Tình hình cấp giấy phép đầu tư của các dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 45)

II. Thực trạng về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI

1. Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký, thực hiện và vốn giải ngân

1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư của các dự án

Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả từ năm 1991 trở đi, Nguồn vốn FDI mơí bắt đầu chảy vào tỉnh, ban đầu với số lượng ít ỏi, ban đầu chỉ có 2 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 1,4 triệu USD được đầu tư vào TP Bắc Giang và huyện Việt Yên. Trong nhứng năm tiếp theo. FDI đã dần từng bước bước vào thị trường nơi đây. FDI chưa tác động mạnh đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh.

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đã tăng lên với 27 dự án có tổng vốn đăng ký 45,528 USD và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh và khu vực lân cận.

Trong các năm tiếp theo (từ năm , số vốn đăng ký ngày càng được mở rộng hơn, nhưng với tốc độ chậm chạp. Tăng từ 1,7 triệu USD năm 2001 lên 18,4 triệu USD năm 2005. Trong thời gian này, nền kinh tế tỉnh bắt đầu hội nhập rộng hơn với nền kinh tế nước ngoài, số vốn tiếp tục chảy vào, nhưng lượng chảy vẫn còn dè dặt. Vốn FDI vẫn chưa đóng vai trò là nguồn vốn lớn, có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Cho tới những năm sau, cùng đà hội nhập kinh tế quốc tế của toàn xã hội, các chính sách nhà nước mở cửa huy động mạnh nguồn vốn nay, làm cho nguồn vốn FDI bùng nổ vào dòng vốn đầu tư phát triển tại Bắc Giang.Năm 2007, tổng số vốn đăng ký là 198,2 triệu USD, gấp 19 lần so với số vốn đăng ký năm 2006 là 10.3 triệu USD. Lượng vốn ồ ạt chảy vào tư các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài loan… Số lượng dự án được đầu tư là 12 dự án, với quy mô vốn tương đối lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong năm 1997, chiếm tới 75 % tổng số dự án và với số vốn đăng ký chiếm 56%. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh bất động sản với số lượng vốn khá lớn, 85,2 triệu USD vào năm 2007. Trong 2 năm 2008 – 2009 ngành công nghiệp chế biến, và chế tạo vẫn là lĩnh vực chủ yếu.chiếm 80% tổng số vốn đăng ký. Tuy nhiên, trong năm của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, FDI giảm mạnh cả về số lượng dự án mới và số vốn đăng ký. Tổng số dự án mới đầu tư chỉ còn 12 dự án với số vốn đăng ký thấp hơn trước còn 14,3 tỷ USD. Cuối thời kỳ. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới có sự phục hồi, lượng vốn đầu tư vào Bắc giang cũng gần quay trở lại được mức độ đầu tư như trước. Số vốn đầu tư đạt 123.2 triệu USD, bằng 63% giá trị vốn đăng ký mới năm 2008.FDI lại tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trên con đường mà FDI vào Bắc Giang, FDI chịu sự chi phối rất lớn từ phía chính sách huy động của VN và địa phương, và cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường kinh tế quốc tế.

Hình 2.2: số vốn đầu tư đăng ký từ năm 1999 đến 2010(đơn vị nghìn USD).

(Nguồn sở kế hoạch Bắc Giang)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w