3. Lịch sử vấn đề
3.2 Những biến đổi về ngôn ngữ trần thuật
3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật mang tính hiện thực - đời thường
Cùng với sự biến đổi của thể loại, của khả năng phản ánh hiện thực, truyện ngắn sau 1986 đã có những biến đổi lớn về mặt ngôn ngữ. Nếu nhƣ ngôn ngữ nhân vật đƣợc gia tăng tính khẩu ngữ thì ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện cũng vận động theo hƣớng ngày càng đƣợc hiện thực, đời thƣờng hóa. Dấu ấn của lối viết trữ tình, thơ mộng vẫn xuất hiện đây đó nhƣng nhìn chung, các tác giả diễn đạt lời dẫn truyện một cách “thân mật, suồng sã” giúp ngƣời đọc tiếp cận gần nhất với hiện thực đƣợc nói tới. Ngƣời kể chuyện trong văn học giai đoạn này ít dùng mỹ từ mang cảm hứng sử thi mà dung nạp cả khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói bình dân vào lời kể. Cách lựa chọn này khiến ngƣời đọc không có cảm giác bị hƣớng dẫn mà nhƣ đang đƣợc ngồi tụm năm tụm bảy hay tụ tập cà phê để nghe chuyện. Một trật tự ngang bằng giữa ngƣời kể và ngƣời nghe đã nhanh chóng đƣợc thiết lập. Ta có thể dẫn ra đây một vài câu văn mà thoạt nghe tƣởng nhƣ lời giữa đƣờng giữa phố:
- Mặt nhƣ sƣờn mậu dịch thời bao cấp, chàng cƣời, khuôn mặt méo xệch, vẹo vọ nhƣ cái oản bẹp (Tình yêu ơi ở đâu - Nguyễn Thị Thu Huệ)
- Chức cách đây mấy hôm thấy chạy xe vèo vèo ngoài ngã ba chở một đứa con gái bé nhƣ cái kẹo, không ôm iếc gì cả nhƣng nhìn biết ngay là bồ bịch (Hoa muộn - Phan Thị Vàng Anh)
- Hôm ấy trời chan chát nắng, mặt đƣờng nhựa héo rũ mềm nhũn. Cổng chợ Âm Phủ có con bé ngƣời ở Nhổn bán bánh đúc ế khách, đang ngao ngán ngồi lót đít bằng một quyển tuyển tập phê bình văn học (Biển lạ - Nguyễn Việt Hà)
- Đang lang thang trên cầu thì gặp Huy. Huy rút trong túi ra bao thuốc Capstan mời Mây xuống tàu làm một tý cay cay. Chỉ nghe thấy thế bao nhiêu nƣớc miếng đã tứa ra rồi. (Thủy thủ ngồi bờ - Bùi Ngọc Tấn)
Ngoài việc gia tăng khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói đời thƣờng, truyện ngắn thời kỳ này có xuất hiện thƣờng xuyên những đại từ nhân xƣng suồng sã nhƣ: y, thị, hắn… Trong giai đoạn 1932 - 1945, các tác giả nhƣ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố thƣờng dùng lớp đại từ này để chỉ những con ngƣời nhỏ bé hoặc những nhân vật phản diện. Tuy nhiên, trong văn học sau 1986, với xu thế dân chủ hóa, mọi lớp ngƣời, kể cả những công dân khả kính nhất đều có thể bị gọi là y, là thị, là hắn… tùy theo ý định mỉa mai hay giễu nhại của nhà văn. “Hắn nghe ngƣời ta đồn đại khá nhiều về một quán phở kỳ lạ. Ai muốn ăn phải dậy từ rất sớm hoặc đến từ đêm khuya. Đến sớm thì đƣợc ăn phở nƣớc đầu. Đêm khuya thì ăn phở vét. Chỉ hai thời điểm ấy là vắng khách. Còn lại với loại ngƣời nhƣ hắn không đủ để thi gan với đám thực khách chỉ có mỗi việc đi ăn phở nên chờ bao lâu cũng đƣợc” - Tạ Duy Anh viết về một nhân vật trung tính trong truyện ngắn Trong quán phở gia truyền. Anh gọi “hắn” để tạo cho ngƣời đọc cảm giác gần gũi, thân mật với nhân vật của mình. Còn nhà văn Nguyễn Quang Thân, khi kể về cuộc tình vụng trộm giữa một anh chàng độc thân và một ngƣời đàn bà góa đã gọi nhân vật bằng “y” với giọng hài hƣớc nhẹ nhàng: “Y ta bảo rằng, không ngờ cơn gió heo may đầu mùa lại có thể làm tốc mất chái hồi của nhà y, có lẽ vì nhà y ở ngoài lũy
tre nên không có gì che chắn, cái chái bị bứng khỏi mái nhà rơi xuống đất lại còn gây thêm tai vạ làm nát tƣơm một luống su hào mới gieo, đè chết một con mèo tam thể cùng hai con chó mới tác mẹ. Toàn bộ vốn liếng y đã đổ vào đó với hy vọng dựng lại cái nhà quá ọp ẹp trƣớc Tết. Y buồn, y khổ, y không thể nào ngủ đƣợc trƣớc một tai bay vạ gió nhƣ thế. Và y chỉ còn nƣớc đến với chị. Y đã nhịn thèm hai năm nay, y muốn chờ chị hết tang chồng cho phải đạo nhƣng làm sao y lại phải chờ, phải đợi kia chứ?”. (Gió heo may)
Cũng có lúc, sự phát triển đến mức cực đoan của xu hƣớng đời thƣờng hóa ngôn ngữ trần thuật khiến cho đây đó, trong một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê… ít nhiều bị dung tục, tự nhiên chủ nghĩa. Nhƣng điều đáng ghi nhận hơn là có lẽ chƣa bao giờ, ngôn ngữ văn chƣơng lại gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt đến thế. Xóa bỏ quan niệm thƣờng thấy về những vùng ngôn ngữ chỉ dùng cho văn chƣơng, truyện ngắn 1986 - 2006 đã cho thấy, không loại ngôn ngữ nào đáng bị coi là vùng cấm của văn học, vấn đề là sử dụng chúng một cách đắc địa. Xu hƣớng kéo ngôn ngữ trần thuật về với hiện thực đời thƣờng đã làm ngắn lại khoảng cách giữa nhà văn và ngƣời đọc. Những câu chuyện đƣợc kể một cách tự nhiên hơn, đời hơn và do đó dễ tin hơn.
3.2.2 Ngôn ngữ giàu tính thông tin, nhịp điệu trần thuật nhanh
Nhu cầu tăng tốc độ trần thuật và dung lƣợng thông tin đƣợc đặt ra một cách chính đáng trong thời đại bùng nổ thông tin và con ngƣời sống với một nhịp độ khẩn trƣơng, gấp gáp. Sự gia tăng tính thông tin và nhịp điệu trần thuật trƣớc hết thể hiện ở lối vào truyện trực tiếp, không có phần giao đãi, thƣa gửi, rào đón lòng vòng.
Phần lớn các tác giả kể ngay vào câu chuyện.
- “Tôi và con trai đi máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Chuyến đi máy bay đầu đời của tôi và đƣơng nhiên con tôi cũng thế. Cũng nói thêm, đáng lý chúng tôi bay ngày nhƣng bay đêm giảm giá, đành vậy” (Cha và con và… tàu bay - Nguyễn Ngọc Thuần).
- 16h15. Thôi chết, muộn mất rồi. Còn chƣa đầy cây số nữa là đến bệnh viện, đƣờng lại tắc. Thế nào cũng bị càu nhàu. Không biết hôm nay bác sĩ nào trực buồng nhỉ? (Vụn sao - Phạm Ngọc Tiến)
Hoặc có thể mở đầu bằng đối thoại:
- “Anh sẽ lo cho em đầy đủ. Em có thể tin ở anh.
Hân nói. Anh cảm thấy mình can đảm lạ thƣờng. Nhƣ một ngƣời vừa hứa mình sẽ trở thành đàn ông, thành dũng sĩ trong cái trận chiến dài lƣớt thƣớt là cuộc đời. Vì tình yêu. Vì trách nhiệm”. (Hương lấy chồng - Đoàn Minh Hà)
- “Các bác có biết thịt trâu chọi ngon nhất thứ gì không? Mà này phải gọi là ông trâu đấy nhá, có thế mới thiêng, mới thành. Ngon nhất, bổ nhất là dái, tinh lực của ông trâu dồn cả vào đấy các bác ạ” (Thằng mõ trâu - Phạm Ngọc Tiến)
Hoặc khác với truyện ngắn truyền thống, đỉnh điểm, cao trào của tác phẩm ập đến ngay từ phần mở đầu:
- “Vào thời của Túc và Hảo, bỏ nhau dù đã dễ hơn xƣa nhƣng chƣa thể dễ bằng thời bây giờ của thế hệ trẻ” (Mắc Cạn - Bảo Ninh)
- “Cuối cùng thì gã đã ra đi một chuyến vĩnh viễn - Gã chồng của cô ấy mà - một gã đàn ông to lớn có hai hàng lông mày rậm rạp và cái miệng nóng giẫy đầy nhục dục. Cái miệng đã sục sạo trên thân thể cô không biết bao
nhiêu lần và để lại hàng lô lốc những vết cắn ứa máu” (Đồi hoang - Phạm Thị Ngọc Liên)
Với dung lƣợng ngắn, để thể hiện đƣợc nhiều nhất tƣ tƣởng và tình cảm qua câu chữ, truyện ngắn 1986 - 2006 buộc phải tận dụng tối đa chức năng của mỗi một từ xuất hiện trong tác phẩm.
Dƣờng nhƣ bỏ hẳn các trữ tình ngoại đề, xa rời lối viết lòng vòng nhấn nhá, thông tin đƣợc đặt lên hàng đầu trong các câu văn. Lời kể chuyện đậm tính kể, nhạt dần yếu tố miêu tả. Ngƣời đọc chứng kiến sự dồn nén của sự kiện trong từng câu văn, đoạn văn. Nguyễn Ngọc Tƣ kể chuyện về cô gái điếm dùng dằng mang thân đi bán để cứu đàn vịt trong những câu văn đầy khả năng gợi: “Chị vò đầu thằng Điền, bảo „chuyện nhỏ thôi mà, đi bắt vịt dùm chị, nhỏ cƣng‟. Và hƣớng cái nhìn sâu nhói về phía cha tôi, rất chậm rãi, chị thay áo, lấy nón, xỏ dép… Thời gian dằng dặc. Tôi biết chị chờ, hy vọng. Tôi biết, đi một quãng xa, chị vẫn còn dỏng tai đợi một tiếng gọi „quay lại đi, Sƣơng‟. Nhƣng chỉ có gió nghêu ngao xoi mói vào mảng thịt sau tà áo ngƣời phụ nữ đang xiên xiên trên bờ cỏ rập rờn” (Cánh đồng bất tận). Còn Đỗ Bích Thúy dồn cả quá trình mất ngƣời yêu của hai anh chàng dân tộc trong những câu kết truyện ngắn gọn: “Chay ngồi khóc hu hu ở mép vực. Còn Dí lững thững quay về. Dí không nói cho Chay biết, Dí vừa đến nhà Kía. Lâu lâu không thấy Kía đến chỗ hẹn, thấy nhớ quá, Dí phải đi tìm. Nhà Kía hôm nay có khách, khách không ở Chín Chải, cũng không ở Xà Tủng Chứ. Có một con ngựa tía cao to lừng lững, lông óng mƣợt buộc ở gốc cây lê, phải là một ngƣời trai rất cao lớn, bắp chân bắp tay cuồn cuộn mới cƣỡi nổi con ngựa ấy. Không biết ngƣời ấy có mang đến con dê bốn mắt nào không nhƣng tận mắt Dí đã thấy Kía mặt đỏ nhừ, mắt cƣời tít với ngƣời ta. Có con dê hay không có con
dê thì cũng thế thôi (Con dê bốn mắt). Nhƣ vậy, một trong những cách thức để các tác giả truyện ngắn đẩy mạnh tính thông tin cho câu văn là kể nhiều hơn tả. Nếu có tả, họ thƣờng tả con ngƣời trong khi đang hành động. Phƣơng pháp này vừa mở ra cho độc giả những ngả đƣờng của trí tƣởng tƣợng vừa nâng cao chất lƣợng của câu văn.
Một cách thức khác gia tăng tính thông tin cho câu văn là việc lồng ngôn ngữ nhân vật vào trong lời dẫn truyện. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn áp dụng rất thành công phƣơng pháp này. Ta có thể thấy rõ qua một số đoạn văn của ông:
- Tôi cho bắc rạp, bảo thợ mộc đóng quan tài. Ông Cơ cứ loay hoay bên đống ván vợ tôi cho xẻ hôm trƣớc. Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?”. Ông Bổng hỏi: “Ván mấy phân?”. Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván?”. Cha tôi ngồi âm thầm, trông rất đau đớn. (Tướng về hưu)
- Đoài dắt xe về nhà, thấy đồ đạc lung tung, hỏi: “Chuyện gì thế?”. Cấn cau có: “Chú có vào trong buồng này không?”. Đoài bảo: “Không”. Cấn bảo: “Chị Sinh mất chiếc nhẫn”. Đoài bảo: “Hỏi bố xem”. Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, thế là mày nghi tao lấy cắp chứ gì?”. Đoài im, nghĩ một lát rồi bảo: “Buổi sáng thằng Khảm với ba đứa bạn ngồi trong phòng này. Tôi ngờ cái thằng đeo kính, môi đỏ nhƣ son, mắt nó rất gian” (Không có Vua)
Tính thông tin tăng lên, câu văn ngày càng ngắn lại, hiệu quả trƣớc hết là tốc độ trần thuật đƣợc đẩy cao lên, nhịp truyện ngắn vì thế nhanh. Lối dẫn truyện bằng những câu văn ngắn tỏ ra phù hợp và đƣợc ƣa chuộng hơn trong thời hiện đại:
- Đám cƣới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Ba ô tô. Thuốc lá đầu lọc nhƣng gần cuối hết sạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn. Năm mƣơi mâm cỗ nhƣng ế mƣời hai. Chàng rể mặt comple đen, caravat đỏ. Tôi phải cho mƣợn cái caravat đẹp nhất trong tủ áo. Nói là mƣợn, chắc gì đòi đƣợc. Phù rể là sáu thanh niên, ăn mặc hệt nhau, đều quần áo bò, râu ria rất hãi. (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
- Hồi tối. Em nói hôm nay có sô diễn cho một hội nghị khách hàng. Giỏi lắm 11h là tan. Bọn đàn hát chúng em chỉ tới đó thôi. Tăng hai là của bọn vũ nữ chơi qua đêm nếu có bác nào tiếp đƣợc. Xong em gọi anh ngay. Văn ghen. Nhỡ em gặp lão già nào ngon hơn anh, sét đánh ngang tai, quên anh thì sao? Chúng mình mới quen nhau ba ngày? Em lƣờm. Một ngày nên nghĩa. Già trẻ không quan trọng bằng yêu hay không. Bà ngoại bảo thế. Sao bỗng dƣng em già thế không biết. Lƣờm một cái, bĩu môi một cái. Thở dài nhè nhẹ một cái. Rồi đi. (Coi như đã chết - Nguyễn Thị Thu Huệ)
Có thể nói, ngôn ngữ trần thuật là một trong những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn lớn cho truyện ngắn 1986 - 2006. Với khả năng đời thƣờng hóa cách kể chuyện, chủ động đẩy nhanh tốc độ trần thuật và sức dồn nén của thông tin, truyện ngắn tỏ ra là một thể loại phù hợp với quỹ thời gian ít ỏi của con ngƣời thời hiện đại.
3.3 Sự vận dụng các hình thức và giọng điệu trần thuật
3.3.1 Ảnh hưởng của người trần thuật ngày càng bị thu hẹp
Công việc trần thuật không chỉ dừng lại ở việc kể chuyện “Hình tƣợng ngƣời kể chuyên còn đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hoặc lập trƣờng xã hội cho cái nhìn tác
giả, làm cho sự trình bày tái tạo con ngƣời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [22; 191]. Trong văn xuôi 1945 - 1975, chủ thể trần thuật vừa là ngƣời dẫn truyện vừa là ngƣời hƣớng đạo cho độc giả. Đặc biệt, trong điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba, tính chất “có mặt khắp nơi” và “biết hết mọi thứ” khiến cho ngƣời đọc có cảm giác hình tƣợng ngƣời kể chuyện bao trùm lên tất cả. Với những đặc trƣng của một nền văn học cách mạng, ngƣời trần thuật thƣờng mang lập trƣờng cao hơn nhân vật, kể với độc giả bằng sự khẳng định đúng sai theo quan niệm của tác giả. Tuy nhiên cùng với không khí dân chủ và sự thay đổi tƣ duy nghệ thuật và quan niệm về hiện thực của văn xuôi Đổi mới - diễn ra một sự chuyển biến cơ bản trong mối quan hệ giữa ngƣời trần thuật với độc giả, ngƣời trần thuật với nhân vật. Vai trò kể chuyện của ngƣời trần thuật là không thể thay thế nhƣng tự sự đƣơng đại có xu hƣớng thu hẹp ảnh hƣởng chi phối, quyết định của ngƣời trần thuật đến việc đọc của độc giả - mở ra tối đa những con đƣờng để ngƣời đọc tự đi vào văn bản. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong chuyên luận Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định đã nhận xét: “Văn học đƣơng đại mất đi tính giáo huấn trực tiếp, không đặt các giá trị xác quyết mà tăng cƣờng đối thoại, một cuộc đối thoại phong phú trên các vấn đề xã hội và con ngƣời” [3; 185]. Trƣờng hoạt động của ngƣời trần thuật bị co hẹp lại đầu tiên ở hiện tƣợng suy giảm các yếu tố bình luận, đánh giá, trữ tình ngoại đề - vốn là những thành phần rất đƣợc ƣa dùng trong văn xuôi thế kỷ 19. Đây là ngôn ngữ của ngƣời trần thuật mang quan điểm của tác giả, thƣờng xen vào giữa các sự kiện nhằm bộc lộ một cách nhìn, một quan niệm, qua đó định hƣớng cho độc giả về một cách hiểu. Trong những đoạn văn sau, ngƣời đọc khó lòng tách bạch giữa ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngƣời kể chuyện dƣờng nhƣ đã trao quyền cho nhân vật:
- Tôi yêu quý mẹ ở tất cả những điều ấy và vẫn không nghĩ đƣợc mình sẽ sống ra sao nếu một ngày nào đó hồn mẹ sẽ bay theo một bóng mây sáng và tôi chẳng còn nơi nào nữa để quay về trƣớc mỗi mùa xuân. (Đi - Dƣơng Bình Nguyên)
- Tôi, biết bao lần muốn dấn sâu hơn, nhƣng đôi mắt em khiến tôi ngƣng lại ở những vuốt ve âu yếm và chỉ thế thôi. Tôi muốn gìn giữ cho em sự trắng trong tinh khiết vì em là thiên thần đích thực. Dù cả hai chúng ta đều chờ đợi lắm rồi điều gì đó ở phía trƣớc, giống nhƣ một khoảnh khắc thiêng liêng chƣa thể nào xâm phạm. Tôi tranh thủ từng giây từng phút đƣợc cùng