Kết quả điều tra khảo sát và phân tích các thông tin, dữ liệu về các yếu tố thành tạo luận văn đã xác định được cấu trúc cảnh quan và thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong. Cấu trúc ngang gồm các bậc cảnh quan xếp theo hệ thống từ cao đến thấp. Các đơn vị hình thái của hệ thống phân vị sinh thái cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong như sau: 1 Hệ CQ 1 Phụ hệ CQ 1 Lớp CQ 1 Phụ lớp CQ 1 Kiểu CQ 5 Hạng CQ 12 Loại CQ (Bảng 3.6).
Bảng 3.6Cấp phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan ở khu vực vịnh Vân Phong
STT Cấp phân vị Chỉ tiêu phân loại Tên gọi
1. Hệ CQ Đặc trưng bởi chế độ nhiệt ẩm do tính đới quy định kết hợp với hệ thống hoàn lưu cỡ châu lục
Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam 2. Phụ hệ CQ Đặc trưng bởi chế độ nhiệt ẩm được
phân phối lại do hoạt động tương tác của hệ thống hoàn lưu gió mùa với mặt đệm và hệ thống sơn văn
Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa duyên hải Nam Trung Bộ
3. Lớp CQ Đặc trưng hình thái phát sinh đại địa hình của lãnh thổ như núi và đồng bằng, quyết định quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính phi địa đới
Lớp cảnh quan đồng bằng
4. Phụ lớp CQ Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể sinh vật
Phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển và vịnh ven bờ
5. Kiểu CQ Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo biến động cân bằng nhiệt ẩm
Kiểu cảnh quan thực vật thường xanh, nhiệt đới gió mùa, vịnh ven biển
6. Hạng CQ Được phân chia theo chỉ tiêu địa mạo - thổ nhưỡng, địa mạo - trầm tích tầng mặt.
Về mặt địa mạo, đó là dạng địa hình được phân chia theo nguồn gốc hình thái, trên mặt được cấu tạo bởi một loại hoặc một tổ hợp đất, một tổ hợp vật liệu trầm tích tầng mặt.
Hạng CQ núi thấp ven biển và trên đảo với đá phong hóa
Hạng CQ cồn cát, dải cát ven bờ và trên đảo Hạng CQ dải đất cát ven bờ xen kẽ vách đá Hạng CQ bãi triều tích tụ trầm tích trên bãi bồi cổ
STT Cấp phân vị Chỉ tiêu phân loại Tên gọi
Hạng CQ vùng dưới triều
7. Loại CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã sinh vật và các loại trầm tích, thổ nhưỡng trong chu trình sinh địa hóa, quyết định mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cộng với các tác động của hoạt động nhân tác Các loại cảnh quan được xác định có số thứ tự từ loại CQ số 1 đến loại CQ số 12 dưới đây
Cấu trúc đơn vị cơ sở của cảnh quan ở khu vực vịnh Vân Phong có 12 loại cảnh quan thuộc các hạng cảnh quan như sau:
Hạng CQ núi thấp ven biển và trên đảo với đá phong hóacó 1 loại CQ: Loại cảnh quan rừng thưa thường xanh và thảm cây bụi trên núi thấp (loại CQ số 1). Hạng CQ cồn cát, dải cát ven bờ và trên đảo có 2 loại cảnh quan như sau: Loại cảnh quan cây ở khu dân cư ven biển (loại CQ số 2) và loại cảnh quan trảng cỏ và thảm cây bụi trên cồn cát và dải cát ven bờ (loại CQ số 3).
Hạng CQ dải đất cát ven bờ xen kẽ vách đá có 1 loại cảnh quan như sau: Loại cảnh quan trảng cỏ và thảm cây bụi trên dải đất cát ven bờ có các mũi đá nhô ra vịnh (loại CQ 4).
Hạng CQ bãi triều tích tụ trầm tích trên bãi bồi cổ có 5 loại cảnh quan như sau: Loại cảnh quan RNM và dải cây ngập mặn ven biển (loại CQ số 5); Loại cảnh quan bãi tắm (loại CQ số 6); Loại cảnh quan đồng muối (loại CQ 7); Loại cảnh quan nuôi trồng thủy sản nước lợ ven bờ (loại CQ số 8); Loại cảnh quan thảm cỏ biển vùng triều (loại CQ số 9).
Hạng CQ vùng dưới triều có 3 loại cảnh quan như sau: Loại cảnh quan thảm cỏ biển vùng dưới triều (loại CQ số 10); Loại cảnh quan rạn san hô (loại CQ số 11); Loại cảnh quan sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản vùng dưới triều (loại CQ số 12).