3. Lịch sử vấn đề
2.1 Một số mẫu nhân vật nổi bật
2.1.1 Con người cô đơn
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, cô đơn là một trong những chủ đề kiêng kị, bị đa số các nhà văn né tránh. Bởi khi tồn tại với tƣ cách con ngƣời tập thể, nhân vật sẽ đƣợc bủa vây xung quanh là bạn bè, đồng đội, dân tộc, đất nƣớc… họ không có không gian để quan tâm đến đời sống riêng tƣ của mình, và do đó, không cảm thấy cô đơn. Nhƣng văn học sau 1975, với sự xuất hiện của con ngƣời cá thể, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân,
con ngƣời thƣờng xuyên đối diện với chính mình. Thêm vào đó, bƣớc vào thời kỳ mở cửa, nhiều giá trị đạo đức, xã hội bị đảo lộn so với thời chiến. Con ngƣời dễ bị ngợp, dễ cảm thấy cô đơn trong cái môi trƣờng sống nhộn nhạo của chính mình. Cô đơn là trạng thái biểu hiện nỗi đau sâu sắc nhất, là tột cùng của sự bơ vơ, trống trải, cô đơn cũng chính là một dạng bi kịch nhân sinh. Truyện ngắn 1986 - 2006 đã bám vào nỗi cô đơn, nhƣ một cách biểu hiện đầy đủ các trạng huống sống của con ngƣời thời hiện đại.
Con ngƣời cô đơn vì lạc thời: Một bộ phận lớn nhân vật của văn học
1986 - 2006 là những con ngƣời vừa cởi bỏ quân trang, bƣớc ra từ chiến tranh. Vốn đã quen với súng đạn, họ không chịu đựng nổi sự yên bình quá mức; vốn đã quen với lối sống sẻ chia thời chiến, họ không chấp nhận nổi thứ quan hệ tiền trao cháo múc thời kinh tế thị trƣờng. Bi kịch nảy sinh từ đó. Không hòa nhập đƣợc với thời đại, họ lạc lõng, cô đơn gặm nhấm chiến công của chính mình và dần dà trở thành một kẻ lạc thời giữa cuộc sống ồn ào, tấp nập. Truyện ngắn 1986 - 2006 đã kịp lƣu lại dấu ấn của một lớp ngƣời nhƣ vậy, trƣớc khi họ trở thành những ngƣời muôn năm cũ. Trong vô vàn những chân dung ghi lại, có một vài nhân vật gây ấn tƣợng đặc biệt, mang khuôn mặt cho cả một thế hệ.
Một trong số đó và đáng đƣợc coi là nhân vật mở đầu cho mẫu hình con ngƣời lạc thời cô đơn là ông thiếu tƣớng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc nhận xét về truyện ngắn kiệt xuất này nhƣ sau: “Tướng về hưu, bằng một lối viết lạnh lùng, phơi bày một hiện tƣợng chƣa từng thấy trong văn học trƣớc đó: sự hoang mang và bất lực của một ngƣời anh hùng trong chiến tranh trƣớc thực trạng hỗn loạn của xã hội sau chiến tranh. Tác phẩm gây chấn động dƣ luận” [44; 2]. Vốn là anh
hùng của thời chiến, cuộc sống thời bình chƣa kịp xếp chỗ cho ông tƣớng về hƣu. Ông không hòa nhập đƣợc ngay trong chính gia đình mình. Vốn là ngƣời tôn trọng các giá trị truyền thống, ông Thuấn không chịu đựng nổi sự táng tận lƣơng tâm của con ngƣời khi chứng kiến cảnh con dâu mang những hài nhi đã chết đem nấu cho chó ăn. Cuối cùng, những toan tính sặc mùi vật chất của con cái, em út trƣớc cái chết của ngƣời vợ đã vét cạn tình yêu cuộc sống trong ông. Không ít lần, nỗi cô đơn đã đƣợc chính các nhân vật trong truyện gọi đúng tên của nó. Con trai ông Thuấn cay đắng nhận xét: “Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa”. Còn ông tƣớng về hƣu tự ý thức một cách đầy đủ: “Cha tôi bảo: „Sao tôi cứ nhƣ lạc loài‟”. Chính vì thế, cái chết của ông Thuấn, ở một góc độ nào đó, chính là một kết thúc nhẹ nhàng cho bi kịch của con ngƣời lạc thời. Ngoài ông Thuấn, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn không ít những nhân vật cô đơn khác nhƣ thầy giáo Triệu trong Những bài học nông thôn, Nguyễn Phúc Ánh trong
Vàng lửa… Là một ngƣời sống vắt ngang hai thời kỳ, hơn ai hết, Nguyễn Huy Thiệp thấu hiểu mặc cảm lạc loài này.
Cũng nằm trong motif những con ngƣời lạc loài nhƣng bi kịch của ngƣời cha trong Hoa nở trên trời (Nguyễn Thị Thu Huệ) lại xuất phát từ khát vọng muốn níu giữ những vẻ đẹp truyền thống. Cuộc sống của ngƣời đàn ông ở vƣờn đào Găng “buồn nhƣ phận những cây đào. Quanh năm khẳng khiu gầy guộc nhƣ những cành củi khô, bỗng một ngày nắng trải ấm áp triền miên, từng rừng hoa nở đỏ hồng nhƣ cuộc sống đƣợc hồi sinh”. Bởi vậy, khi có chủ trƣơng dỡ bỏ vƣờn đào để xây dựng các tòa nhà cao ốc, những ngƣời dân vƣờn đào Găng nhƣ ông bỗng chốc hoang mang, mất mát. Họ cố níu kéo nét đẹp xƣa một cách vô vọng, bằng việc tạo nên những vƣờn đào treo nhỏ xíu trên tầng thƣợng - một nỗ lực yếu ớt chống lại sự biến đổi mạnh mẽ của thời cuộc.
Không phải đến bây giờ, văn học mới khám phá ra nỗi cô đơn của con ngƣời lạc thời. Cô đơn là một cảm hứng lớn của văn học lãng mạn, đặc biệt là giai đoạn 1932 - 1945. Xuân Diệu từng thốt lên: “Ta là Một là Riêng là Thứ nhất/ Không có ai bè bạn nổi cùng ta”. Vũ Hoàng Chƣơng cũng từng than thở: “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ/ Một đời ngƣời u uất nỗi chơ vơ”. Nhƣng đây là sự cô đơn đầy ý thức, đầy kiêu hãnh của những con ngƣời quay lƣng lại với xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng. Họ không tìm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc đời nên cảm thấy bơ vơ và chơi vơi. Họ thoát ly khỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhƣng lại không hòa hợp đƣợc với xã hội nhố nhăng, nhũng nhiễu lúc bấy giờ. Họ tự tách mình ra nên trạng thái cô đơn là một hệ quả tất yếu. Còn những con ngƣời của văn học 1986 - 2006 lại khác. Họ tìm cách hòa mình vào xã hội những vẫn không chen nổi vào đời sống, không tìm thấy tiếng nói chung với những ngƣời xung quanh mình - điều hiếm khi xảy ra trong giai đoạn văn học mang tính sử thi 1945 - 1975.
Ngoài mẫu hình con ngƣời lạc thời, truyện ngắn 1986 - 2006 còn miêu tả nỗi cô đơn ở một dạng thức khác. Họ viết về nỗi cô đơn nhƣ một trạng thái tâm lý của con ngƣời thời hiện đại.
Con ngƣời hiện đại cô đơn vì không biết chăm sóc đời sống tinh thần, họ mải mốt trong cuộc chạy đua tìm kiếm những giá trị vật chất. Nhân vật ông cậu trong truyện ngắn Nước mắt đàn ông của Nguyễn Thị Thu Huệ là một ngƣời đàn ông rất giàu có: “Cậu mày thành tỷ phú”. Cuộc sống gia đình ông thừa thãi về vật chất nhƣng rất nghèo nàn tình cảm. Con ngƣời giàu có ấy luôn cô đơn giữa những ngƣời thân. Ông muốn thay đổi, muốn có lại tuổi trẻ để bắt đầu lại nhƣng bất lực. Suốt cả một phần dài của cuộc đời, ông đã đánh đổi hạnh phúc để chạy theo đồng tiền. Đến nay, một chút kỷ niệm với ngƣời
bạn gái cũ ông cũng không còn giữ lại đƣợc. Đồng tiền có sức mạnh khủng khiếp, nhƣng phải chăng, nó bất lực trƣớc nỗi cô đơn của con ngƣời. Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê đã nhìn thấy sự cô độc của những con ngƣời bị vật chất bủa vây - đó cũng chính là mặt trái của xã hội thời kinh tế thị trƣờng.
Cuộc chạy đua với quyền lực và những giá trị vật chất sẽ trở thành bi kịch khi nó len lỏi vào cuộc sống gia đình. Truyện ngắn Đất màu của Ma Văn Kháng là một ám ảnh lớn về nỗi cô đơn của ngƣời phụ nữ trải dài từ trong chiến tranh ra đến thời bình. Trong chiến tranh, Dự là một mảnh đất màu “không đƣợc xới xáo”. Chồng ra mặt trận, một mình ở nhà với mẹ chồng, Dự phải giải tỏa những khát khao rất đỗi bản năng bằng những giờ liền hùng hục đào đất dƣới đêm trăng. “Thoạt đầu, Dự nhận ra ngực mình dội lên từng cơn đau tức rất khó chịu; hai bầu vú mẩy mang của nàng nhƣ hai sinh vật nhỏ đeo bám nàng cứ rung nẩy theo mỗi nhịp cuốc hạ. Sau thì quen. Sau thì mộng ƣớc đắm chìm trong thao tác. Nàng mất cảm giác đau tức, vƣớng víu. Lƣỡi cuốc mất sức nặng tự thân. Nó tự sản ra cơn say. Nó tự động bổ phầm phậm xuống đất. Trong mê man nó, nó xới lật cả vùng đất đêm qua nàng vừa xới lật. Và không chỉ là đêm qua. Cả tuần lễ nay, cả tháng nay nhƣ thế rồi”. Dự tìm đến với anh cán bộ khí tƣợng gần nhà nhƣ một cách giải tỏa tất yếu cho những khát khao bị kìm nén.
Nhƣng đó mới chỉ là đau khổ, chƣa đến độ bi kịch. Bi kịch thực sự chỉ xảy ra khi chồng Dự từ mặt trận trở về. Quá mải mê với những cuộc chạy đua danh vọng, quyền lực, Phùng không thèm đụng đến vợ, anh chỉ lợi dụng sự thông minh, sắc sảo của cô nhƣ một bàn đạp cho cuộc tiến thân của mình. Kết cục, Phùng chết trong cơn mê danh vọng đến điên loạn. “Phùng đột quỵ vì
xuất huyết não… Mắc chứng huyết áp cao đã lâu, nhƣng bệnh nhân không chạy chữa, lại thêm tinh thần lúc nào cũng ở trong trạng thái trƣơng căng liên tục vì những mƣu toan, tính toán cho công cuộc tiến thân. Trạng thái tâm lý đó đã dẫn đến sự xuất hiện những ổ tiêu cực trong tâm não. Và cái chết nhƣ một thói quen tệ hại của tự nhiên đã là cái kết thúc tuyệt đối cuộc sống của một ngƣời đàn ông đam mê đến khốn khổ trên con đƣờng kiếm chác danh vọng”. (Đất màu - Ma Văn Kháng)
Nguyễn Thị Thu Huệ, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp là những ngƣời đã khơi rất sâu vào nỗi cô đơn của con ngƣời. Dƣờng nhƣ các nhà văn lão luyện vẫn là những cây bút sành sỏi hơn trong việc khơi sâu vào trạng thái tâm lý này. Tuổi tác và sự từng trải đã cung cấp cho họ quyền năng đó.
Cảm thức cô đơn, nỗi hoang mang âu lo trƣớc bao điều phi lý dƣờng nhƣ đang đậm dần trong tâm thế con ngƣời hiện đại và khi đƣợc khúc xạ vào văn chƣơng cũng thƣờng mang gƣơng mặt của cái bi. Rất nhiều tác giả đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng mất khả năng giao tiếp giữa các cá nhân. Đời sống hiện đại đầy đủ tiện nghi, với sự phổ biến của Internet, con ngƣời chỉ cần khép cửa phòng cũng có thể biết diễn biến từng giờ, từng phút trên thế giới mà không cần giao lƣu với bạn bè và gia đình. Chính điều này đã khiến cuộc sống của họ trở nên tẻ nhạt. Mặt trái của cuộc sống hiện đại là nó tạo nên tệ nạn, tạo nên sự rời rạc trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Những mảnh vỡ của tác giả Việt Hƣơng là câu chuyện diễn ra đằng sau cánh cửa một gia đình tƣởng nhƣ hạnh phúc. Bố mẹ và cậu con trai mới lớn nhƣ ba ốc đảo trong một căn nhà khép kín. Ở tuổi tò mò, Mạnh bắt đầu say sƣa với những cuộc trò chuyện trên mạng. Một lần, cậu bé vô tình “gặp” một ngƣời phụ nữ đau khổ với cuộc sống gia đình. Nhầm Mạnh là một ngƣời đã trƣởng thành,
chị đã trút bầu tâm sự với cậu bé về ngƣời chồng ngoại tình và cảm giác lao xao của chính mình khi gặp phải một ngƣời đàn ông khác. Chỉ khi vào phòng mẹ, Mạnh mới vô tình phát hiện ra, ngƣời phụ nữ đang nói chuyện cùng cậu trên mạng không ai khác mà chính là mẹ. “Nó không phải là ngƣời lớn, nó chỉ đau lòng khi thấy những ngƣời lớn thân yêu nhất đã lừa dối nó. Thiên đƣờng hạnh phúc của nó nát vụn. Những mảnh vỡ cứa sâu vào con tim non nót, ngây thơ. Nó nghĩ đến sự hiện diện vô nghĩa của nó trong ngôi nhà này. Nó cần phải đi. Có thể khi không còn phải chịu đựng nhau vì nó, bố mẹ sẽ dễ quyết định hơn”. Thế giới hiện đại đã khiến con ngƣời khép lòng lại với nhau và mở trái tim mình với thế giới ảo. Vì thế mà bao quanh họ luôn bao vây bởi nỗi cô đơn thƣờng trực.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn trẻ viết nhiều về sex. Tình dục, ở một góc độ nào đó, nhƣ một phƣơng tiện để họ biểu hiện sự gắn kết mang tính bản năng ít nhiều còn sót lại giữa con ngƣời với nhau. Phía sau khe cửa
của Cấn Vân Khánh là câu chuyện về một ngƣời đàn ông đau khổ, cô đơn vì không chia sẻ đƣợc với vợ. Ông buông mình vào cuộc tình với cô bé osin mới 17 tuổi. “Cả cuộc đời lăn lộn vì vợ, vì con, đến cuối đời, sau một cơn tai biến, tôi chỉ còn chiếc giƣờng làm bạn. Nó là vật vô tri, vô cảm cho dù tôi có úp mặt vào thành giƣờng hay đập đầu lên nó, nó vẫn nằm im lìm, nằm lù lù một chỗ… Cái gọi là tình cảm vợ chồng ngày càng mối mọt, hoen rỉ theo sự bào mòn của thời gian, khiến mọi cái trở nên khô ráo và cạn kiệt. Nhƣng đời tôi, một ngày kia. Đã có em”. Nhƣng cuối cùng, ông già chết, sau khi đã trút hết sức lực trong một cơn đam mê với ngƣời tình nhỏ tuổi.
Cùng với Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu cũng làm nên hiện tƣợng của văn học năm 2005 với truyện ngắn Bóng đè. Truyện đậm những trang viết
về sex, từng gây ra nhiều nguồn dƣ luận khác nhau. Tuy còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhƣng nhìn vào cuộc sống gia đình của hai nhân vật chính, ngƣời đọc sẽ tìm thấy rất ít sự chia sẻ, ngoài nghĩa vụ mang tính bản năng giữa hai ngƣời. Thụ dƣờng nhƣ chỉ hoàn thành tốt vai trò của ngƣời chồng với tƣ cách là ngƣời đàn ông nhạy cảm trƣớc những nhu cầu bản năng của vợ chứ hầu nhƣ không chia sẻ tâm tình, tìm hiểu những suy nghĩ của cô. Nếu giữa họ có sự sẻ chia, ngƣời đọc đã không bắt gặp tâm thế hoang mang trải dọc suốt câu chuyện nhƣ thế. “Thụ mang ánh nhìn lạnh lẽo trên suốt chuyến tàu xuôi về thành phố. Tôi có cảm giác anh giống một pho tƣợng ai đặt cạnh mình. Anh nín lặng, làn da chỗ đỏ ửng, chỗ nhợt nhạt. Những cánh đồng trơ hoác gốc rạ chạy tăm tắp trong nhập nhoạng hoàng hôn. Tôi không dám nhìn thẳng mặt chồng, chỉ len lén chăm chú lên đôi tay Thụ dƣờng nhƣ dài hơn, bất động hơn, khoanh vòng nhiều hơn trƣớc vùng ngực phẳng”. Lớn lên sau chiến tranh và là thế hệ đầu tiên hƣởng thụ những thành quả phát triển vƣợt bậc của kinh tế và khoa học, các tác giả trẻ, hơn ai hết, thấm thía nỗi cô đơn của một cuộc sống thừa thãi về vật chất nhƣng thiếu thốn tình cảm và những mối giao tiếp cộng đồng.
Truyện ngắn giai đoạn 1986 - 2006 còn khắc họa nỗi cô đơn của những con ngƣời quá nhỏ bé hay những kẻ sống cuộc đời của vô vị, nhạt nhẽo. Truyện Ông gàn của Nguyễn Phan Hách kể về một chuyên viên làm tại một viện nghiên cứu khoa học xã hội. Ông tự tách biệt mình khỏi tập thể bởi lối sống gàn dở, thích chê bai ngƣời khác, luôn suy nghĩ ngƣợc, tỏ vẻ khinh bạc với tất cả mọi thứ. Ông đơn độc từ ở cơ quan cho đến trong nhà mình. Nguyễn Phan Hách đã khắc họa nhân vật ông gàn nhƣ một điển hình cho kiểu ngƣời cô độc vì tự chọn cho mình một lối sống lập dị, khác ngƣời. Nhà văn viết: “Ông bị vợ con coi thƣờng vì không có tiền, mà sự nghiệp thì chỉ là anh
chuyên viên nghiên cứu tàng tàng. Ông giải tỏa nỗi uất hận ấy vào thái độ khinh bạc, chán chƣờng, chê bai tất cả. Ông giống nhƣ thầy đồ gàn trong lũy tre làng xƣa, chẳng làm nên công trạng gì, ngồi gõ đầu trẻ, có chút chữ nghĩa trong đầu, bất đắc chí, gàn bát sách”. Xét cho cùng, họ là những con ngƣời đáng thƣơng, đáng tội.
Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà văn đặc biệt tài năng khi miêu tả nỗi cô đơn của những con ngƣời nhỏ bé trong xã hội. Có ít nhất hai tác phẩm, chị viết về