1. Nhân tố quốc tế.
Tình hình chính trị trong khu vực và quốc tế tác động đến không chỉ các nhà đầu tư mà còn tác động cả tới dự án đang triển khai. Khi có môi trường kinh tế chính trị ổn định, không có sự khủng hoảng thì các nhà đầu tư tập trung nguồn lực đầu tư ra bên ngoài. Và ngược lại, khi có những biến động của các nguồn đầu vào hoặc đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả của FDI. Một bên là sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà, để phù hợp hơn đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó. Hơn nữa tình hình của các nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến sự thay đổi chiến lược ĐTNN của họ.
2. Nhân tố thuộc các nhà đầu tư:
Nhân tố lãi xuất: Để so sánh doanh thu và chi phí trong điều kiện tiền có giá trị biến đổi theo thời gian, các nhà đầu tư dùng lãi xuất để tính chuyển dòng tiền về cùng mặt bằng thời gian. Lãi suất càng giảm thì lợi nhuận thu được càng tăng, nên lãi suất là nhân tố khuyển khích đầu tư.
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất tác động trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Thông qua chi phí sản xuất tỷ giá hối đoái cũng tác động đến hiệu quả vốn FDI. Nếu đồng tiền nước nhận đầu tư tăng giá, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm làm giảm quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tình hình nước nhà: Khi nền kinh tế nước đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty mẹ sẽ là điều kiện bắt buộc phải điều chỉnh quy mô của công ty con làm cho việc đầu tư bị gián đoạn cũng nhu nguồn vốn tại công ty con.
3. Nhân tố trong nước (nước tiếp nhận đầu tư):
Nước nhận đầu tư là nơi quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện, dòng vốn FDI thực sự có tạo ra được lợi nhuận và lợi ích cho chủ đầu tư hay không? Và hiệu quả của nguồn vốn này chịu sự tác động nhiều nhất từ các nhân tố của nước nhận đầu tư.
Thứ nhất là sự ổn định chính trị, sự ổn định chính trị xã hội có ý nghĩa quyết định đến huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn định đồng nghĩa với mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích các nhà đầu tư bị giảm, lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Đồng thời, nhà nước cũng không đủ khả năng kiểm soát các hoạt đông của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà ĐT hoạt động không theo định hướng phát triển KTXH của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI thấp.
Thứ 2 là sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư cũng như ĐTNN. Để thu hút FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của dòng vốn đầu tư và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.
Thứ 3 là hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả. Vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm là: môi trường cạnh tranh lành mạnh quyển sở hữu tư nhân được pháp luật đảm bảo; quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyển hồi hương đối với các hình thức vận động; quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất. Hệ thống pháp luật phải thể hiện được nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyển bình đẳng, cùng có lợi theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra nhà nước phải có bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, đạo đức…
Thú 4 là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nó có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động FDI. Quốc gia có hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hang… tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi.
Thứ 5 là hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại. Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao phải diễn ra trong môi trường thuận lợi có đầy đủ các thị trường và tại đây các thị trường phát huy được sức mạnh của