I. Các khái niệm cơ bản:
2. Khái niệm về vốn FDI
2.5. Hạn chế của nguồn vốn FDI
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau:
- Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:
Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài
- Bất công với lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời.
Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ: (mặt trái của công nghệ trọn
gói)
Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước phát triển. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
II. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới trong những năm gần đây. (hầu hết các nước trên thế giới, dòng vốn FDI cả vào và ra đều liên tục tăng).
+ Các nước đang phát triển ở Châu Phi:
Theo khu vực địa lý: FDI vào tăng lên nhờ giá cả hàng hóa trên thế giới cao, FDI ra giảm
Theo lĩnh vực: FDI vào tăng lên trong lĩnh vực khai thác nguồn nhiên liệu (ví dụ dầu mỏ, gas)
+ Các nước đang phát triển ở Nam, Đông và Đông Nam Á, châu Đại dương
Theo khu vực địa lý: FDI vào tiếp tục tăng, FDI ra giảm ở hầu hết các nước, ngoại trừ Trung Quốc tăng mạnh
Theo lĩnh vực: FDI vào tăng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao, FDI ra tăng lên trong các lĩnh vực khai thác nguồn lực tự nhiên
+ Các nước đang phát triển ở Đông Á
Theo khu vực địa lý: FDI vào tăng kỷ lục, giá dầu tăng cao thúc đẩy FDI ra của các nước này
Theo lĩnh vực: Cả FDI ra và vào đều tăng lên trong các ngành liên quan đến năng lượng
+ Các nước đang phát triển ở Mỹ Latin và Caribbean
Theo khu vực địa lý: FDI vào tăng mạnh ở các nước Andean, FDI ra cũng tiếp tục tăng
Theo lĩnh vực: Tăng trong các lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên và chế tạo + Các nước Trung-Đông Âu và Liên bang các quốc gia độc lập
Theo khu vực địa lý: FDI vào tăng liên tục trong 5 năm, FDI ra tiếp tục tăng từ những TNCs mạnh ở Nga
Theo lĩnh vực: FDI vào tăng trong lĩnh vực chế tạo, FDI ra tăng trong lĩnh vực nguồn lực tự nhiên
+Các nước phát triển:
Theo khu vực địa lý: FDI vào bắt đầu khôi phục và tăng lên sau một thời gian giảm, FDI ra giảm toàn diện
Theo lĩnh vực: FDI vào tăng lên ở mọi lĩnh vực