Kiến nghị đề xuất với chính phủ và các bộ ngành địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 73)

1. Về cơ chế chính sách

Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút và triển khai các dự án đầu tư đã từng bước được cải thiện, giảm bớt thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách liên quan đến thu hút và triển khai các dự án đầu tư được quy định trong các bộ luật: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… chưa thực sự đồng bộ và thông thoáng, gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, xây dựng.

Vì vậy, thời gian tới đề nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, các thủ tục hành chính theo hướng đồng bộ, thông thoáng và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Hiện nay, Chính phủ đã có quy định về suất đầu tư tối thiểu tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ, tuy nhiên khi triển khai thực hiện tại các địa phương còn nhiều khó khăn do chưa có quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, thời gian tới đề nghị Chính phủ xem xét giao cho các Bộ, ngành liên quan ban hành các quy định cụ thể hơn về suất đầu tư tối thiểu.

2. Trợ giúp triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế.

Hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội –

Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để xây dựng hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường tự do hóa thương mại, thúc đẩy thu hút đầu tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng “Chương trình phối hợp hành động chung”, thành lập tổ chuyên gia chuyên ngành ở cấp Bộ và các nhóm công tác chuyên ngành hướng dẫn các tỉnh trong hành lang kinh tế xây dựng Chương trình phối hợp để tổ chức hợp tác thực hiện quy hoạch; sớm công bố quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư hạ tầng giao thông trên tuyến hành lang để địa phương điều chỉnh các quy hoạch liên quan, tránh được lãng phí trong đầu tư.

Để khai thác tốt tuyến hành lang kinh tế, đề nghị ưu tiên nâng cấp, mở rộng một số tuyến Quốc lộ liên thông giữa Bắc Giang với các tỉnh, nối liền các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh với các cảng Cái Lân, Đình Vũ, Lạch Huyện để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại và đầu tư đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Giang. Sớm triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc đoạn Lạng Sơn, Bắc Giang. Trước mắt, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tập trung đầu tư để sớm hoàn thành đường nối tỉnh lộ 398 và Quốc lộ 18.

Đề nghị TW xem xét hỗ trợ xây dựng hệ thống kho tàng để kéo dài thời gian bảo quản hàng hoá và cho phép tỉnh lập quy hoạch chi tiết xây dựng Cảng cạn Bắc Giang là trung tâm kho vận của tuyến hành lang để tiện lợi hoá thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn và khu vực.

Thời gian tới, đề nghị Trung ương xem xét tiếp tục bổ sung kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp của tỉnh theo tinh thần Thông tư số 13/2008/TT- BCT ngày 05/11/2008 của Bộ Công thương nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giúp đẩy nhanh tiến độ của các dự án đầu tư.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 để làm cơ sở cho tỉnh xây dựng định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.

3. Trợ giúp tiếp cận thông tin và tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư

Đề nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm, chia sẻ các thông tin về đầu tư, kinh nghiệm tổ chức các hội thảo, hội nghị về xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư với quy mô vùng, toàn quốc và khu vực; hướng dẫn mẫu biểu, nội dung thông tin về xây dựng hồ sơ dự án (project profile) cho các dự án gọi vốn FDI, làm cơ sở vận động thu hút đầu tư;

Hiện nay, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được hình thành và dần củng cố. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác đầu tư phần lớn mới tiếp cận, còn nhiều lúng túng, chưa nắm vững các kiến thức về chiến lược và kỹ năng xúc tiến đầu tư. Vì vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổ chức tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh; hỗ trợ kinh phí dành cho công tác xúc tiến đầu tư trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu về FDI của Tỉnh Bắc Giang từ khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài này vào từ năm 1999 cho tới nay, FDI đã có những biến đổi về mặt quy mô, cơ cấu theo từng năm. Trong mỗi giai đoạn, FDI có lúc bước vào nền kinh tế Bắc Giang một các từ từ như trong những năm 1999 – 2006. FDI cũng có những lúc tràn vào một cách mạnh mẽ nhất, như trong giai đoạn 2007 cho tới nay. Mặc dù, FDI đã có những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh không chỉ về mặt lượng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có những tác động tích cực như làm phát triển kinh tế về mặt lượng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. FDI đã có những mặt tich cực vào nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, có những tác động tràn tới các khu vực kinh doanh trong nước. Điểm nổi bật của FDI là tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, ngày một nâng cao thu nhập cho họ, cũng đóng gop một phần vào quá trình nâng cao năng lực lao động tại địa phương. Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua những ảnh hường tiêu cực của ngồn vốn này: sự mất cân đối trong cơ cấu theo ngành nghê, vùng lãnh thổ. Hay chuyện đánh đổi trong cơ hội sử dụng đất dành cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, sự gia tăng mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước… Đặc biệt là những tác động tích cực của các doanh nghiệp FDI tới môi trường xung quanh là vấn đề nổi cộm đang được quan tâm nhiều của nền kình tế hiện nay.

Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI tới sự phát triển của kinh tế xã hội, cũng như các hướng giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực của FDI. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này không chỉ yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyển trong công tác xúc tiến đầu tư, cũng như thắt chặt việc quản lý các dự án FDI nhằm đưa FDI đi theo đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội. Một mặt còn cần trợ giúp các doanh nghiệp này thực hiện hiệu quả hơn nữa các dự án của mình thông qua các chính sách về thu hút, các giải pháp về quy hoạch và quy hoạch sử dụng đất, hay hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hay thực hiện các nhóm giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực… Thông qua các nhóm giải pháp trên với hi vọng hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI sẽ ngày càng được cải thiện.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1: Sách giáo trình kinh tế đầu tư.

2.: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp ( Tác giả Trần Xuân Tùng).

3. Đầu tư nuơcs ngoài phục vụ công nghiệp hóa ( Tác giả Trần Xuân Nha). 4. Bộ kế hoạch và đầu tư – chính sách và các biện pháp huy động nguồn vốn 2008

5. Niên giám thống kê năm 2006 – 2008

6. Báo cáo tổng kết đầu tư 2006 – 2010 (phòng kinh tế đối ngoại - sở kế hoạch Bắc Giang).

7. Biểu số liệu đính kèm theo báo cáo tổng kết đầu tư

8. Biểu số liệu về các dự án đầu tư trên địa bàn đầu tư tỉnh Bắc Giang. 9. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Bắc Giang 2010.

10. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Bắc Giang 2006 – 2010.

11. Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Bắc Giang 2011 – 2020. 12. Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từng năm 2006-> 2010 13. Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 2011.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w