Căn cứ vào đặc điểm đường bờ và hiện trạng các nguồn tài nguyên, hiện trạng và quy hoạch phát triển KTXH của khu vực vịnh Vân Phong và căn cứ các hướng dẫn phân chia mức độ nhạy cảm đường bờ và mức độ nhạy cảm tài nguyên của NOAA, đồng thời có tham khảo các cách phân chia của Trung tâm Viễn thám (1999) và Trung tâm An toàn Dầu khí (2000) trong các nghiên cứu lập Bản đồ nhạy cảm với dầu tràn phạm vi cả nước và Bản đồ nhạy cảm với dầu tràn khu vực Miền Nam [49] [51] và tham vấn ý kiến chuyên gia, đề tài đã tiến hành phân chia mức độ nhạy cảm đường bờ và mức độ nhạy cảm tài nguyên với dầu tràn của khu vực vịnh Vân Phong như sau:
A. Nhạy cảm đường bờ
Đường bờ vịnh Vân Phong được phân chia, xếp loại thành 5 cấp độ nhạy cảm với dầu tràn theo thứ tự tăng dần từ cấp độ nhạy cảm thấp nhất (xếp loại = 1) đến cấp độ nhạy cảm cao nhất (xếp loại = 5) như sau:
Bảng 3.8Các dạng đường bờ vịnh Vân Phong và xếp loại nhạy cảm với dầu tràn
Dạng đường bờ Kí hiệu Hình minh họa Xếp loại
Bờ đá dốc, không thấm, nhô ra vịnh A1 1 Bờ tích tụ cát mịn, bán thấm, ít sinh vật A2 2 Bờ tích tụ cát thô, sỏi, đá, có khả năng thấm và lưu giữ dầu
Dạng đường bờ Kí hiệu Hình minh họa Xếp loại
Bãi triều, có thảm cỏ biển, lộ diện khi triều thấp, nhiều sinh vật
A4 4
Bãi triều, có cây ngập mặn, thường xuyên lộ diện, bề mặt thấm, nhiều sinh vật
A5 5
B. Nhạy cảm tài nguyên
Nguồn tài nguyên sinh vật của khu vực vịnh Vân Phong được phân chia thành 6 cấp độ nhạy cảm với dầu tràn theo thứ tự tăng dần từ cấp độ nhạy cảm thấp nhất (xếp loại = 1) đến cấp độ nhạy cảm cao nhất (xếp loại = 6) như sau:
Bảng 3.9Các nhóm sinh vật đã xác định được ở khu vực vịnh Vân Phong
và xếp loại nhạy cảm với dầu tràn
Tài nguyên sinh vật Kí hiệu Xếp loại
- Động, thực vật trên cạn B1 1 - Động, thực vật nổi B2 2 - Động vật đáy Lớp Chân bụng B3 3 Lớp Hai mảnh vỏ B4 3 Lớp Giáp xác B5 3 Lớp San hô B6 5 - Cá biển Cá đánh bắt, khai thác B7 3 Trứng cá, cá con B8 6 - Cỏ biển B9 4 - Cây ngập mặn B10 4
Nguồn tài nguyên nhân tạo và cơ sở hạ tầng KTXH ở khu vực vịnh Vân Phong được phân chia thành 5 cấp độ nhạy cảm với dầu tràn theo thứ tự tăng dần từ loại có mức độ nhạy cảm thấp nhất (xếp loại = 1) đến loại có mức độ nhạy cảm cao nhất (xếp loại = 5) như sau:
Bảng 3.10Các loại tài nguyên nhân tạo và cơ sở hạ tầng KTXH ở khu vực
vịnh Vân Phong và xếp loại nhạy cảm với dầu tràn
Tài nguyên nhân tạo và cơ sở hạ tầng KTXH Kí hiệu Xếp loại
Khu dân cư ven biển C1 1
Khu vực cơ sở hạ tầng bến cảng, công nghiệp ven bờ C2 1 Khu vực nuôi thủy sản ven bờ có bờ bao, cửa cống C3 2
Cánh đồng muối C4 3
Khu vực khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, bãi tắm C5 3
Khu vực đánh bắt thủy sản truyền thống C6 3
Khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè, thả đáy C7 4
Khu vực đã quy hoạch, có quản lý, bảo vệ C8 5
C. Chỉ số nhạy cảm môi trường với dầu tràn áp dụng để lập bản đồ nhạy cảm tràn dầu khu vực vịnh Vân Phong
Chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI - Environmental Sensitivity Index) với dầu tràn là sự kết hợp của các chỉ tiêu xếp loại mức độ nhạy cảm tài nguyên và xếp loại mức độ nhạy cảm đường bờ, chúng được thể hiện trên bản đồ phân vùng nhạy cảm môi trường với dầu tràn của khu vực nghiên cứu.
Căn cứ vào các chỉ tiêu phân chia mức độ nhạy cảm đường bờ và nhạy cảm tài nguyên của khu vực vịnh Vân Phong đề tài đã xây dựng được chỉ số nhạy cảm môi trường với dầu tràn cho khu vực vịnh Vân Phong như sau:
Bảng 3.11Chỉ số nhạy cảm môi trường với dầu tràn khu vực vịnh Vân Phong
Mức nhạy cảm Đặc điểm ESI trên bản đồKý hiệu
Mức A (mức rất thấp)
- Chủ yếu là các tác động gián tiếp - Tài nguyên sinh vật nghèo - Mức độ ĐDSH thấp
- Gần như chưa có giá trị phát triển KTXH
< 10
Mức B (mức thấp)
- Chủ yếu là các tác động gián tiếp - Tài nguyên sinh vật nghèo - Mức độ ĐDSH không cao - Có giá trị phát triển KTXH ≥ 10 và < 20 Mức C (mức trung bình)
- Không quá nhiều tác động trực tiếp
- Tài nguyên sinh vật giàu - Mức độ ĐDSH cao
- Có giá trị phát triển KTXH
- Đường bờ có khả năng tự làm sạch dầu cao hoặc có thể có ranh giới vật lý hạn chế tiếp xúc với dầu
- Khu vực có thể tiếp cận ứng cứu bằng đường bộ và đường thủy
≥ 20 và < 30 Mức D (mức cao) - Tác động trực tiếp lớn và nhiều đối tượng bị tác động
- Tài nguyên sinh vật giàu - Mức độ ĐDSH cao
- Có giá trị phát triển KTXH - Đường bờ có khả năng tự làm
sạch dầu ở mức trung bình
- Khu vực có thể tiếp cận ứng cứu bằng đường bộ và đường thủy
≥ 30 và < 40
Mức nhạy cảm Đặc điểm ESI Ký hiệu trên bản đồ Mức E (mức rất cao) - Tác động trực tiếp lớn và nhiều đối tượng bị tác động
- Tài nguyên sinh vật giàu - Mức độ ĐDSH cao
- Có giá trị phát triển KTXH
- Đường bờ ít lộ diện và rất khó làm sạch dầu
- Khu vực khó tiếp cận ứng cứu cả bằng đường bộ và đường thủy
≥ 40