Những xu hƣớng tổ chức cốt truyện và kết cấu truyện ngắn 1986 2006

Một phần của tài liệu Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ hình thức thể loại (Trang 28)

3. Lịch sử vấn đề

1.2 Những xu hƣớng tổ chức cốt truyện và kết cấu truyện ngắn 1986 2006

1.2 Những xu hƣớng tổ chức cốt truyện và kết cấu truyện ngắn 1986 - 2006 2006

1.2.1 Kiểu cốt truyện chặt chẽ được kế thừa và phát triển đến đỉnh cao

Nhiều ý kiến cho rằng, đối với một tác giả truyện ngắn, cốt truyện không quan trọng nhƣ đối với một tiểu thuyết gia. Nhƣng thực tế, cốt truyện có vai trò thiết yếu đối với bất cứ hình thức nghệ thuật nào bao gồm sự kể. Trong văn học, cốt truyện đƣợc xác định là yếu tố đầu tiên của nghệ thuật tự sự. Cốt truyện chi phối đến nhiều yếu tố khác, ví dụ việc lựa chọn điểm nhìn, ngôi kể, quy định không gian, thời gian... Nếu phân tích hệ thống sự kiện và kết cấu tác phẩm, ngƣời ta có thể rút ra công thức của một cốt truyện mẫu mực gồm các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Ở một phƣơng diện nào đó, cấu trúc này gần với một vở kịch. Nhà nghiên cứu ngƣời Mỹ Raymond Carver từng viết: “Truyện ngắn gần với kịch. Nói rộng ra, một chất liệu cần thiết cho truyện ngắn, đó là kịch tính. Bởi lẽ, tính chất giảm thiểu đến trơ trụi của truyện ngắn đòi hỏi độ căng của kịch. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà lý luận phƣơng Tây đã ví truyện ngắn nói chung và đặc biệt là truyện cực ngắn với những vở bi kịch cổ điển” [13; 98]. Truyện ngắn hiện đại ngày nay không đòi hỏi đầy đủ 5 giai đoạn, nhƣng để có một cốt truyện hoàn chỉnh thì cần ít nhất ba điều kiện: ngƣời kể, hành động kể và câu chuyện nào đó. Cốt truyện gồm một hệ thống sự kiện, hành động mà trong quá trình vận động tạo nghĩa chúng hình thành nên cái khung của sự kể.

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 đã tạo ra đƣợc những cốt truyện chặt chẽ, cổ điển với sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Ở giai đoạn 1986 - 2006, kiểu cốt truyện này tiếp tục đƣợc phát triển lên đến đỉnh cao với những sáng tạo mới mẻ. Trong khuôn khổ của luận văn, tiêu biểu cho kiểu cốt truyện này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến 3 trƣờng hợp Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê và Phan Thị Vàng Anh. Những tác giả khác của giai đoạn này sẽ đƣợc phân tích trong những nội dung khác.

Phan Thị Vàng Anh: Trong số các cây bút văn xuôi đƣơng đại, cô con

gái nhà thơ Chế Lan Viên tạo lập đƣợc một chất giọng riêng, rất khó bắt chƣớc, dù chị viết giản dị, nhẹ nhàng và rất tự nhiên. Truyện của Phan Thị Vàng Anh ngắn, nhỏ xinh nhƣ những bài thơ, nhƣng thƣờng đƣợc kể bằng chi tiết, sự kiện, tình huống và biến cố. Với dung lƣợng nhỏ gọn, nhà văn không chọn kiểu cốt truyện đa tuyến, mà thƣờng phát triển cốt truyện đơn tuyến với những phát hiện sắc sảo về chi tiết và tình huống. Có thể nói, trong số các nhà văn Việt Nam sau 1986, Vàng Anh là ngƣời phát huy khá thành công kiểu truyện ngắn - kịch từng nổi tiếng với ngòi bút Nguyễn Công Hoan ở giai đoạn trƣớc. Trong các tác phẩm của mình, chị luôn tạo đƣợc những cốt truyện giàu kịch tích, khiến tác phẩm nhƣ những đợt sóng ngầm, lúc dữ dội, lúc dịu êm. Thành công lớn nhất của Phan Thị Vàng Anh là qua những câu chuyện dƣờng nhƣ rất nhỏ, rất vặt vãnh, chị đề cập đến những vấn đề sâu sắc, triết lý và đầy suy ngẫm về cuộc đời. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài Cái mới trong loại truyện rất ngắn đã có những nhận xét khái quát và tinh tế về truyện ngắn của Vàng Anh: “Truyện của Vàng Anh thƣờng rất ngắn. Ngắn mà vẫn là truyện ngắn, đọc vẫn xúc động, vẫn ngầm chứa kịch tính và do đó rất có sức lôi cuốn bên trong. Giọng văn Vàng Anh vừa có cái trẻ trung, vừa có cái già dặn, vừa có cái hồn nhiên, say mê của ngƣời đang trong cuộc chơi, lại vừa có

cái lãng xẹt, vô tâm của ngƣời mới chơi đã bắt đầu thấy chán, thấy cái vô nghĩa của trò chơi… Truyện của Vàng Anh là kiểu truyện ngắn hiện đại, trƣớc đây ít có ở Việt Nam” [75;176]. Với trƣờng hợp của Vàng Anh, chúng tôi chọn phân tích truyện ngắn Phục thiện.

Phục thiện không phải là truyện ngắn thực sự đặc sắc của Vàng Anh. Nhƣng đây là tác phẩm có cốt truyện đơn tuyến khá điển hình, tiêu biểu cho kiểu truyện nữ sinh của nhà văn. Cốt truyện Phục thiện rất đơn giản, đƣợc kể từ ngôi thứ nhất, xoay quanh nhân vật chính Thái Anh. Vốn là cô nữ sinh ngổ ngáo, kiêu ngạo, khi còn ở trƣờng X, Thái Anh thƣờng xuyên gây lộn với bạn bè cùng lớp. Đỉnh điểm là khi cô gây sự với Dân - bí thƣ Đoàn và bị lƣu đoàn. Sau đó, nhờ sự ƣu ái của bè bạn, Thái Anh không bị lƣu đoàn nữa. Cô quyết định sẽ chuyển sang trƣờng mới và bắt đầu công cuộc phục thiện. Với cốt truyện khá nhẹ nhàng, tác phẩm đƣợc triển khai trên chuỗi sự kiện chính nhƣ sau:

- Nhân vật tôi cãi nhau với bí thƣ chi đoàn - Dân - Tôi bị lƣu đoàn

- Tôi không bị lƣu đoàn nhờ đƣợc bầu lại, quyết định phục thiện - Dân gửi cho tôi một lá thƣ mực thƣớc, đạo lý

- Tôi chuyển sang trƣờng mới, bắt đầu phục thiện

- Tôi sống yên ổn ở trƣờng mới, dịu dàng và ngoan ngoãn - Tôi gặp lại bạn ở trƣờng cũ - sợ lộ thói xấu của mình - Tôi nuối tiếc không đƣợc sống thật với con ngƣời cũ - Tôi chơi thân với Thái Hà vì cậu ta cũng ngổ ngáo nhƣ tôi - Thái Hà lƣu ban, tôi dần thoát khỏi con ngƣời cũ

- Cảm giác nhớ đến trƣờng cũ, lớp cũ

Với kiểu cốt truyện đơn tuyến truyền thống, lấy nhân vật chính làm điểm quy chiếu để hình thành hệ thống sự kiện, Phục thiện của Phan Thị Vàng Anh là một mẫu hình khá tiêu biểu cho một lối viết của truyện ngắn đƣơng đại: từ một dung lƣợng nhỏ, có thể khắc họa rõ nét tính cách nhân vật chính thông qua hệ thống chi tiết có sức biểu hiện rõ nét.

Từ chuỗi sự kiện nhƣ đã phân tích, có thể thấy, Phục thiện đƣợc kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính. Truyện ngắn Vàng Anh vốn không quá phức tạp về mặt kết cấu. Ngoài một số truyện đƣợc trình bày theo dòng chảy thời gian (nhƣ Phục thiện, Kịch câm, Cha tôi, Bản lĩnh đàn ông…), trong những cốt truyện đơn tuyến, thỉnh thoảng chị đảo chiều, kể chuyện dựa vào dòng hồi cố của nhân vật (Khi người ta trẻ, Chuyện hồng…).

Lê Minh Khuê: Là một trong những nhà văn chung thủy với truyện

ngắn, Lê Minh Khuê đã có nhiều thể nghiệm và cách tân với thể loại này. Với những tập truyện nhƣ Cao điểm mùa hạ (1978), Đoạn kết (1980), Một chiều xa thành phố (1986), Bi kịch nhỏ (1993), Trong làn gió heo may (1999), Màu xanh man trá (2005)… chị thể hiện thành công cách nhìn mới về hiện thực và cuộc sống con ngƣời. Từ cảm hứng sử thi chuyển sang góc nhìn thế sự, đời tƣ, Lê Minh Khuê đã nhận ra con ngƣời tồn tại với tƣ cách cá nhân, cá thể; con ngƣời có những số phận, nỗi niềm riêng. Viết từ chiến tranh ra đến thời bình, mỗi một chặng đƣờng truyện ngắn của Lê Minh Khuê đều đƣợc đánh dấu bằng những đỉnh cao. Cao điểm mùa hạ khẳng định tên tuổi Lê Minh Khuê trên văn đàn; Một chiều xa thành phố - Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987; truyện ngắn Bi kịch nhỏ (tên ban đầu là Thảm kịch nhỏ) - đoạt giải thƣởng truyện ngắn hay Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1991;

Trong làn gió heo may - Giải thƣởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2000; và gần đây nhất, tuyển tập truyện ngắn Những ngôi sao, trái đất, dòng sông của chị đoạt giải thƣởng văn học quốc tế mang tên văn hào Byeong-ju Lee…

Viết rất đa dạng về đề tài và rất đều tay qua nhiều giai đoạn khác nhau, Lê Minh Khuê là nhà văn biết xây dựng nhân vật sắc sảo, chọn lọc chi tiết sắc nét, tổ chức câu chuyện chặt chẽ… Những phẩm chất trên thƣờng chỉ có đƣợc ở những truyện ngắn có dung lƣợng khá dài, có cốt truyện đƣợc tổ chức công phu. Truyện của Lê Minh Khuê là những tác phẩm có chuyện để kể, thậm chí là nhiều chuyện đan xen vào nhau. Nếu ở giai đoạn 1930 - 1945, Nam Cao từng tạo ra đƣợc những truyện ngắn đa thanh, đa tuyến, mang dáng dấp tiểu thuyết thì thời kỳ này, Lê Minh Khuê cũng tạo đƣợc những thành công tƣơng tự với những truyện ngắn nhiều mạch truyện tràn vào nhau. Bi kịch nhỏ - một truyện ngắn nổi tiếng của chị - là tác phẩm tiêu biểu cho sự thành công của những cốt truyện chặt chẽ, đa tuyến. Nếu chỉ kể lại câu chuyện, cốt truyện Bi kịch nhỏ có thể tóm gọn lại nhƣ sau: Ông Tuyên vốn là một thanh niên làng Sầm đỗ tú tài rồi ra tỉnh làm quan. Tại đây, ông cƣới một tiểu thƣ khuê các con nhà dòng dõi rồi đƣa về làng sinh sống. Cách mạng nổ ra, ông Tuyên tham gia cƣớp chính quyền, lo sợ ảnh hƣởng đến thành phần bản thân, ông bỏ mặc ngƣời vợ bụng mang dạ chửa trong cơn đấu tố ở làng để “lặn thật sâu”. Ngƣời vợ đẻ ra đứa con trai rồi chết. Trƣớc khi chết, bà giao con cho một ngƣời họ hàng đƣa đi biệt xứ. Đứa con (Quang) về sau lƣu lạc sang Pháp. Ông Tuyên thản nhiên lấy vợ mới và sinh ra một đứa con gái tên là Cay. Số phận run rủi, Quang và Cay yêu nhau mà không hề biết họ là anh em cùng cha khác mẹ. Ông Tuyên phát hiện ra sự thật và nói cho Quang biết. Quá đau khổ, Quang đã tự vẫn để giải thoát cho tất cả mọi ngƣời…

Nhƣng để kiến tạo nên một câu chuyện hấp dẫn, khác hẳn những bi kịch từng xảy ra trong thời kỳ loạn lạc của dân tộc, Lê Minh Khuê đã tổ chức tác phẩm thành 3 mạch truyện, với ngồn ngộn chi tiết và sự kiện. Kèm theo cốt truyện 3 mạch là cách kết cấu tác phẩm đầy biến hóa. Bắt đầu từ thời gian hiện tại, với mạch truyện thứ nhất là chuyến đi công tác viết báo của nhân vật tôi, nhà văn khéo léo hé lộ những manh mối ban đầu của mạch truyện thứ hai - Cuộc đời ông Tuyên - với dòng thời gian ngƣợc về quá khứ. Từ quá khứ, nhà văn lại trở về hiện tại với câu chuyện đám cƣới của ngƣời chị họ, hé lộ bi kịch của mạch truyện thứ ba - Quang và Cay. Dƣới đây là sự mô hình hóa cách kiến trúc truyện ngắn của nhà văn:

Hệ thống sự kiện Mạch truyện

- Một thanh niên giết cha ở huyện V - Tôi về huyện V điều tra, viết báo

- Nhận đƣợc thƣ bác Tuyên về đám cƣới chị Cay Chuyến công tác của tôi

- Nghe đám phóng viên kể chuyện xấu về bác Tuyên - Ngỡ ngàng vì kẻ giết cha không hề hối hận

Tƣợng

- Ông Tuyên đỗ tú tài rồi lên tỉnh làm quan trƣng

- Ông cƣới tiểu thƣ con nhà dòng dõi

- Ông tham gia chính quyền khi bà Tuyên mang thai cu Tị - Bỏ mặc vợ con bị đấu tố ở quê nhà

- Bà Tuyên chết, giao Tị (Quang) và một bức ảnh cho bà Hàn Cuộc đời ông Tuyên

- Bà Hàn và con nuôi lƣu lạc sang Pháp - Ông Tuyên thành quan to

- Ông cƣới vợ và sinh ra cô con gái tên Cay - Quang và Cay yêu nhau

- Tại lễ ra mắt con rể, ông Tuyên nhận ra Quang nhờ tấm ảnh Nhân

- Đau đớn vì đối diện với quả báo từ quá khứ quả

- Cay vốn là tiểu thƣ con nhà giàu, sống cuộc đời sung sƣớng - Cay lấy một tay kỹ sƣ “đào mỏ”

- Cay bỏ anh chồng kỹ sƣ

- Yêu Quang – một Việt kiều mang quốc tịch Pháp

- Đƣa ngƣời yêu về giới thiệu với bố mẹ Quang và Cay

- Quang và Cay đến thăm nhân vật tôi

- Quang cho tôi xem bức ảnh của tôi thời nhỏ

- Quang biết sự thật, anh là anh trai của Cay - Quang lặng lẽ ra đi không từ biệt ngƣời yêu - Quang tự tử

Nhƣ đã thể hiện ở mô hình trên, ba mạch truyện của tác phẩm liên hệ chặt chẽ với nhau. Mạch truyện thứ hai có quan hệ nhân quả với mạch truyện thứ nhất, là sự lý giải sâu sắc cho tấn bi kịch ở hiện tại. Mối tình cay nghiệt của Quang và Cay là sự trả giá cho những hành động vô đạo mà bố họ đã

phạm phải thời tuổi trẻ. Nếu không vì danh vọng cá nhân để mặc vợ chết tức tƣởi và con trai phải lƣu lạc, ông Tuyên đã không phải sững sờ chứng kiến cảnh hai đứa con ruột của mình yêu nhau. Kết thúc truyện, với cái chết của Quang, nhà văn có điều kiện khám phá tối đa ý nghĩa của bi kịch và nhìn số phận con ngƣời từ nhiều góc độ. Chỉ với hai mạch truyện đó, cũng đã đủ tạo thành một truyện ngắn dày dặn. Nhƣng Lê Minh Khuê vẫn lồng tiếp vào câu chuyện mạch truyện thứ nhất về một gã thanh niên giết cha. Mối liên hệ này tạo ra ý nghĩa biểu trƣng, đƣa lại trƣờng nghĩa rộng hơn cho tác phẩm. Nó khiến ngƣời đọc nghĩ đến mô hình tội ác và trừng phạt đã khá phổ biến trong văn học phƣơng Tây. Do vậy, truyện ngắn không chỉ là một “chốc lát” mà là sự chiếm lĩnh cuộc sống một cách toàn vẹn, khái quát hiện thực rộng lớn, lý giải hiện thực sâu sắc.

Với mục tiêu phản ánh và khám phá những mảng đa dạng và đầy biến động của cuộc sống, gây ấn tƣợng sâu đậm về sự thăng trầm của số phận con ngƣời, Lê Minh Khuê đã có nhiều đổi mới trong việc kiến tạo cốt truyện và kết cấu. Đó là sự triển khai cốt truyện chặt chẽ, đan xen nhiều mạch, có xu hƣớng tiểu thuyết hóa. Ngoài Bi kịch nhỏ, có thể thấy rõ những đặc điểm này qua các tác phẩm khác của chị nhƣ: Anh lính Tony D., Đồng đô la vĩ đại

Nguyễn Huy Thiệp: Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Huy

Thiệp chỉ viết chừng hơn 50 truyện ngắn. Tuyển tập những tác phẩm này vừa đƣợc in lại đầy đủ trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng chỉ vừa đủ dày dặn do Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2006. Chỉ với chừng ấy thôi, Nguyễn Huy Thiệp đã là một trong những tác gia truyện ngắn đƣơng đại xuất sắc của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trong trào lƣu Đổi mới của Việt Nam, là một

hiện tƣợng tiêu biểu nhất của trào lƣu đó. Tuy nhiên, trong khi văn học Đổi mới đang hăng hái làm công việc phơi bày, tố cáo những hiện tƣợng xã hội phức tạp thì Nguyễn Huy Thiệp không lao vào dòng chảy chung đó. Anh đi theo một con đƣờng khác: rất sớm, từ nhiều góc độ khác nhau, đa dạng lắm lúc đến khiến ta kinh ngạc, khi trực tiếp, khi qua nhiều khúc xạ phong phú, khi quyết liệt, dữ dằn, thậm chí trắng trợn, khi đằm thắm và đầy chất thơ, anh cố lần ngƣợc lên cho đến ngọn nguồn của những hiện tƣợng xã hội ấy, gợi ra những căn nguyên tiềm ẩn lâu dài... Anh đƣa văn học hiện đại Việt Nam đến một bƣớc chuyển rất quan trọng: một nền văn học có ý thức mạnh mẽ làm chức năng là tấm gƣơng tự soi mình của dân tộc, và của con ngƣời” [44; 8]. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể không tính đến cốt truyện. Điều này giải thích vì sao, nhiều truyện ngắn của ông đƣợc chuyển thể thành phim và kịch bản sân khấu. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp, ngay cả những truyện ngắn luận đề thì đều có một cái cốt rõ ràng, tóm tắt đƣợc, kể đƣợc.

Hệ thống sự kiện, tình huống làm nên cốt truyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thƣờng rất phong phú, ngồn ngộn. Trong mỗi một sự kiện, nhà văn

Một phần của tài liệu Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ hình thức thể loại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)