Đối thoại gia tăng mạnh tính khẩu ngữ

Một phần của tài liệu Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ hình thức thể loại (Trang 79)

3. Lịch sử vấn đề

2.2.2.1Đối thoại gia tăng mạnh tính khẩu ngữ

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân xác định: “Ngôn từ đối thoại là sƣ giao tiếp qua lại (thƣờng là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động đƣợc chuyển đổi luân phiên từ phía này sang

phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều đƣợc kích thích bởi phát ngôn có trƣớc và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy… Ngôn từ đối thoại và độc thoại là phƣơng tiện nghệ thuật chủ yếu để tái tạo các hành vi của con ngƣời và các giao tiếp về tinh thần giữa họ, đƣợc kết hợp với các quá trình tƣ duy vốn nhuốm màu ý chí, cảm xúc của họ” [7; 130]. Đối thoại cho phép nhà văn khám phá tính cách của nhân vật và truyền tải sự khám phá đó đến với ngƣời đọc.

Đối thoại nhân vật trong truyện ngắn 1986 - 2006 giàu tính khẩu ngữ. Với sự vận động ngày càng gần gũi với hiện thực, văn học sau Đổi mới

bám sát cuộc sống ngay trong cách chọn lọc chi tiết và sử dụng lời ăn tiếng nói cho nhân vật. Chuyến xe giữa trưa mát dịu của Lê Văn Thảo là câu chuyện về một tên tội phạm mà ngƣời kể chuyện vô tình gặp trên một chuyến xe. Hắn làm bảo kê nhà hàng, rồi giết ngƣời, rồi bị truy nã. Hắn lẩn trốn về miền Tây và tình cờ gặp gỡ một cô gái bị ép uổng cƣới một tay đầu gấu. Hai ngƣời gắn bó với nhau trong rừng đuốc hẻo lánh. Không bao lâu sau, tung tích tên tội phạm có nguy cơ bị lộ. Hắn muốn bỏ trốn, nhƣng bị cô gái bám riết lấy mình. Hắn đành đem cô gái lên thành phố hứa tìm việc làm cho cô. Nhƣng khi không thể tìm cho ngƣời bạn gái tình cờ một nơi nƣơng thân an toàn, tên tội phạm ép cô gái trở về bản xứ và cho cô toàn bộ số tiền hắn cƣớp đƣợc. Sau đó, hắn đi đầu thú. Nhà văn đã diễn tả sinh động lời ăn tiếng nói của các nhân vật sống trong xã hội đen qua những đoạn đối thoại cộc cằn, thô lỗ:

“Lần này điện thoại xong gã ngồi chờ, lúc sau hai ngƣời đến, một gã cũng vằn vện nhƣ vậy, hai ngƣời nhìn nhau hầm hè một lúc rồi bắt đầu nói, tranh nhau không ai chịu nghe ai:

- Mày mò về làm chi, giở trò quái quỷ gì… - Chuyện tao không mắc mớ gì tới mày… - Vậy biến mẹ mày đi

- Có chuyện nhờ một chút… Có đứa con gái - Thôi dẹp chuyện đàn bà con gái

- Vậy nói chuyện gì? Hay tao moi ruột mày đòi nợ - Tao nợ gì mày? Biến mẹ mặt mày đi…”.

Ở một đoạn khác: “- Con nhỏ đâu?

- Tao giữ gái cho mày à?

- Không phải gái mà là vợ tao, tao sắp cƣới có đặt tiền cọc rồi - Kệ cha mày

- Du côn phải không? Biến mẹ mặt mày đi…”

Lối nói chuyện “mày tao”, những câu chửi thề và kiểu nói cộc cằn không đầu không cuối đúng là chỉ có thể rơi ra từ miệng của những kẻ giang hồ, đầu gấu. Đọc những đoạn đối thoại này, ngƣời đọc nhƣ đƣợc xâm nhập vào thế giới đầy thù hằn, tội ác của những kẻ đã quen sống vất vƣởng đƣờng phố, quen đâm chém và coi việc đối xử văn minh, lịch sự giữa ngƣời và ngƣời là điều quá xa xỉ.

Trong truyện Đám cưới, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc dẫn đoạn đối thoại của một nhóm các nhân vật sống trong một cộng đồng ít học, quen thói chửi thề nhƣ sau:

“- Đ.m. con Út Chót này hên, báo lúc này đ.m. lác đác đăng tin đ.m. gái quê đi lấy chồng đ.m. Đài Loan. Đ.m. đa số bị gạt đ.m. mà con này tổ chức đƣợc ở đây là đ.m. hay quá rồi.

- Đ.m. hôm nay ngày cƣới của họ. Đ.m. phải kêu nó là đ.m. Hồng Nhung Nhỏ chớ đừng kêu là đ.m. Út Chót nữa.

Cháu bà Kiều chen vô:

- Đ.m. Bán bia ôm mà gặp đƣợc ông chồng đẹp trai đ.m. tử tế, gia đình chồng lại đàng hoàng nhƣ vậy là hiếm lắm đó.

Em vợ mới của anh Tƣ Không Cầu có lẽ vì là ngƣời mới nhập xóm nên ngó bộ là ngƣời biết kiềm chế nhất :

- Hôm nay đám cƣới, đ.m. lại là đám cƣới ở Continental đ.m. tụi bây ráng đừng có đ.m. chửi thề”.

Việc để cho nhân vật đƣợc nói bằng chính ngôn ngữ của chính nó đã khiến cho truyện ngắn trở nên gần gũi hơn, kích thích trí tƣởng tƣợng sống động của ngƣời đọc về tính cách và hình ảnh của nhân vật mà họ đang tiếp xúc.

Ngoài bậc thầy Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn Lê Minh Khuê là một trong những tác giả viết đối thoại rất giỏi. Đối thoại của chị thƣờng ngắn gọn, nhƣng chứa đựng lƣợng thông tin lớn, có khả năng phơi bày đến tận cùng chân dung, tính cách của nhân vật đƣợc miêu tả. Trong truyện Anh lính Tony D., chị ghi lại cuộc nói chuyện giữa hai bố con khi đứa con nghi ngờ ông bố ăn trộm tiền của mình :

- “Nôn ra. Một mình ông ăn không xuôi đâu. Nôn ra cho tôi đi nộp đề. - Tao không lấy, tao thề.

- Thề cái con chó. Nếu ông không lấy thì tự cầm con dao kia rạch mặt ra cho tôi xem, không là tôi bóp cổ ông chết.

- Tha cho tao, tao không lấy của mày đâu… - Rạch mặt đi

- Thôi, đau lắm tao chịu sao đƣợc?

- Không rạch thì chặt đi một ngón tay…”

Đoạn đối thoại lạnh lùng và khốc liệt này khiến ngƣời đọc nhớ đến các nhân vật trong Không có Vua của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là những cuộc nói chuyện tự nhiên, trần trụi, với sự xung đột, đối chọn gay gắt giữa các lƣợt lời nhân vật. Sự đảo lộn về trật tự thứ bậc cha con trong giao tiếp đã phơi bày một cuộc sống bị đồng tiền ngự trị và chi phối - mặt trái của xã hội thời kinh tế thị trƣờng những năm sau Đổi mới.

Không chỉ có thứ ngôn ngữ thô nhám của khẩu ngữ hoặc lối nói dân gian, lối nói mới mẻ, phóng túng mà rất hiện đại của lớp trẻ cũng làm cho

tác phẩm cập nhật hơn với đời sống. Ngƣời đọc tìm thấy trong tác phẩm

của các nhà văn trẻ lối sử dụng ngôn ngữ thời đại Internet, của ngôn ngữ chat, của hiện tƣợng bóp méo tiếng Việt, của sự thêm nếm các tiếng đệm nhƣ: kaka, keke, ặc ặc, bít hông (biết không), làm seo (làm sao), cái rì (cái gì)… Nhà văn Hồ Anh Thái thậm chí còn có hẳn một truyện ngắn không dấu ghi lại một cuộc chat tiếng Việt giữa hai nhân vật chính - truyện Nham. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“- thucphamoan: Than nhien the thoi. Chang co gi xay ra. Hang trieu cuoc chat chit tren mang nhu the nay, nhung chi co mot vai ke lieu linh hen ho ngoai doi, roi chung thanh vo thanh chong…

- galacdan: Anh noi dua day. Anh khong phai la lao hang xom 50 cua em. Ke giau xoi chang bao gio di nha hat xem mua! Anh cung khong phai la ga trai 24 tuoi, dau nhuom xanh do nhu con vet, di xe @.

- thucphamoan: khong can thong minh nguoi ta cung co the nghi ra nhung chan dung cong thuc nhu vay. The thi anh la ai?”.

Chúng tôi nhận thấy, kiểu sử dụng từ lóng, ngôn ngữ hiện đại này chƣa thể đƣợc coi là một phƣơng tiện mở rộng vốn từ hay đóng góp lớn vào việc phát triển tính cách nhân vật. Chúng đơn giản chỉ là dấu hiệu dán mác thời đại, mác thời gian lên một giai đoạn mà xã hội có nhiều biến chuyển về khoa học công nghệ. Nó là một thứ dấu ấn chƣa từng xuất hiện trong các giai đoạn văn học trƣớc đó.

Sự gia tăng tính khẩu ngữ trong đối thoại giữa các nhân vật khắc họa những tính cách đậm màu sắc vùng miền. Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút

chuyên về đề tài Nam Bộ. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của chị thể hiện rõ dấu ấn và sự chân chất trong lời ăn tiếng nói của ngƣời dân nơi đây:

- “Anh Hai tính chừng nào đi?

- Hai ba bữa nữa. Đi chuyến này chắc qua tới miệt Khánh Hà, chắc đi lâu mới về.

Ngƣời đàn bà cúi xuống cắn chỉ, che cái thở dài - Cô út à, tôi… có chuyện muốn nói với cô Chị làm rối chỉ:

- Gì vậy anh Hai?

- Sáng nay tôi gặp thằng bạn, nó mới chạy bầy vịt từ nông trƣờng qua. Tôi hỏi, nghe nói thợ gặt An Bình ở đó.

- Anh Hai

Ông bƣớc xuống đẩy mớ vỏ dừa vô mẻ un. Xơ dừa mịn, cháy rực rồi tắt ngấm.

- Ảnh tên Sinh phải hôn cô út? Ờ Sinh, ảnh… cũng đang gặt bên đó, cô út à.

- Anh Hai”.

(Cái nhìn khắc khoải - Nguyễn Ngọc Tƣ)

Thƣờng viết về đề tài miền núi, nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy cũng sử dụng lời ăn tiếng nói của ngƣời dân tộc để làm nổi bật bản tính thật thà, thẳng nhƣ ruột ngựa của ngƣời vùng cao. Trong truyện Con dê bốn mắt có đoạn đối thoại:

“Trên đƣờng về, Dí đi trƣớc, đứng đợi Chay dƣới gốc một cây dẻ, chìa ra trƣớc mặt Chay một cục tiền dày cộp:

- Bán cho tao. -Chay thủng thẳng: - Bán gì?

- Con dê, con dê bốn mắt của mày. - Không bán đâu

- Chê ít à?

- Không chê, cũng không bán. Phải để hỏi vợ chứ. - Nhƣng nó không thích mày.

Còn trong truyện ngắn Bản lĩnh đàn ông, nhà văn Phạm Hoàng Hải ghi lại cuộc trò chuyện (mà nhƣ độc thoại) giữa hai ngƣời đàn ông miền núi:

- Mày phải biết. Khi đi ra chợ lòng tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc đƣợc gặp vợ mày. Thật đấy, tao vẫn còn thƣơng con vợ mày lắm mà.

- …

- Đến lúc tao tìm đƣợc con vợ mày, tao vui đến chảy cả nƣớc mắt. Tao hát lại cái bài mà ngày xƣa lần đầu tao hát vào bên tai con vợ mày cái đêm đầu tiên tao gặp đƣợc nó.

- …

- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản nhất làng. Giàng ơi. Ngày xƣa cái mặt ấy tròn nhƣ trăng rằm, hái cái vú nó tròn to nhƣ hai quả dƣa chín, cái tay nó đẹp nhƣ mình con trăn trên cây, tiếng nó cƣời vui nhƣ chim hót làm nắng cũng cƣời theo, cái váy nó thơm nhƣ hoa rừng làm bƣớm cũng bay theo...”.

Sự gia tăng tính khẩu ngữ trong đối thoại của truyện ngắn 1986 - 2006 là đặc điểm tất yếu của dòng văn học giai đoạn này. Với cách nhìn ngày càng cận cảnh đời sống hiện thực, ngôn ngữ nhân vật tất nhiên phải vận động theo xu hƣớng ngày càng gần gũi, thân thiết. Ngữ điệu, sắc thái và đặc trƣng ngôn ngữ của nhân vật cần đƣợc tôn trọng. Đó không chỉ là yếu tố làm bật nổi tính cách nhân vật mà còn góp phần mở rộng ngôn ngữ, tạo nên tính hấp dẫn cho cốt truyện.

2.2.2.1 Độc thoại có xu hướng trộn lẫn vào lời người kể chuyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học xác định: “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động của suy nghĩ, xúc cảm của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó” [7; 54]. Đây không phải là một thủ pháp nghệ thuật mới. Có nguồn gốc từ kịch, độc thoại đã đi vào tiểu thuyết một cách tự nhiên và đƣợc phát triển thành độc thoại nội tâm nhằm miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật. Với ƣu thế thể hiện trực tiếp, chính xác tâm tƣ, suy nghĩ của con ngƣời, độc thoại nội tâm thƣờng xuất hiện khi nhân vật trải qua những mâu thuẫn, nhƣng bi kịch giằng xé và bế tắc. Đó là sự dằn vặt đau đớn của Duyên (Khoảnh khắc của số phận - Lê Minh Khuê) khi nhận ra sự vô nghĩa của tình yêu mà mình theo đuổi: “Ôi sao mà mình ngốc thế? Sao mình không biết có những con ngƣời chỉ tồn tại nhƣ sinh vật. Lại có những con ngƣời không muốn tồn tại nhƣ con vật. Mình không thể thích đƣợc một ngƣời chỉ tồn tại nhƣ con vật”. Đó là sự day dứt, hối lỗi của Nga (Học phí làm người - Nguyễn Thị Anh Thƣ) khi nghĩ mình là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một ngƣời đàn ông tội nghiệp: “Mình đã làm gì thế này? Mình đã gây nên nông nỗi gì thế này? Anh Trần và cả mẹ anh ấy nữa đã rất quý mình, đã hy vọng ở mình biết bao! Vậy mà khi mình muốn sửa cái tội đã quá vô tâm với hy vọng của mẹ anh ấy thì lại gây nên cái tội giết anh? Có phải mình đã giết anh ấy không? Tại sao mọi tội lỗi lại đổ lên đầu mình cả thế này?”. Đó là những băn khoăn của nhân vật tôi (Bội phản - Bảo Ninh) khi bất lực trƣớc cảnh cả anh rể và anh trai mình đều sa vào lƣới tình của một ngƣời phụ nữ: “Giờ đây ngẫm lại những ngày tháng đó, thú thực tôi không hiểu nổi con ngƣời mình. Cùng một lúc cả chị và cả anh tôi, cả cha mẹ tôi bị ngƣời ta

lừa dối vậy mà tôi nín thinh đứng ngoài cuộc, khách quan nhìn ngó và lắng nghe. Những đêm đen vụng trộm của ông anh rể thì cứ lặng lờ tái diễn”…

Tuy nhiên, qua khảo sát số lƣợng lớn truyện ngắn Việt Nam 1986 - 2006, chúng tôi nhận thấy, dƣờng nhƣ độc thoại nội tâm thuần túy ít nhiều đã trở nên lỗi thời. Việc để cho nhân vật tự dƣng cất tiếng đối thoại với chính mình bỗng nhiên trở nên hơi kịch, có phần “quê”. Ở một tầm cao hơn, các nhà văn đã khéo léo đẩy độc thoại nội tâm vào trong lời kể chuyện. Vì thế, xuất hiện sự mờ nhòe giữa độc thoại của nhân vật và giọng điệu trần thuật. Sự kết hợp này khiến cho lời kể chuyện trở nên hấp dẫn, có giọng điệu, tính cách nhân vật cũng đƣợc biểu hiện một cách tự nhiên hơn. Ở những dạng thức tự sự cổ điển, với sự thống trị của ngƣời trần thuật thì ngôn từ ngƣời kể chuyện mang chức năng phân biệt với ngôn từ nhân vật. Tuy nhiên, trong tự sự hiện đại, sự phân biệt này không phải bao giờ cũng rành rọt, đặc biệt khi có nhiều tiếng nói, nhiều ý thức xen vào những giọng kể có bề ngoài thuộc về tác giả nhƣng nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Giới nghiên cứu phƣơng Tây từ lâu đã nhận ra hiện tƣợng pha trộn này trong nền văn học của họ. Nhà nghiên cứu Tamara Motilova xác đinh: “Độc thoại nội tâm xuất hiện nhƣ diễn từ không biểu đạt thành lời của các nhân vật hoặc nhƣ diễn từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhƣng có thể coi nhƣ đã mƣợn từ vựng và giọng điệu của nhân vật; hoặc nhƣ đối thoại bên trong, ở đó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm đôi thành hai giọng phân biệt và đối nghịch; nó xuất hiện dƣới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng nhƣ qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn” [16; 36]. Nhƣ vậy, độc thoại nội tâm thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật nhƣng cũng không thể đối lập nó với ngôn từ của ngƣời kể chuyện, đặc biệt là trong những trƣờng hợp ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhƣờng lời cho nhân vật. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh có truyện ngắn Có con. Tác phẩm

trình bày suy nghĩ của một ngƣời phụ nữ lỡ thì về khả năng chị mang thai với một ngƣời bạn trai. Truyện có hai nhân vật Tuyền và Khang nhƣng chỉ có độc dòng suy nghĩ của Tuyền nhƣ đang nói chuyện với chính mình, cũng là đang nói chuyện cho chính độc giả nghe. Trong trƣờng hợp này, Tuyền đã đƣợc ngƣời kể chuyện trao lời. Có con là cuộc độc thoại triền miên của nhân vật chính. “Tuyền không chắc đã có đứa bé trong bụng chƣa nhƣng tình cảm dành

Một phần của tài liệu Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ hình thức thể loại (Trang 79)