dầu tràn được lập có mức độ chi tiết khác nhau phụ thuộc vào quy mô và mục đích quản lý và khả năng tiếp cận dữ liệu khác nhau ở mỗi vùng. Dưới đây là hình minh họa bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn khu vực ven biển phía Nam của Việt Nam.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các nhân tố hình thành cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong

3.1.1.Địa hình, thổ nhưỡng và trầm tích tầng mặtA. Địa hình đáy vịnh A. Địa hình đáy vịnh

Do sự có mặt của bán đảo Hòn Gốm ở phía Đông Bắc, núi Tiên Du ở phía Nam cùng bán đảo Hòn Khói, Hòn Lớn, nên về mặt hình thái tổng thể của vịnh Vân Phong được cấu tạo bởi 3 phần chính: vịnh Bến Gỏi (độ sâu trung bình nhỏ hơn 20 m), vịnh Văn Phong (độ sâu từ 20 m đến 30 m) và Lạch Cổ Cò (độ sâu từ 15 m đến 20 m). Ranh giới phân định đáy vịnh Văn Phong và vịnh Bến Gỏi là dãy đồi ngầm, bãi cạn và đảo kéo dài theo hướng kinh tuyến. Đầm Môn bị phân chia với phần còn lại của vịnh bởi Hòn Lớn và phân cách với biển Đông bởi bán đảo Hòn Gốm [6] [21] [39] [53].

Vịnh Bến Gỏi: Nền đáy cứng bị chia cắt, gồ ghề lồi lõm. Đường đẳng sâu cách nhau tương đối đồng đều, gần như song song với nhau và song song với đường bờ. Do sự có mặt của dãy đảo: Hòn Bịp, Hòn Mạo, Hòn Được... đáy vịnh chia làm 2 phần dưới dạng hai rãnh máng tương đối bằng phẳng. Rãnh từ bờ Tây ra dãy đảo và rãnh kia từ đáy đảo đến bờ Đông. Đáy vịnh Bến Gỏi có độ sâu tăng dần từ bờ ra giữa và từ đỉnh ra cửa.

Vịnh Văn Phong: Nền đáy tương đối phẳng tạo thành một máng lớn có độ dốc 0 - 5', nghiêng dần về phía cửa vịnh. Các đường đẳng sâu phân bố không đều, phía Tây dày xít và gần song song với đường bờ, ở phía Đông giãn ra, mức độ uốn lượn tăng lên. Độ sâu tăng dần từ đỉnh ra cửa.

Lạch Cổ Cò và Đầm Môn: Lạch thông ra biển có chiều rộng trung bình khoảng 200 m, độ sâu trung bình 25 m. Đáy lạch có trắc diện hình chữ V, độ sâu tăng dần từ 2 bờ lạch ra giữa dòng, độ sâu lớn nhất trên 20 m. Đầm Môn có diện tích 3.500 ha có độ sâu trung bình tương tự lạch Cổ Cò và có cửa Lớn rộng 950 m, sâu trên 18 m và cửa Bé rộng 700 m, sâu trên 27 m.

B. Đặc điểm đường bờ

Đường bờ của vịnh Vân Phong là loại bờ vịnh mài mòn đang bị san bằng. Đặc điểm đường bờ vịnh Vân Phong được cấu tạo chủ yếu từ 3 dạng như sau [53] :

Dạng tích tụ cổ xen kẽ các mũi đá nhô ra vịnh: Dạng đường bờ này, thường có các bãi rộng, thoải được hình thành do quá trình di chuyển ngang bồi tích đáy. Bãi được cấu tạo bởi trầm tích cát nhỏ có độ chọn lọc tốt. Bên trên bãi là đụn cát có độ cao 4 - 5 m so với mực nước biển, có nơi trên 10 m. Nhiều đụn cát đã bị khai thác lấy đất canh tác hoặc đất ở. Xen kẽ với các bãi cát là các dải đá nhô ra khỏi vịnh và các dải san hô chết có bề rộng hàng trăm mét và kéo dài dọc bờ hàng ngàn mét. Đây là những đoạn đường bờ khá ổn định, có những bãi cát thoải dần, đang được khai thác làm các bãi tắm như đoạn bờ trên mũi Hòn Khói.

Dạng tích tụ trầm tích trên các bãi bồi cổ: Đây là các bãi bồi tụ trầm tích

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)