Hiệu quả sử dụng vốn FDI trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 56)

II. Thực trạng về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI

3. Hiệu quả sử dụng vốn FDI trong những năm gần đây

3.1. FDI trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từ năm 1999 – 2010 GDP của tỉnh liên tục tăng qua các năm, với mức tăng trưởng trung bình là 6.9%/năm trong giai đoạn 1997 – 2000, trong giai đoạn tiếp theo (2001 – 2005) tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá (tốc độ tăng của GDP trung binh 8.33%/năm. Giai đoạn năm 2006 – 2010, tuy chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới nhưng tăng trưởng vẫn đạt 9%/năm. Mặc dù, giá trị của vốn FDI trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chỉ chiếm khoảng 6.4% nhưng những giá trị mà chúng đem lại đóng góp vào GDP thì lớn hơn rất nhiều. Nó chiếm khoảng 14.25% trong tổng thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê, khu vực có vốn FDI có thu nhập khá cao so với thu nhập của các doanh nghiệp trong nước. Trong thời kỳ 2001 – 2008, mức đóng góp bình quân cho GDP là 14,25% cao hơn rất nhiều so với 6,43% là tỷ lệ đóng góp vào

tổng nguồn vốn đầu tư phát triển. Công ty TNHH linh kiện điện tử SANYO Việt Nam là công ty 100% vốn Nhật Bản có số vốn đầu tư là 95 triệu USD trong năm 2008 có tỷ lệ xuất khẩu đạt khoảng 80% sản lượng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: doanh thu tăng 15%, kim ngạch xuất khẩu tăng 41% so với năm 2007.

Bảng 2.3: tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn FDI và toàn bộ các doanh nghiệp trong toàn tỉnh giai đoạn

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

tỷ trọng vốn đầu tư 5.56 8.70 5.67 4.05 2.23 3.69 4.52 16.98

tỷ trọng doanh thu

của các DN FDI 10.3 14.6 12.7 13.1 11.2 15,3 18,4 23.6

Nguồn: phòng kinh tế đối ngoại (sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang). Kết quả này khẳng định: môi trường đầu tư Hà Nội đã có sức hấp dẫn các nhà ĐTNN và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được triển khai, đưa vào hoạt động có hiệu quả.

3.2. FDI nâng cao năng lực sản xuât công nghiệp và xuất khẩu. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cầu theo hướng tich cực.

Cho tới năm 2010, FDI đã có 11 năm đi vào thị trường vốn Bắc Giang. FDI đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, đặc biệt trong ngành công nghiệp. Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế Bắc Giang về mặt chất: tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.

Hình 2.4: sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành Bắc Giang giai đoạn 1999 – 2006 Đơn vị % 1. Toàn nền kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - CN – XD 15,2 14,7 15,2 17,4 19,2 20,5 25,3 +10,1

- Nông lâm thuỷ

sản 55,1 49,8 48,8 48,1 45,8 45,0 39,8 -15,3

- Dịch vụ 29,7 35,5 36,0 34,5 35 34,5 34,9 +5,2

(nguồn: báo cáo tổng kết đầu tư)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tình hình tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1999 lên 40% năm 2004, 41,02% năm 2005; 41,54% năm 2006; 41,58% năm 2007 và 39,91% năm 2008 ) còn tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh là 14,8% năm 2002, 16,8% năm 2003, 16,6% năm 2004, 17,1% năm 2005, 17% năm 2006, 17,1% năm 2007 và 4,6% năm 2008. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn FDI đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp là 15,6% trong giai đoạn 1999 – 2006, trong giai đoạn 2007 – 2010 là 24,3%.

ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị yêu cầu chính xác cao, công nghệ thông tin, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, dệt may…Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: sản phẩm may mặc, da giầy, nông sản thực phẩm. Thông qua mạng lưới kinh doanh, bán hàng ở các nước, các doanh nghiệp, dự án đầu tư của tỉnh đã từng bước góp phần mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Các dự án đầu tư cả trong nước và nước ngoài đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong những năm gần đây. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của các dự án đạt 168,09 triệu USD (doanh nghiệp trong nước chiếm

52%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 48%), tăng 2,66 lần so với năm 2005.

3.3. Tạo Việc làm cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực.

Một trong những mục tiêu chiến lược của việc thu hút vốn FDI là phải tạo ra được nhiều việc làm cho lực lượng lao động trong nước còn rất dư thừa. Để thực hiện mục tiêu này, các dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ ở Hà Nội rất được ưu tiên. Sự tăng trưởng của lực lượng lao động và nhịp độ gia tăng lao dộng trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN qua các năm là một dấu hiệu khả quan.

Bảng 2.5. Số việc làm mới tại khu vực FDI của Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số chỗ làm mới(việc làm) 2973 4638 5143 3857 4076

Nguồn: Phòng quy hoạch tổng hợp. Cho tới năm 2010, có 96 dự án đăng ký hoạt động, và tổng số lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng 19.000 lao động. Các dự án chủ yếu được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, với sự hoạt động hiệu quả, năng suất lao động của các lao động làm việc tại các dự án này rất cao, nâng mức năng suất lao đông của nhóm ngành công nghiệp cũng như toàn xã hội. Trong con đường chuyển dịch cơ cấu ngành, xu hướng lao động dịch chuyển nhiều sang ngành công nghiệp. Nhưng các dự án FDI chủ yếu sử dụng vẫn là lao động phổ thông với trình độ thấp vào các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Mức thu nhập trung bình mà một người lao động nhận được chỉ khoảng 1.45 triệu đồng / 1 tháng/ 1 người. Chưa thể đo lường hết hiệu quả của việc này, nhưng có thể khẳng định là FDI đã tạo ra cơ hội mới cho vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.

3.4. Đóng góp của FDI vào cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng tại Bắc Giang hiện giờ vẫn còn rất nhiều yếu kém. Và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, vậy nên số lượng các doanh nghiệp đi vào xây dựng kinh doanh bất động sản không nhiều. Cho tới năm 2009 mới có 5 dự án FDI hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên các dự án sau khi đi vào hoạt động đã đóng góp

một phần vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp: KCN Việt Hàn do công ty Đất Đại Việt Hàn, KCN Vân Trung do công ty TNHH một thành viên FU GIANG và một số văn phòng, nhà xưởng khác. Đặc biệt công ty FU GIANG công ty lớn nhất của loại hình này trên địa bàn tỉnh đến nay đã tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu đô thị, thương mại dịch vụ, khu vui chơi giải trí… Cho tới năm 2010 công ty đã xây dựng cho thuê, và bán một số đất có cơ sở hạ tầng và nhà xưởng.

3.5. Thay đổi tích cực của những cân đối vĩ mô trong nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Trung bình hàng năm là 5,76 tỷ đồng được bổ xung vào ngân sách nhà nước.

Bảng 2.6: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2009 (Đơn vị tính 1 triệu đồng)

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

I Tổng thu NS trên địa bàn 540826 655740 78543 718475

Thu từ DNNN 93136 120278 16385 15074

3 Thu từ DN có vốn đầu tư NN 3526 5294 7386 6843

4 Thu từ khu vực NQD 66144 82242 103850 936428

5 Các khoản thu khác 378020 447926 49286 474753

(Nguồn: Báo cáo thực hiện thu ngân sách nhà nước các năm 2006 – 2009.

Qua số liệu thống kê ta thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có đóng góp vào cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhưng khi được so sánh với các thành phần kinh tế khác thì con số này rất nhỏ bé so với các nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước. Và nếu đem so sánh giữa tỷ lệ doanh thu FDI và tỷ lệ đóng góp của FDI vào ngân sách thì ta thấy sự khác biệt khá lớn. Trong khi tỷ lệ FDI đóng góp vào doanh thu trung bình là 14.25% trong khi đó đóng góp vào ngân sách chỉ với 0,65%. Một phần là do đầu vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là nhập khẩu có chi phí cao làm cho tỷ suất lợi

(Nguồn: Báo cáo thực hiện thu ngân sách nhà nước các năm 2006 – 2009. Ngoài ra, FDI còn tác động tích cực tới một số cân đối lớn như cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào, và mở rộng nguồn thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 56)