Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Trang 53 - 57)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá

a. Đội ngũ đánh giá

Đội ngũ tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội là cán bộ, giảng viên hiện đang công tác trong lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH. Để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia đánh giá KQNC thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở các nội dung như: Số lần tham gia đánh giá, cấp đề tài mà các thầy cô tham gia đánh giá cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực đã từng tham gia đánh giá nghiệm thu KQNC.

Về mức độ tham gia vào quá trình đánh giá KQNC của các thầy cô: Dựa vào kết quả điều tra thu được cho thấy, giữa các thầy cô giáo có mức độ tham gia vào quá trình đánh giá KQNC là khác nhau. Điều đó được thể hiện bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Số lần các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá KQNC thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH

STT Số lần tham gia đánh giá KQNC của các thầy/cô Số người Tỉ lệ (%) 1. Từ 1 đến 3 lần 23 51.1% 2. Từ 3 đến 5 lần 12 26.7% 3. Trên 5 lần 10 22.2% Tổng cộng 45 100%

Có thể thấy, chủ yếu các thầy cô tham gia đánh giá ở mức từ 1 đến 3 lần (chiếm 51.1%); Trong khi đó, tham gia đánh giá KQNC trên 5 lần chỉ có 10/45 người (chiếm 22.2%). Với kết quả này phản ánh một thực tế đây là một công việc đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm đánh giá trong thực tiễn, đồng thời cũng chỉ ra được cơ cấu của đội ngũ tham gia đánh giá trong trường ĐHKH có sự phân chia theo trình độ chuyên môn.

Nhận diện chất lượng của đội ngũ tham gia đánh giá không chỉ dựa trên số lần tham gia đánh giá mà còn phải căn cứ vào các cấp đề tài mà họ thẩm định.

Bảng 2.8: Cấp đề tài mà các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH

STT Cấp đề tài Số người Tỉ lệ (%) 1. Cấp trường 38 84.4% 2. Cấp Đại học 03 6.6% 3. Cấp Bộ 04 8.8% 4. Cấp Nhà nước 01 2.2% Tổng cộng 45 100%

(Nguồn: Từ kết quả điều tra)

Cấp đề tài mà các thầy cô tham gia đánh giá KQNC chủ yếu là cấp trường với 84.4% (tương ứng với 38 người). Với cấp Đại học, cấp Bộ và cấp Nhà nước chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (Cấp Bộ là 8.8%, tương ứng 04 người; Cấp Nhà nước chỉ có 2.2%, tương ứng với 01 người; cấp Đại học 6.6%, tương ứng với 03 người). Số giảng viên tham gia đánh giá đề tài từ cấp Đại học trở lên cũng chính là số giảng viên có số lần tham gia đánh giá KQNC trên 5 lần. Với kết quả trên, có thể thấy đội ngũ giảng viên có trình độ cao và kinh nghiệm trong đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH là còn khiêm tốn.

Hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên đã từng tham gia đánh giá KQNC khoa học xã hội của trường ĐHKH được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:

Bảng 2. 9. Trình độ chuyên môn và cấp đề tài mà thầy cô đã từng tham gia đánh giá

STT Trình độ chuyên môn của đội ngũ đã từng tham gia đánh giá KQNC

Cấp đề tài tham gia đánh giá Cấp trường Cấp Đại học Cấp Bộ Cấp Nhà nước 1 Đang học thạc sỹ: 17 X 2 Thạc sỹ, NCS: 22 X X X 3 TS: 06 X X X X

(Nguồn: Từ kết quả điều tra)

Như vậy, có thể thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ đã từng tham gia đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH là không đồng đều. Tham gia đánh giá các đề tài ở cấp trường và đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là các giảng viên đang học cao học với 17/45 người. Còn số giảng viên là thạc sỹ, đang học tiến sĩ thì cấp đề tài tham gia đánh giá chủ yếu là đề tài từ cấp trường cho đến đề tài cấp Bộ. Giảng viên có trình độ tiến sĩ tham gia đánh giá KQNC ở tất cả các cấp đề tài. Thực tế này không chỉ xảy ra ở trường ĐHKH mà đây còn là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Khảo sát thực tế tại trường ĐHKH, chúng tôi nhận thấy muốn đăng ký thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi các cán bộ, giảng viên phải có học hàm, học vị hay kinh nghiêm giảng dạy. (Cụ thể đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học phải là thạc sỹ trở lên và đề tài cấp cơ sở phải có ít nhất 03 kinh nghiệm giảng dạy). Hệ quả của hiện tượng này là những người có năng lực thực sự nhưng rất ít được coi trọng và ngược lại có người bằng cấp rất cao nhưng năng lực lại rất hạn chế.

b. Quy trình đánh giá

Hiện nay, quy trình thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH các cấp (cụ thể là đề tài cấp cơ sở và đề tài cấp Bộ) tại trường ĐHKH được thực hiện như sau:

+ Đối với quy trình thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ thuộc khoa hội xã hội tại trường ĐHKH được tiến hành qua hai lần nghiệm thu:

- Lần 1: Nghiệm thu cấp cơ sở được tiến hành tại trường ĐHKH - Lần 2: Nghiệm thu cấp Bộ được thực hiện tại ĐHTN

* Đối với quy trình thủ tục nghiệm thu cấp cơ sở được thực hiện như sau:

- Đến hạn nghiệm thu cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài chuẩn bị báo cáo tổng kết cũng như các sản phẩm, bài báo liên quan. Đồng thời chủ nhiệm đề tài có quyền đề xuất các thành viên trong hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, sau đó nộp cho bộ phận quản lý khoa học và công nghệ của trường ĐHKH.

- Căn cứ trên đề xuất các thành viên trong hội đồng nghiệm thu của chủ nhiệm đề tài, Hội đồng khoa học của trường ĐHKH sẽ họp lại, lựa chọn số lượng thành viên cho hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở và ra quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.

- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở họp đưa ra ý kiến nhận xét, góp ý cho chủ nhiệm đề tài và yêu cầu chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa theo những góp ý của các thành viên trong hội đồng cấp cơ sở.

- Đề tài được đánh giá là “đạt” khi 2/3 số thành viên trong hội đồng có mặt bỏ phiếu “đạt”

* Đối với quy trình thủ tục nghiệm thu cấp Bộ được thực hiện như sau:

- Đối với các đề tài cấp Bộ được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá ở mức “Đạt”. Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ kèm theo kết luận của hội đồng đánh giá cơ sở.

- Hội đồng khoa học của trường ĐHKH tiến hành kiểm tra các nội dung chỉnh sửa của chủ nhiệm đề tài theo kết luận của hội đồng đánh giá cơ sở. Nếu chủ nhiệm đề tài đã chỉnh sửa các nội dung theo yêu cầu của hội đồng cơ sở, trường ĐHKH có văn bản đề nghị ĐHTN đánh giá nghiệm thu cấp Bộ.

- Giám đốc ĐHTN là người quyết định về việc thành lập hội đồng nghiệm thu cấp Bộ. Trên cơ sở đề xuất các thành viên hội đồng nghiệm thu cấp Bộ của chủ nhiệm đề tài (đối với hội đồng nghiệm thu cấp Bộ chủ nhiệm đề tài có quyền đề xuất từ 11 cho đến 14 thành viên trong hội đồng, trong đó có 3 phản biện), giám đốc ĐHTN ra quyết định số lượng thành viên trong hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.

- Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ được tổ chức họp để đánh giá KQNC đề tài cấp Bộ tại ĐHTN. Sau khi đánh giá và thống nhất kết luận về điểm số. Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ xếp loại đề tài theo mức Xuất sắc : 95 -100điểm; Tốt: 85 – 94 điểm; Khá : 70- 84 điểm; Đạt : 50 -69; Không đạt: dưới 50 điểm.

+ Đối với quy trình thủ tục nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở:

Quy trình thủ tục đánh giá, nghiệm thu các đề tài NCKH cấp cơ sở tại trường ĐHKH có thể nói được thực hiện giống với lần nghiệm thu cấp cơ sở của đề tài cấp Bộ.

Trên đây, là quy trình thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH. Với quy trình đánh giá, nghiệm thu KQNC như hiện nay, chúng tôi nhận thấy có điểm bất cập ở chỗ: chủ nhiệm đề tài có quyền đề xuất các thành viên trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu ở cả cấp cơ sở và cấp Bộ sẽ dẫn đến tình trạng những người trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu có thể là những người thân quen với chủ nhiệm đề tài. Nên trong quá trình nhận xét, đánh giá, cho điểm các thành viên trong hội đồng sẽ bị chi phối bởi yếu tố tình cảm dẫn đến việc đánh giá chỉ dừng lại ở mức chung chung, không đi sâu phân tích sâu sắc và đầy đủ mọi khía cạnh cụ thể về nội dung và chất lượng của KQNC. Do đó, kết luận của một số thành viên trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu là chưa thật chuẩn chính xác về chất lượng của KQNC.

Đánh giá KQNC đều được thông qua hoạt động đánh giá của một hội đồng khoa học. Do đó, chất lượng của công tác đánh giá phụ thuộc vào điều kiện, cách làm việc và cơ cấu của hội đồng đánh giá; phục thuộc vào trình độ chuyên môn, tinh thần, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)