Đặc điểm của các loại cảnh quan ở khu vực vịnh Vân Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu (Trang 82 - 94)

A. Loại CQ rừng thưa thường xanh và thảm cây bụi trên núi thấp (loại CQ số 1)

Loại CQ số 1 có 19 khoanh vi, tổng diện tích khoảng 5.600 ha. Loại CQ số 1 phân bố chủ yếu trên bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn và các dãy núi đá ven bờ phía Tây và Tây Bắc vịnh, ngoài ra còn có ở trên các đảo nhỏ trong vịnh như: Hòn Bịp, Hòn Nưa, Hòn Ông, Hòn Vung, Hòn Săng, đảo Mỹ Giang. Trên dải đất ven bờ phía Tây vịnh khu vực thị xã Ninh Hòa, loại cảnh quan này phân bố trên dãy núi chạy song cách bờ vịnh khoảng 100 m từ thôn Mỹ Giang (xã Ninh Phước) đến phía nam mũi Hòn Khói; ở huyện Vạn Ninh loại cảnh quan này phân bố ở các dãy núi cách bờ khoảng 500 - 1000 m từ Vạn Khánh đến đèo Cổ Mã. Luận văn chỉ nghiên cứu khu vực bờ phía Tây có giới hạn trong cùng là tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 26 B nên không thể hiện các khoanh vi trên dải đất ven bờ phía Tây vịnh ở bản đồ sinh thái cảnh quan vịnh Vân Phong.

Hình 3.15Rừng thưa và thảm cây bụi trên núi thấp ở Đầm Môn và đảo Mỹ Giang

Loại CQ số 1 có lớp phủ thực vật bề mặt chiếm ưu thế là thảm thực vật rừng thưa thường xanh và thảm cây bụi trên núi thấp có giá thể là đá phong hóa. Lớp phủ thực vật còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy của vùng ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ và ít chịu tác động của con người nhất so với các loại cảnh quan khác trong vùng. Các tác động của con người gần như không đáng kể, ngoại trừ một số tác động nhỏ như hoạt động kiếm củi đun của dân địa phương trong vùng.

B. Loại CQ cây ở khu dân cư ven biển (loại CQ số 2)

Loại CQ số 2 có 25 khoanh vi, diện tích ước tính khoảng 5.300 ha (gồm có diện tích đất thổ cư là 1.297 ha và đất canh tác nông, lâm nghiệp khoảng 4.000 ha). Loại CQ số 2 phân bố trên dải đất cát ven bờ phía Tây vịnh và ven các dải cồn cát trên bán đảo Hòn Gốm. Lớp phủ thực vật chủ yếu là các thảm cây trồng lấy bóng mát và cây nông nghiệp, cây ăn quả. Loại CQ số 2 là loại CQ nhân tác điển hình, đang được khai thác sử dụng vào các mục đích phát triển KTXH như: sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng nhà cửa làng mạc, đô thị, phát triển các khu dịch vụ, cảng biển và các khu du lịch, nghỉ dưỡng…

Hình 3.16Khu dân cư ven biển thôn Mỹ Giang và thôn Tuần Lễ

Các cộng đồng dân cư đã khai phá, định cư lâu đời và hình thành các thôn, xóm quần cư ven biển. Các khu dân cư tập trung dân số cao ở ven bờ phía Tây vịnh như: Thị trấn Vạn Giã, Tu Bông, Đại Lãnh, Ninh Thủy, Ninh Phước và Dốc Lết. Trên bán đảo Hòn Gốm, từ chân đèo Cổ Mã đến Đầm Môn có một số khu dân cư nhỏ ven biển như xóm Mới, thôn Tuần Lễ và các làng chài thôn Đầm Môn Hạ, thôn Đầm Môn Thượng, thôn Sơn Đừng.

C. Loại CQ trảng cỏ và thảm cây bụi trên cồn cát và dải cát ven bờ (loại CQ số 3)

Loại CQ số 3 có 8 khoanh vi, ước tính khoảng 1.600 ha, phân bố trên hệ cồn cát trắng và hệ cồn cát vàng xám có nguồn gốc gió - biển, xen kẽ các khu dân cư trên bán đảo Hòn Gốm từ đèo Cổ Mã đến Đầm Môn.

Lớp phủ thực vật là trảng cỏ và thảm cây bụi hoang dại, ít có giá trị kinh tế. Một số khu vực cồn cát đang được khai thác cát xuất khẩu hoặc đã được khai phá thành các khu dân cư. Đa phần diện tích này nằm trong diện tích quy hoạch thành khu dịch vụ hậu cần cảng biển, khu thương mại, khu đô thị trên bán đảo Hòn Gốm.

Hình 3. 17Trảng cỏ và thảm cây bụi trên cồn cát ven bờ ở bán đảo Hòn Gốm

D. Loại CQ trảng cỏ và cây bụi trên dải đất cát ven bờ có các mũi đá nhô ra vịnh (loại CQ số 4)

Loại CQ số 4 có 16 khoanh vi, diện tích ước tính khoảng 640 ha, phân bố xen kẽ các khu vực dân cư nơi đường bờ có địa hình mài mòn, bị san bằng có dạng tích tụ cổ nằm xen kẽ các mũi đá nhô ra vịnh ở dải ven bờ phía Tây vịnh, chủ yếu từ mũi Hòn Khói đến thôn Mỹ Giang xã Ninh Phước và trên đảo Mỹ Giang.

Dạng CQ số 4 phân bố trên dải đất ven bờ có cấu tạo địa chất khá ổn định, trên bề mặt có phủ vật liệu tích tụ cát, sỏi, sét và đá san hô chết, vỏ sò, đá sót có bề rộng hàng chục mét và kéo dài hàng trăm mét dọc ven bờ.

Lớp phủ thực vật là trảng cỏ xen lẫn các bụi cây hoang dã có khả năng chịu mặn và chịu khô hạn ở vùng trên triều. Hệ động, thực vật nghèo cả về thành phần loài và số lượng cá thể. Đây là các bãi đất hoang chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng không mang lại năng suất nên bị bỏ hoang trở lại. Loại CQ số 4 là loại CQ có thảm thực vật thứ sinh, phân bố xen kẽ các khu dân cư hay khu đất nông nghiệp ven biển.

E. Loại cảnh quan RNM và dải cây ngập mặn ven biển (loại CQ số 5)

Loại CQ số 5 có đặc trưng là RNM phát triển ở các bãi tích tụ trầm tích trên bãi bồi cổ vùng triều. Loại CQ rừng ngập mặn và dải cây ngập mặn còn sót lại cùng với rừng trồng mới có khoảng 60 ha với 19 khoanh vi, phân bố ở khu vực bờ phía Tây vịnh Vân Phong như: Tu Bông, Vạn Giã, Xuân Mỹ, Xuân Tự và khu vực Tuần Lễ, Vũng Ké, Đầm Môn Thượng.

Hình 3.19Rừng ngập mặn ở Vũng Ké và dải cây ngập mặn ven biển Tuần Lễ

Loại CQ này có các khu rừng ngập mặn được khoanh nuôi bảo vệ với diện tích khoảng 17 ha và các dải cây ngập mặn phân bố ở một số đầm nuôi thủy sản ven bờ. Rừng ngập mặn thường phân bố ở các khu vực bãi triều cao, ngập nước khi thủy triều lên. Các loài thực vật ở đây tuy có thích nghi với môi trường ngập nước nhưng vẫn cần có thời gian nhất định không ngập nước trong quá trình sinh trưởng. Khoanh vi lớn nhất là RNM ở Tuần Lễ, nhưng cũng chỉ còn là những dải cây ngập mặn có với bề ngang khoảng 30 - 100 m chạy dài khoảng 2 km, diện tích ước tính khoảng 8,83 ha. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong HST vịnh ven bờ như

bảo vệ và phát triển trên đất bồi tụ, hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển, là bãi ươm giống, bãi đẻ của một số loài sinh vật biển.

F. Loại cảnh quan bãi tắm (loại CQ số 6)

Loại CQ số 6 có 16 khoanh vi với diện tích ước tính khoảng 1.500 ha. Đây là các bãi tích tụ cát trên bãi bồi cổ, thực vật kém phát triển, chịu tác động của thủy triều. Loại CQ bãi tắm ở Vân Phong còn nhiều nét hoang sơ, chất lượng nước tốt, hiện tại đang là những điểm thu hút khách du lịch, nghỉ dưỡng cả trong nước và quốc tế tới Vân Phong. Các bãi cát có tiềm năng phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển có đặc điểm và phân bố như sau:

Các bãi cát hẹp, nhỏ phân bố dọc ven bờ phía Tây vịnh từ đèo Cổ Mã đến Ninh Thọ bề ngang hẹp, ăn ra biển tới độ sâu 2 - 3 m. Trầm tích bề mặt là cát hạt mịn, thạch anh, fenspat, sỏi nhỏ, khoáng vật nặng và một lượng nhỏ mảnh vụn hữu cơ, xác sinh vật, bùn, sét, đang được khai thác làm các bãi tắm của cộng đồng địa phương.

Các bãi cát rộng phân bố dọc ven bờ phía Đông mũi Hòn Khói có độ dốc nhỏ, bãi thoải ra đến độ sâu 5 - 7 m, nước trong xanh và hoang sơ. Trầm tích bề mặt chủ yếu là cát hạt thô màu xám và mầu xám vàng. Khu vực này đang được khai thác du lịch, nghỉ dưỡng với những khu nghỉ dưỡng bước đầu được đầu tư, khai thác như: bãi tắm Dốc Lết, bãi tắm Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Hải và Ninh Phước.

Hình 3.20Bãi tắm Sơn Đừng ở Đầm Môn và bãi tắm Ninh Thủy ở mũi Hòn Khói

Hiện tại có các bãi tắm đẹp, hoang sơ đang được đánh thức tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng như: Bãi Tây, Bãi Me, Bãi Búa, Bãi Lách. Các bãi tắm nhỏ trên các đảo trong vịnh như bãi: Sơn Đừng, Hòn Ông, Vĩnh Yên.

G. Loại CQ đồng muối (Loại CQ số 7)

Loại CQ số 7 có tổng diện tích là 250 ha với 6 khoanh vi, là loại CQ nhân tác, chịu tác động của thủy triều nhưng có sự điều tiết của con người. Các cánh đồng muối phân bố ở khu vực bãi biển Hòn Khói, thuộc phường Ninh Diêm, phường Ninh Thủy và phường Ninh Hải của thị xã Ninh Hòa. Đây là những địa phương có nghề muối truyền thống hàng trăm năm.

Hình 3.21Cánh đồng muối ở phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa

H. Loại CQ nuôi trồng thủy sản nước lợ ven bờ (loại CQ số 8)

Loại CQ số 8 có 8 khoanh vi với tổng diện tích là 2.930 ha (huyện Vạn Ninh có 930 ha, thị xã Ninh Hòa có 2.000 ha), chủ yếu phân bố ở dải ven bờ phía Tây vịnh thuộc khu vực vịnh Hòn Khói, Xuân Tự, Vạn Giã, Vạn Long. Các đìa, ao nuôi thủy sản ven bờ phát triển mạnh từ những năm 90 từ phong trào nuôi tôm sú, nuôi cua, nuôi cá mú… ở địa phương.

Loại CQ số 8 là loại cảnh quan nhân tác điển hình, được hình thành trên các bãi bồi tụ cổ với vật liệu phủ bề mặt chủ yếu là trầm tích do các sông suối nhỏ ven bờ đổ vào vịnh, trước đây có nhiều cây ngập mặn che phủ. Vật liệu trầm tích bề mặt là mảnh vụn hữu cơ xác sinh vật lẫn trong khoáng vật, bùn, sét có màu xám, xám xanh (ở ven bờ vịnh Bến Gỏi và Đầm Môn), màu xám vàng có độ dính cao (ở ven

bờ vịnh Văn Phong). Loại CQ này gắn liền với các dòng trao đổi vật chất, nơi hòa trộn của dòng nước ngọt bề mặt, các túi nước trong cát ở dải đất liền ven biển và nước biển trong vịnh, có điều kiện môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Đặc điểm cấu trúc quần xã sinh vật đơn giản, do con người lựa chọn, các loài nuôi chiếm ưu thế như: tôm sú, ngao, cua biển, cá mú… thực vật ngập mặn có rong biển nuôi trồng và các dải cây ngập mặn sót lại trong đầm nuôi.

Hình 3.22Đầm nuôi thủy sản ở xã Vạn Hưng và ao ươm ở xã Ninh Thọ

I. Loại CQ thảm cỏ biển vùng triều (loại CQ số 9)

Loại CQ số 9 có lớp phủ thực vật chiếm ưu thế là cỏ biển, phân bố ở các bãi triều ven bờ vịnh nơi có nền đáy tích tụ trầm tích cát mịn pha bùn sét trên nền bãi bồi cổ và có địa hình dốc dần từ bờ về phía giữa vịnh. Loại cảnh quan số 9 lộ diện trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp. Loại CQ số 9 có 11 khoanh vi có diện tích ước tính khoảng 250 ha. Phân bố xen kẽ, liền kề với loại CQ số 9 là loại CQ số 10 (loại CQ thảm cỏ biển vùng dưới triều).

Điều kiện tự nhiên của thủy vực vịnh Vân Phong có nhiều thuận lợi như: cường độ chiếu sáng lớn, nhiệt độ nước ổn định và cao quanh năm, độ trong suốt của nước khá lớn, nên đây là khu vực có những thảm cỏ biển phát triển mạnh, có nhiều thảm cỏ biển phân bố từ vùng triều ra tới độ sâu 6 m dưới mực nước biển.

Các thảm cỏ biển có diện tích lớn phân bố trong thủy vực vịnh Vân Phong (gồm cả diện tích thảm cỏ phân bố ở vùng triều và phân bố ở vùng dưới triều) như thảm cỏ biển: thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ) có diện tích 320 ha, Tu Bông (xã Vạn Thọ) có diện tích 5 ha, Hòn Bịp có diện tích 20 ha, Vũng Ké (Đầm Môn) có diện

tích 3 ha, thôn Đầm Môn Thượng (xã Vạn Thạnh) có diện tích 10 ha, thôn Xuân Tự - thôn Xuân Hà (xã Vạn Hưng) có diện tích 106 ha, vịnh Hòn Khói có diện tích 109 ha, thôn Mỹ Giang (xã Ninh Phước) có diện tích 27 ha. Chi tiết về thành phần các loài cỏ biển của các thảm cỏ biển trên xem Bảng 5 - Phụ lục [20] [27].

Hình 3.23Thảm cỏ biển vùng triều thôn Xuân Hà và thôn Tuần Lễ

J. Loại CQ thảm cỏ biển vùng dưới triều (loại CQ số 10)

Loại CQ số 10 có lớp phủ thực vật là các thảm cỏ biển phân bố ở phần trên của vùng dưới triều kéo dài ra tới độ sâu 6 m dưới mực nước biển và ngập nước thường xuyên. Một số thảm cỏ biển phát triển mạnh tạo thành những cánh đồng cỏ biển ở độ sâu 0,5 - 2 m. Loại CQ số 10 có 15 khoanh vi với diện tích 400 ha, đa phần liền kề với loại CQ số 9. Loại CQ thảm cỏ biển vùng dưới triều phân bố ở các bãi bồi tụ dưới triều có nền đáy tích tụ trầm tích pha cát bùn sét, trên bãi bồi cổ và có địa hình dốc dần từ bờ ra ngoài vịnh.

Cùng với loại cảnh quan thảm cỏ biển vùng triều, loại cảnh quan thảm cỏ biển vùng dưới triều có chức năng ổn định và bảo vệ tầng đáy, tăng khả năng lắng tụ và lưu giữ trầm tích. Thảm cỏ biển còn là nguồn dự trữ thức ăn cho thủy vực, là nơi cư trú, kiếm ăn, nơi đẻ và nơi sinh sống của con non nhiều loài thủy sản có giá trị trong vịnh và các vùng nước liền kề và cũng là nơi khai thác nguồn lợi thủy sản truyền thống của cộng đồng địa phương.

K. Loại cảnh quan rạn san hô (loại CQ số 11)

Loại CQ số 11 có đặc trưng là nền đáy cứng phủ san hô sống, phân bố khá rộng, kéo dài từ bờ đảo ra khoảng 100 m, ra đến khu vực có độ sâu tới 6 m. Loại CQ số 11 có 25 khoanh vi với tổng diện tích 1.618 ha.

Hình 3.25Rạn san hô ở Cùm Meo và riềm quanh bờ Hòn Lớn

Loại CQ rạn san hô ở vịnh Vân Phong phân bố chủ yếu ở khu vực ven bờ phía Nam vịnh như Xuân Tự, Ninh Phước, Ninh Tịnh, xung quanh Hòn Lớn (phía Nam và Đông Nam), Hòn Điệp Sơn, Hòn Ông, Hòn Đen, Hòn Mỹ Giang, các đảo nhỏ trong vịnh Bến Gỏi, và dọc bán đảo Hòn Gốm (Khải Lương, lạch Cổ Cò), hoặc một số rạn độc lập như Rạn Trào, Rạn Mạn. Các khoanh vi có diện tích lớn gồm Vũng Ké (113 ha), Hòn Bịp (107 ha) và Xuân Tự (240 ha).

Rạn san hô phân bố ở 5 đới độ sâu và được chia thành 3 nhóm: rạn kín, rạn nửa kín và rạn hở. Đây là một trong những loại CQ đặc trưng của vùng biển ven bờ nhiệt đới, có năng suất sinh học cao, nhạy cảm với các tác động biến đổi môi trường và được xem như cảnh quan chỉ thị cho chất lượng môi trường nước ven biển.

L. Loại cảnh quan sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản vùng dưới triều (loại CQ số 12)

Loại CQ số 12 chỉ có 1 khoanh vi với diện tích ước tính khoảng 30.850 ha. Đây là loại cảnh quan có diện tích lớn nhất, chiếm phần lớn diện tích vịnh Vân Phong và là vùng dưới triều ngập nước thường xuyên. Loại CQ số 12 có nền đáy là đá trầm tích biến chất, bề mặt phủ trầm tích cát, sỏi, bùn sét, đá san hô chết, vỏ sò và mùn bã hữu cơ có nguồn gốc là xác sinh vật phân hủy, lắng đọng xuống. Khu vực này rất thuận lợi cho các nhóm sinh vật đáy phát triển.

Loại CQ này là môi trường sống, nơi kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển như thực vật nổi, động vật nổi, rong biển, cá biển và động vật đáy.

Hình 3.26Vùng dưới triều có nền đáy phủ trầm tích bùn cát và mùn bã xác sinh vật

Cùng với các loại cảnh quan rạn san hô, thảm cỏ biển thì loại CQ này là ngư

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)