Thị phần môi giới:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

Bảng 3.3: Thị phần môi giới của FPTS qua các năm

ĐVT: Phần trăm (%)

Năm

Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ về giá trị giao dịch

HOSE (%) Xếp hạng HNX (%) Xếp hạng

2013 4,19 8 4,79 6 2014 4,19 7 4,59 5 2015 4,03 8 4,02 8

(Nguồn: Tổng hợp từ website của HSX và HNX)

Năm 2013 thị phần trên sở GDCK Hồ Chí Minh là 4,19%, sở GDCK Hà Nội là 4,79%. Năm 2014 và năm 2015, con số thị phần tại sở GDCK Hồ Chí Minh và thị phần tại sở GDCK Hà Nội đều có sự giảm nhẹ. Cùng với đó, thứ hạng trong bảng xếp hạng TOP 10 Công ty chứng khoán của FPTS cũng có sự suy giảm.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2014 dù là một năm khá sôi động đối với thị trường chứng khoán, thanh khoản thị trường tăng cao, giao dịch của các quỹ ETF cũng như tổ chức nước ngoài tăng mạnh tuy nhiên đặc điểm khách hàng chủ yếu của FPTS lại là khách hàng cá nhân và trong nước, cũng như chính sách hoạt động môi giới của FPTS luôn hướng đến vấn đề quản trị rủi ro và phát triển bền vững chính vì vậy đã phần nào không bắt kịp sự tăng nóng của thị trường. Đây là một đặc điểm mà FPTS cần quan tâm để nâng cao chất lượng và xây dựng chính sách phát triển hoạt động môi giới của công ty. Tuy nhiên, nhìn chung với sự biến động khá nhiều của con số giá trị giao dịch chứng khoán qua các năm cùng với sự biến động vĩ mô kinh tế và thị trường, nhưng con số thị phần giá trị giao dịch của FPTS so với thị trường vẫn có sự tăng trưởng và duy trì ổn định. Công ty luôn nằm trong top 10 thị phần môi giới chứng khoán và chứng chỉ quỹ trên cả hai sàn với tỷ trọng khá tốt.

So sánh thị phần của FPTS với các công ty chứng khoán khác trong danh sách TOP 10 thì FPTS luôn giữ vị trị thứ 7 hoặc 8 trên sàn HOSE và vị trí 5 hoặc 6 trong suốt mấy năm qua. Qua đó, thấy rằng trong suốt thời gian qua, FPTS luôn duy trì ở mức ổn định, không có sự bứt phá trong khi sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng lớn. Điều này dẫn tới thị phần của FPTS đang có xu hướng ngày càng đi xuống. Nếu không có một sự cải tiến mạnh mẽ, rất có thể FPTS sẽ bị tụt hậu so với sự phát triển của toàn thị trường nói chung và của các công ty chứng khoán khác nói riêng.

27

Nhìn vào bảng thị phần môi giới của các công ty chứng khoán năm 2015 trên sàn HOSE thì có thể thấy khoảng cách giữa FPTS với các công ty ở vị trí dẫn đầu tương đối lớn, thị phần của FPTS bằng một nửa hoăc một phần ba so với những công ty đứng đầu như HSC hoặc SSI. Đặc biệt VNDIRECT khi xuất phát điểm của FPTS và VNDIRECT giống nhau, thành lập vào cùng thời điểm, thậm chí vốn điều lệ của VNDIRECT còn thấp hơn FPTS, tuy nhiên trong 3 năm gần đây, VNDIRECT đã có một cuộc cách mạng lớn trong sự thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung đẩy mạnh hoạt động môi giới, qua đó doanh thu và thi phần của VNDIRECT đã xếp hạng thứ 3 hoặc thứ 4, chỉ sau 2 ông lớn là SSI và HSC (luôn chiếm thị phần trên 10% toàn thị trường).

Hiện tại, giữ ở mức thị phần 4% cùng với FPTS thì có thêm các CTCK khác như ACBS, MBS hay BVS. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, vị trí thị phần của FPTS đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các CTCK khác. Điều này đòi hỏi FPTS cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc phát triển hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán FPT. 3.5.2. Biểu phí dịch vụ: 13,07% 11,97% 8,39% 5,69% 5,28% 4,82% 4,51% 4,03% 3,88% 3,73%

HÌNH 3.3: TOP 10 THỊ PHẦN MÔI GIỚI TẠI SÀN HSX NĂM 2015

SSI HSC VCSC VNDS SHS MBS ACBS FPTS BVSC BVS

28

Bảng 3.4: Biểu phí môi giới của các Công ty chứng khoán

Đơn vị: Phần trăm (%) STT Tên CTCK Phí môi giới (Đặt lệnh qua Internet hoặc ĐT) Phí môi giới (Đặt lệnh tại sàn)

1 Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 0,25% 0,40% 2 Công ty cổ phần Chứng khoán Vndirect 0,15% 0,2% 3 Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn HN 0.15% 0,35%

4

Công ty cổ phần Chứng khoán T.P Hồ Chí

Minh 0,35%

5 Công ty cổ phần Chứng khoán MB 0,15% 0,35% 6 Công ty TNHH Chứng khoán ACB 0,25% 0,3% 7 Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt 0,40%

(Nguồn: Tổng hợp trên các website)

Kể từ năm 2012 đến nay, FPTS đã áp dụng mức phí môi giới chứng khoán 0,15% giá trị giao dịch. Đây là mức phí tổi thiểu mà các công ty chứng khoán phải áp dụng dựa theo Quy định của Thông tư 38/2011/TT-BTC có hiệu lực từ 01/05/2011 nhằm đảm bảo tính công bằng, quyền lợi của CTCK, tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc hạ phí vô tội vạ.

So sánh với các CTCK tại cùng thời điểm, đặc biệt là trong top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất thì không phải công ty nào cũng áp dụng được mức phí sàn này. Thậm chí, những CTCK có thị phần môi giới lớn chiếm hầu hết trên 10% thị phần toàn thị trường như SSI hoặc HSC cũng không áp dụng được mức phí sàn này, mức phí phổ biến dao động từ 0,25% đến 0,35%. Chỉ duy nhất 3 CTCK có thể áp dụng được mức phí 0,15% là SHS, MBS và VNDIRECT, còn lại hầu hết các công ty khác đều áp dụng mức phí cao hơn. Như vậy. FPTS được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán có mức phí giao dịch cạnh tranh và thấp nhất trên thị trường.

Ưu điểm của chính sách phí thấp này sẽ rất hấp dẫn đối với khách hàng bậc trung, làm hài lòng đối với phần đông khách hàng nhưng nó chưa phải là điểm thu hút những khách hàng VIP, những khách hàng có giá trị giao dịch lớn vì chính sách phí thấp này được hiểu là dù có giao dịch ít hay nhiều thì khách hàng vẫn được hưởng chung mức phí, sẽ không phân biệt là giao dịch ít hay nhiều. Vì vậy, nếu xét về lâu dài, FPTS cần có một chiến lược về phí giao dịch hoàn thiện và linh hoạt hơn để không chỉ thu hút những khách bậc trung, nhỏ lẻ mà còn cả những khách hàng lớn, những doanh nghiệp.

29

3.5.3. Doanh thu môi giới:

Để có cái nhìn khách quan, không chênh lệch về sự so sánh của FPTS với các công ty chứng khoán cùng ngành, ta sẽ so sánh doanh thu môi giới của FPTS với các CTCK cùng chung thứ hạng theo thị phần môi giới năm 2015. Nhìn tổng thể về doanh thu môi giới và so với thời gian hình thành, thì FPTS là công ty chứng khoán thành lập muộn nhất trong cả 3 CTCK (BVS năm 1999, ACBS năm 2000, FPTS năm 2007). Năm 2013, doanh thu của FPTS là 51,94 tỷ đồng thấp hơn ACBS 33,72 tỷ đồng và cao hơn BVS 7,22 tỷ đồng; năm 2014 tuy là một năm phục hồi sau biến cố năm 2014 nhưng doanh thu FPTS lại thấp hơn ACBS và BVS lần lượt là 44,57 tỷ đồng 6 tỷ đồng; đến năm 2015 thì FPTS lại có sự chênh lệch sát sao với BVS là 0,26 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn ACBS là 17,27 tỷ đồng.

Có thể nói, sự tăng giảm doanh thu môi giới của FPTS với hai CTCK chung thị phần đều có cùng xu hướng, và song song với sự cạnh tranh khốc liệt sát sao bám đuổi theo từng năm ở thị phần từ TOP 5 trở xuống là càng rõ ràng hơn. Thêm vào đó, những năm gần đây khi sự phát triển của những công ty chứng khoán liên kết từ ngân hàng cùng hệ thống càng ngày càng gia tăng, cụ thể hai CTCK cùng thị phần với FPTS đều có liên kết từ phía ngân hàng ACB và ngân hàng Bảo Việt. Trong khi đó, FPTS chỉ mới liên kết với ngân hàng Tiên Phong vào năm 2013, một ngân hàng có khá mới đặc biệt đối với khu vực miền Nam mà trong khi đó FPTS vẫn đang trên con đường xây dựng vị thế riêng nên tiếng vang còn chưa lớn. Hiện tại, nếu FPTS không cải tiến và xây dựng một hướng đi mới cho bộ phận phòng môi giới của công ty thì sự suy giảm doanh thu môi giới và việc đánh mất thị phần trong những năm tới sẽ diễn ra.

3.6. Đánh giá về hoạt động môi giới tại FPTS:

0 20 40 60 80 100 120 140 160 2013 2014 2015 85,66 147,25 101,55 51,94 102,68 84,28 44,72 108,68 84,02

Hình 3.4: So sánh doanh thu môi giới từ các CTCK 2013 -2015

30

3.6.1. Thành tựu:

Qua phân tích thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty, nhận thấy tuy tồn tại trong môi trường cạnh tranh khá gay gắt với hơn 79 công ty chứng khoán khác cũng như sự nhiều biến động và khó khăn của TTCK Việt Nam, nhưng hoạt động môi giới tại FPTS đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu hoạt động môi giới rất cao và tăng trưởng tốt qua các năm:

 Số lượng tài khoản tăng mạnh qua các năm: năm 2013 tăng lên 84,745 tài khoản, chiếm 6,12% số tài khoản toàn thị trường và đến năm 2014 đạt 93,50 tài khoản tăng 8,300 tài khoản so với năm 2013 và chiếm 6,18% số tài khoản toàn thị trường, năm 2015 tăng 101,320 tài khoản, chiếm 7,1% số tài khoản toàn thị trường.

 Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của FPTS tăng qua các năm, cụ thể: từ 36,271 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 61,258 tỷ đồng năm 2015 tương đương với mức tăng 69% so với năm 2013.

 Hoạt động magrin an toàn, tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật.

Thứ hai, sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tại FPTS khá đa dạng, công ty luôn đưa ra những sản phẩm dịch vụ mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả cho khách hàng: khách hàng có thể thực hiện mua/bán chứng khoán, đặt trước lệnh chờ mua/ chờ bán trực tuyến,thực hiện quyền trực tuyến, lệnh bán chứng khoán lô kẻ trực tuyến, mở tài khoản trực tuyến, chuyển tiền trực tuyến, vụ ứng tiền bán chứng khoán trực tuyến, quản lý cổ đông trực tuyến... hoặc khách hàng có thể đăng ký để nhận được các thông tin về tài khoản, kết quả giao dịch thông qua email hoặc điện thoại.

Thứ ba, biểu phí ở công ty khá thấp so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường, công ty chia biểu phí thành nhiều mức ứng với các khoảng giá trị giao dịch khác nhau. Do đó, khuyến khích được các nhà đầu tư đến với công ty và tham gia thị trường.

3.6.2. Hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng:

3.6.2.1. Hạn chế:

Mặc dù trong thời gian qua, FPTS đã rất cố gắng trong việc phát triển các nghiệp vụ của mình đặc biệt là nghiệp vụ môi giới và đã đạt được nhiều thành công, những kết quả đó đã nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn có những hạn chế nhất định mà Công ty cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới:

Thứ nhất, có thể thấy rằng doanh thu môi giới của FPTS qua các năm tăng trưởng không ổn định. Doanh thu môi giới tăng, giảm không đều qua các năm, điều này phần nào ảnh hưởng bởi xu thế thị trường, tuy nhiên mức tăng doanh thu môi giới chưa tương xứng với mức tăng của thị trường.

31

Thứ hai, thị phần của FPTS trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm dần, mặc dù hiện tại FPTS vẫn nằm trong TOP 10 Công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất. Nếu không có sự cải thiện hoặc bứt phá trong thời gian tới, hoặc không có một chiến lược kinh doanh cụ thể và mang tính đột phá, rất có thể FPTS sẽ bị loại khỏi danh sách TOP 10 Công ty chứng khoán.

Thứ ba, mức gia tăng tăng về tổng giá trị giao dịch chưa tương xứng với mức tăng về số lượng tài khoản mở mới. Cụ thể là tỷ trọng về số lượng tài khoản mở mới của FPTS so với toàn thị trường gần 7.1% trong khi tỷ trọng về tổng giá trị giao dịch của FPTS so với toàn thị trường là gần 2%. Điều này cho thấy FPTS chưa khai thác hiệu quả đối với những khách hàng mở mới khi chưa thật sự khuyến khích khách hàng mới giao dịch.

3.6.2.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng:

Nguyên nhân chủ quan:

Nguồn nhân lực: Những tồn tại trong chất lượng hoạt động môi giới của FPTS, nguyên nhân lớn xuất phát từ chất lượng nguồn nhân lực. Nguyên nhân là do số lượng nhân viên môi giới còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và tần suất hỗ trợ cho khách hàng. Hiện tại toàn bộ công ty có 92 nhân viên môi giới trong khi số lượng tài khoản chứng khoán mở tại FPTS vào thời điểm 31/12/2015 là 102.300 tài khoản gấp 1.112 lần số nhân viên môi giới, trong đó số tài khoản giao dịch là 51.253 tài khoản gấp 558 lần số nhân viên môi giới, con số này là rất lớn. Trong khi đó không phải tất cả nhân viên môi giới đều nhận nhiệm vụ chính là chăm sóc khách hàng, hơn 50% môi giới của công ty thuộc bộ phận chuyên phát triển khách hàng mới và chăm sóc khách tự mở, lượng khách hàng này không nhiều và giao dịch không quá lớn. Chỉ có 25% số môi giới tương ứng khoảng 23 người chịu trách nhiệm tư vấn, chăm sóc khách hàng lớn của công ty, đây là bộ phận khách hàng quan trọng và có tiềm năng. Như vậy số lượng ít nhân viên môi giới đang là nguyên nhân của sự hạn chế trong khả năng đáp ứng và phục vụ khách hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật: Chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi cao về yếu tố công nghệ thông tin và cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc. Trong môi trường phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán đòi hỏi CTCK phải cập nhật, đầu tư liên tục vào các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, nghiên cứu cho ra đời nhiều sản phẩm mới. Tuy nhiên, FPTS vẫn đang hạn chế trong vấn đề này, hiện tại FPTS chỉ mới đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ cơ bản: phần mềm giao dịch trực tuyến- EzTrade, thực hiện quyền– EzRights Exercise, chuyển tiền trực tuyến- EzTransfer… chưa phát triển nhiều sản phẩm phụ trợ như hỗ trợ tư vấn trực tuyến, hệ thống sức mua trong giao dịch hỗ trợ vốn. Thậm chí, trong cơ cấu tổ chức FPTS cũng chưa có bộ phận nghiên cứu phát triển tính năng mới và sản phẩm mới. Ngoài ra, việc đầu tư trang thiết bị đầu cuối, lưu giữ dữ liệu tại công ty vẫn đang còn hạn chế, chỉ mới dừng lại ở mức độ duy trì ổn định và đảm bảo an toàn, chưa thực sự chú trọng đến việc nâng cấp hệ thống và phát triển mới. Điều này ảnh hưởng và làm

32

hạn chế sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của công ty.

Chính sách khách hàng: Ra đời sau, Công ty chứng khoán FPT có bước đi muộn hơn so với các công ty chứng khoán lớn như SSI, HSC nhóm đối tượng FPTS hướng đến là khách hàng cá nhân và khách hàng trong nước. Chính sách khách hàng của công ty đơn thuần hướng đến sự công bằng giữa các đối tượng khách hàng, không có sự phân biệt trong hỗ trợ, chăm sóc và những điều khoản đặc biệt giữa khách hàng cá nhân nhỏ lẻ hay khách hàng VIP, chính vì vậy những khách hàng lớn có kinh nghiệm và trường vốn đa phần muốn tìm đến những CTCK có chế độ đãi ngộ tốt hơn, quan tâm đặc biệt đến họ hơn. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoạt động môi giới của công ty.

Chính sách cán bộ: Những tồn tại trong nguồn nhân lực tại FPTS một phần chính là do chính sách cán bộ của công ty còn nhiều hạn chế, biểu hiện qua chính sách hoa hồng, lương thưởng cho người môi giới còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn và tương xứng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)