9. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Tiêu chí đánh giá
Hiện nay, thực hiện hoạt động quản lý khoa học và công nghệ ở trường ĐHKH được dựa trên một số văn bản hướng dẫn do Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHTN ban hành:
Một là: Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT – BTC – BKH&CN ngày 7 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Hai là: Thông tư số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Ba là: Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Bốn là: Quyết định số 84/QĐ-ĐHTN ngày 27 tháng 01 năm 2011 Ban hành Quy định về công tác quản lý Khoa học và Công nghệ của ĐHTN;
Năm là: Quy định về công tác quản lý Khoa học và công nghệ của Đại học Thái Nguyên (Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-ĐHTN ngày 27/01/2011 của Giám đốc ĐTHN).
Những văn bản nêu trên chỉ mang tính hướng dẫn chung cho hoạt động quản lý khoa học và công nghệ của trường ĐHKH chứ chưa phải là những văn bản có tính chất hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Về phía trường ĐHKH cũng không có một văn bản quy định riêng nào về công tác quản lý khoa học và công nghệ.
Như chúng tôi đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của luận văn, hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội có những đặc thù riêng của nó, bởi nghiên cứu khoa học xã hội chủ yếu là nghiên cứu cơ bản nên kết quả nghiên cứu khó có thể định lượng ngay được hiệu quả áp dụng trong thực tế. Do đó, nếu áp dụng những văn bản hướng dẫn nêu trên để thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thì sẽ không tránh khỏi những hạn chế do không có những quy định riêng cho lĩnh vực khoa học này.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy để thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu KQNC khoa học các cấp, trường ĐHKH đang áp dụng theo mẫu Phiếu đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ do ĐHTN quy định ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-ĐHTN ngày 27/01/2011 của Giám đốc ĐHTN. Mẫu phiếu
đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ này được áp dụng để đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Bộ ở cả lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. (Mẫu phiếu đánh giá, nghiệm thu này được đính kèm ở phần phụ lục)
Một đề tài cấp Bộ được xếp loại: Xuất sắc: Nếu đạt 95 -100 điểm; Tốt: 85 - 94 điểm; Khá: 70 -84 điểm; Đạt: 50 – 69 điểm; Không đạt: <50 điểm.
Với mẫu phiếu đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn đánh giá đối với các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có một số tiêu chí tỏ ra không phù hợp và có những bất cập, chưa phản ánh đúng đắn và đầy đủ tư tưởng sáng tạo và tính mới trong các nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn: Trong bộ tiêu chí “tính mới” được lượng hóa dưới góc độ là đóng góp mới của KQNC mà chưa cho thấy được tính mới trước hết nó phải được thể hiện ở ba bộ phận quan trọng cấu thành cấu trúc logic của KQNC đó chính là sự kiện khoa học; vấn đề khoa học và luận điểm khoa học. Do đó, nếu chỉ đánh giá “tính mới” ở góc độ là đóng góp của KQNC là chưa cho thấy được “tính mới” được thể hiện trong KQNC một cách toàn diện.
Một số tiêu chí trong bản tiêu chí chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn: tiêu chí “hiệu quả nghiên cứu”, bởi các chỉ tiêu được cụ thể hóa trong tiêu chí này được hiểu như là ý nghĩa thực tiễn của KQNC trong từng lĩnh vực, có quy định cụ thể về số điểm, tuy nhiên, đối với hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội thì sản phẩm chủ yếu là các phát minh, phát hiện. Mặt khác, chỉ có thể đánh giá hiệu quả nghiên cứu sau khi KQNC được nghiệm thu và được áp dụng vào thực tiễn. Do đó, tiêu chí “hiệu quả nghiên cứu” là một tiêu chí cứng để đánh giá nghiệm thu KQNC khoa học xã hội là chưa thật sự phù hợp. Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học xã hội đã được nghiệm thu ở ĐHKH, từ đề tài cấp cơ sở cho đến đề tài cấp Bộ, mặc dù có những đề tài không hoặc chưa thật sự có ý nghĩa thực tiễn đối với lĩnh vực kinh tế nhưng vẫn được các chuyên gia cho điểm, thậm chí là điểm tối đa ở tiêu chí này.
- Tiêu chí: Các kết quả, giá trị và hiệu quả mang tính vượt trội (điểm thưởng). Mặc dù tiêu chí này chỉ chiếm 10/100 trong tổng số điểm đánh giá,
nhưng vẫn chưa được lượng hóa bằng những chỉ báo cụ thể. Do đó, trong quá trình đánh giá các chuyên gia thường dựa vào yếu tố chủ quan mà cho điểm.
Với một số hạn chế kể trên của bản tiêu chí có thể dễ dàng lý giải vì sao các kết quả nghiên cứu khoa học xã hội ở trường ĐHKH đang thiếu đi độ tin cậy và chưa đảm bảo được giá trị khoa học của công trình một nghiên cứu.
Còn đối với việc đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở, ĐHKH sử dụng phiếu đánh giá, nghiệm thu gồm có các tiêu chí sau:
1. Tính khoa học và công nghệ của công trình 2. Khả năng triển khai và ứng dụng vào thực tiễn 3. Hiệu quả về kinh tế xã hội
4. Ý kiến khác
Các tiêu chí dùng để đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở hiện nay của trường ĐHKH kể trên vẫn còn chung chung, không được cụ thể, cũng không có quy định về mức điểm tối đa cho từng tiêu chí. Điều này, dẫn đến việc đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học vẫn dựa vào ý kiến chủ quan của các chuyên gia đánh giá.
Về cách xếp loại đề tài cơ sở: cũng có 4 mức để xếp loại đó là: Tốt; khá; đạt và không đạt.
Như vậy, một đề tài NCKH cấp cơ sở được xếp loại “Tốt” phải thỏa mãn được 3 tiêu chí kể trên. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, trong quá trình đánh giá các chuyên gia ít khi cho điểm ở tiêu chí hiện quả kinh tế - xã hội nhưng các đề tài NCKH cấp cơ sở ở trường ĐHKH lại chủ yếu được xếp loại tốt.
Theo kết quả trưng cầu ý kiến thì hầu hết giảng viên trả lời rằng những đề tài mà họ đã từng tham gia đánh giá chủ yếu được xếp loại “Tốt” (với 77.8% tương ứng với 35/45 người); tiếp đến là những đề tài được xếp loại “Xuất sắc” (11.1.% tương ứng với 5 người). Còn số đề tài được xếp loại “Khá” và xếp loại “Đạt” chiếm một con số rất nhỏ (8.9% tương đương với 4 người và 2.2% tương đương với 01 người), đặc biệt là không có đề tài nào xếp loại “Không đạt”. Điều đó được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.10. Chất lượng của đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã được nghiệm thu tại trường ĐHKH
Mức xếp loại đề tài
Số ngƣời Trả lời
Xếp loại các đề tài mà các thầy cô giáo
Đã từng tham gia đánh giá Tổng (%) Xuất sắc Tốt Khá Đạt Không đạt 5 (11.1%) 35 (77.8%) 4 (8.9%) 1 (2.2%) 0 ( 0%) 45 (100%)
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
Để minh chứng cho kết quả thu được từ việc trưng cầu ý kiến trên là đúng. Chúng tôi đã tiến hành thống kê việc xếp loại các đề tài khoa học xã hội đã được nghiệm thu từ năm 2007 đến năm 2011 tại trường ĐHKH và kết quả cho thấy có sự trùng khớp với những ý kiến mà chúng tôi điều tra có được. Điều đó, được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:
Bảng 11: Bảng xếp loại đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã được nghiệm thu giai đoạn 2007 – 2011 tại trường ĐHKH
STT Năm Cấp đề tài Xếp loại
1 2007 02 đề tài, trong đó: - 01 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ - Khá - Xuất sắc 2 2008 01 đề tài, trong đó: - 0 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ - Xuất sắc 3 2009 06 đề tài, trong đó: - 03 đề tài cấp cơ sở - 03 đề tài cấp Bộ - Tốt - 01 xuất sắc và 02 tốt 4 2010 4 đề tài, trong đó: - 03 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ - Tốt - Xuất sắc 5 2011 10 đề tài, trong đó: - 08 đề tài cấp cơ sở - 02 đề tài cấp Đại học - 07 Tốt và 01 khá - Chưa nghiệm thu
Qua số liệu thống kê, có thể thấy đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội chủ yếu được xếp loại “Tốt” và “Xuất sắc”. Trong số đề tài NCKH các cấp của lĩnh vực khoa học xã hội đã được đánh giá, nghiệm thu thì không có một đề tài nào xếp loại ở mức không đạt nhưng trên thực tế, chất lượng của các công trình nghiên cứu này không cao.
Để làm rõ hơn hiện trạng này, chúng tôi còn tiến hành khảo sát thêm về cách thức làm việc, cho điểm của các thành viên trong hội đồng đánh giá qua câu hỏi
“Trong quá trình tham gia chấm đề tài, có trường hợp các thành viên trong hội đồng có điểm chênh lệch >= 2/10 điểm trở lên không?” kết quả thu được như sau:
Bảng 12. Trường hợp các thành viên trong hội đồng có điểm chênh lệch >= 2/10 điểm trở lên
Câu hỏi Trả lời
Trong quá trình tham gia chấm đề tài, có trường hợp các thành viên trong hội
đồng có điểm chênh lệch >= 2/10 điểm trở lên không?
Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên 0 0%
2 Ít khi 35 77.8%
3 Không bao giờ 10 22.2%
4 Ý kiến khác 0 0 %
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
Với 35/45 người trả lời ít khi có trường hợp các thành viên trong hội đồng có điểm chênh lệch từ 2 điểm trở lên chiếm 77.8%. Số người trả lời rằng không bao giờ là 10/45 người chiếm 22.2%. Việc các thành viên trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu ít xảy ra tình trạng có sự chênh lệch điểm cũng cho thấy một điều các thành viên trong hội đồng đánh giá, nghiệm thu KQNC có quan điểm đánh giá tương đồng với nhau.
Như vậy, bộ tiêu chí đánh giá KQNC khoa học nêu trên vẫn còn tại một số tiêu chí chưa hợp lý phần nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH. Kết quả điều ra cho thấy đã có tới 77.8% (tương ứng với
35 người) cho rằng bộ tiêu chí dùng để đánh giá KQNC khoa học hiện nay là chưa phù hợp cần phải có sự sửa đổi. Trong đó, có 16/35 người cho rằng nên sửa đổi bộ tiêu chí theo hướng bổ sung tiêu chí mới. 10/35 người cho rằng nên cụ thể tiêu chí cụ theo hướng chi tiết và lượng hóa (chẳng hạn như tiêu chí giá trị kết quả nghiên cứu vượt trội; tiêu chí hiệu quả nghiên cứu chỉ cần KQNC thỏa mãn một trong số những chỉ tiêu nêu ra thì được điểm tối đa). 4/35 người cho rằng thay đổi bộ tiêu chí hoàn toàn mới. 5/35 người cho rằng bỏ đi một số tiêu chí không phù hợp (chẳng hạn như tiêu chí hiệu quả kinh tế không nhất thiết phải là một tiêu chí “cứng”), bởi đối với khối ngành khoa học xã hội việc ứng dụng các nghiên cứu thường phải có yếu tố trung gian.
Từ thực trạng của công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH được trình bày trên đây. Chúng tôi nhận thấy công tác đánh giá KQCN khoa học xã hội hiện nay của trường ĐHKH đang còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Việc đánh giá KQNC khoa học xã hội chưa thể hiện được những yêu cầu cần thiết về tính mới, tính logic, khoa học, khách quan của đề tài mà còn nặng về cảm tính của người đánh giá.
- Những sản phẩm nghiên cứu vốn có chất lượng khác nhau nhưng bị đánh đồng, cào bằng các kết quả nghiên cứu với nhau.
- Tính chuyên nghiệp trong đánh giá còn hạn chế, nhất là đánh giá đề cương nghiên cứu và đánh giá nghiệm thu KQNC.
- Quan tâm nhiều đến hình thức hơn là nội dung khoa học của công trình. - Coi nhẹ chất lượng khoa học của công trình nghiên cứu.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên
Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường ĐHKH, ĐHTN chưa thật hiệu quả là do một số nguyên nhân dưới đây:
Do những hạn chế của bộ tiêu chí đánh giá mà trường ĐHKH đang áp dụng như đã được trình bày ở phần trên. Nội dung của bộ tiêu chí phải nhận dạng được giá trị của KQNC trong đó có nhận dạng được chất lượng của KQNC.
Nhưng trên thực tế, bộ tiêu chí dùng để đánh giá, nghiệm thu KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH chưa thể hiện được điều đó. Trong bộ tiêu chí vẫn còn một số tiêu chí khi áp dụng để đánh giá KQNC khoa học xã hội là chưa phù hợp, mặt khác có những tiêu chí lại chưa thật sự rõ ràng, khiến cho việc đánh giá KQNC còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. Khi được hỏi về yếu nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc đánh giá chất lượng KQNC đã có 19/45 thầy cô cho rằng đó là hệ thống tiêu chí đánh giá. Như vậy có thể thấy, tiêu chí đánh giá KQNC có một vai trò quan trọng, nó là căn cứ giúp các chuyên gia tham gia đánh giá KQNC xác định đúng chất lượng của các công trình nghiên cứu.
Do chưa có các chuẩn mực mang tính thống cho từng tiêu chí đánh giá đề tài cụ thể mang đặc điểm riêng của nhóm ngành khoa học xã hội, dẫn đến công tác đánh giá ít chú trọng đến chất lượng của đề tài, còn mang nặng tính hình thức. Hiện tượng các đề tài cấp cơ sở, cũng như đề tài cấp bộ chủ yếu được xếp loại “Tốt” và “Xuất sắc” đã cho thấy điều này. Việc coi nhẹ chất lượng khoa học công trình cũng dẫn đến một hiện tượng các chủ nhiệm đề tài không nhất thiết phả tập hợp những cộng sự có năng lực chuyên môn và không bắt buộc phải trăn trở tìm kiếm phương thức phối hợp, tổ chức nghiên cứu hiệu quả. Thay vào đó, người ta thường thấy xuất hiện loại cộng tác viên có đi có lại, đứng tên,…
Hạn chế trong việc tổ chức đánh giá. Đề tài cấp cơ sở cũng như đề tài cấp Bộ đều được thực hiện qua các bước đó là: Đánh giá thẩm định đề cương nghiên cứu -> đánh giá tiến độ thực hiện đề tài -> đánh giá nghiệm thu đề tài. Riêng đối với đề tài cấp Bộ, việc nghiệm thu cấp cở sở là do hội đồng khoa học nhà trương với tư cách một đơn vị chủ trì nghiên cứu thực hiện, cùng với đó là cho phép chủ nhiệm đề tài đề xuất các thành viên trong hội đồng đánh giá đã làm cho việc đánh giá KQNC còn mang nặng yếu tố cảm tính, chất lượng của các KQNC chưa thật sự được phản ánh đúng.