Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành xây lắp tại Công ty CP Hà Châu (Trang 55 - 59)

- Ngày mở sổ

2.1.4.Kế toán chi phí sản xuất chung

2.1.4.1- Nội dung

Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí luôn luôn tồn tại ở bất kỳ doanh nghiệp nào, tỷ trọng chi phí này trên tổng chi phí lớn hay nhỏ tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung bao gồm:

Chi phí nhân công: Là chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên quản lý công ty, xí nghiệp.

Chi phí vật liệu: Là chi phí vật liệu không tham gia vào quá trình sản xuất nhu các vật liệu văn phòng, giấy phôtô, mực, bút…

Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí các công cụ, dụng cụ dùng chung cho quá trình sản xuất, xây dựng.

Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao của TSCĐ trong doanh nghiệp tham gia vào sản xuất các sản phẩm, xây dựng công trình.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí các dịch vụ mua ngoài phục vụ chung cho quản lí và sản xuất kinh doanh như chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí bảo hiểm tài sản.

Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí phát sinh khác bằng tiền để phục vụ cho công tác quản lí và sản xuất trong doanh nghiệp.

Với chi phí sản xuất chung là TSCĐ hoặc công cụ, dụng cụ có giá trị lớn thì định kỳ kế toán chi phí phải tiến hành phân bổ. Khấu hao TSCĐ của công ty được kế toán phân bổ theo phương pháp đường thẳng.

Các chi phí sản xuất chung thường tham gia vào sản xuất nhiều loại sản phẩm. Khi đó ngoài việc tính toán ra các chi phí chung thì kế toán còn phải phân bổ cho từng sản phẩm theo một tiêu thức lựa chọn nhất định. Đối với công ty cổ phần Hà Châu OSC, kế toán công ty lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình theo tỷ trọng chi phí NVLTT trên tổng

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ. Theo tiêu thức này, áp dụng cho công trình CT5A-B, do trong quý 3 xí nghiệp Hà Châu 1 tiến hành đồng thời 2 công trình là CT5A-B và CT6 nên cuối quý 3 kế toán chi phí công ty đã tập hợp chi phí NVLTT phát sinh trong quý của 2 công trình: Đối với chi phí NVLTT công trình CT5A-B, kế toán chi phí căn cứ vào sổ chi tiết TK62101- biểu mẫu 3. Đối với chi phí NVLTT công trình CT6, kế toán chi phí căn cứ vào sổ chi tiết TK62101 ( tương tự như biếu mẫu 3 nhưng theo dõi chi phí NVLTT cho công trình CT6 ). Từ đó, kế toán chi phí tính tổng chi phí NVLTT 2 công trình này và tính ra được hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho CT5A-B theo bảng tính sau:

Biểu mẫu 20: Bảng tính hệ số phân bổ chi phí SXC

Bảng tính hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí MTC Quý 3/2011

(Áp dụng cho phân bổ chi phí CCDC và chi phí khấu hao TSCĐ)

Ngày… tháng…năm… Người lập bảng Kế toán trưởng

Cụ thể việc hạch toán chi phí sản xuất chung cho công trình CT5A-B

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Công ty cổ phần Hà Châu OSC Xí nghiệp Hà Châu 1

Tiêu thức phân bổ: theo chi phí NVLTT

(a) Công trình CT5A-B 4.507.593.767

(b) Công trình CT6 2.253.797.819 (c) Tổng chi phí NVLTT: (a) + (b) 6.761.391.586 Hệ số phân bổ Công tình CT5: (a) / (c) 2/3 Công trình CT6: (b) / (c) 1/3 48

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

như sau:

Đối với chi phí nhân công: Căn cứ vào hợp đồng lao động và các quyết định về tiền lương của nhân viên công ty, cuối mỗi tháng kế toán chi phí công ty lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty, xí nghiệp ( biểu mẫu 21).

Biểu mẫu là bảng phân bổ tiền lương cho cán bộ nhân viên quản lý công trình CT5A-B và tiền lương nhân viên điều khiển máy công trình CT5A- B. Trên biểu mẫu ta thấy tiền lương cán bộ, nhân viên quản lý công trình CT5A-B được phân bổ vào TK627 với đầy đủ lương cơ bản và các khoản trích theo lương. Vì trong tháng 8 công trình CT6 tạm dừng do bên A chưa thanh toán đủ khoản nợ tháng 7 theo hợp đồng nên trong tháng 8 xí nghiệp Hà Châu 1 tập trung cho công trình CT5A-B. Tổng tiền lương tháng 8 - TK627 sẽ được chuyển vào sổ chi tiết vào cuối quý.

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

Biểu mẫu 21: Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của cán bộ, nhân viên quản lý công trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

Đối với chi phí công cụ dụng cụ ( CCDC ) sản xuất: hàng quý kế toán chi phí tiến hành phân bổ CCDC sản xuất. Căn cứ vào giá trị CCDC ghi trên hoá đơn và số lượng CCDC mỗi loại cũng như quyết định về thời gian phân bổ, kế toán sẽ tính ra mức phân bổ của từng CCDC. Sau đó kế toán chi phí lại căn cứ vào hệ số phân bổ CCDC cho mỗi công trình được tính ra vào cuối quý để tiếp tục phân bổ chi phí CCDC cho mỗi công trình ( biểu mẫu 22). Tổng chi phí CCDC của công trình vào cuối mỗi quý sẽ được chuyển vào sổ chi tiết TK627- công trình ( biểu mẫu 24).

Biểu mẫu 22: Trích bảng phân bổ công cụ dụng cụ cho công trình

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành xây lắp tại Công ty CP Hà Châu (Trang 55 - 59)