Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tạ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Trang 47)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tạ

khoa học xã hội tại trường ĐHKH

Trường ĐHKH, ĐHTN trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác NCKH thể hiện ở việc trường ĐHKH đã triển khai được nhiều đề tài NCKH thuộc các cấp, có hàng trăm bài báo được đăng trên các tập chí trong và ngoài nước. Để thấy rõ hơn những thành tựu, kết quả của hoạt động này trong những năm qua. Chúng tôi đã tiến hành thống kê ở bảng biểu dưới đây.

Bảng 2.3 Kết quả thực hiện đề tài NCKH các cấp của trường ĐHKH giai đoạn 2007 – 2011 STT Thời gian Đề tài NCKH cấp cơ sở Đề tài NCKH cấp Đại học Đề tài NCKH cấp Bộ, dự án cấp Bộ Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc Tổng Cộng 1 2007 8 5 13 2 2008 12 8 20 3 2009 26 10 1 37 4 2010 12 9 21 5 2011 41 18 2 3 64 Tổng cộng 99 18 33 4

(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT,ĐHKH)

Qua bảng số liệu có thể thấy các đề tài được triển khai thực hiện ở các cấp. Tuy nhiên, số lượng các đề tài chủ yếu được thực hiện ở cấp cơ sở và cấp Bộ, số đề tài cấp Nhà nước rất ít. Chẳng hạn từ 08 đề tài cấp cơ sở năm 2007 đã tăng lên 41 năm 2011. Số đề tài cấp Bộ được triển khai thực hiện ở các năm nhưng số lượng đề tài qua các năm là không ổn định. Nếu năm 2007 có 05 đề tài cấp Bộ thì đến năm 2011 chỉ còn 02 đề tài. Lí do, từ năm 2011 những đề tài cấp Bộ sẽ không do ĐHTN quản lý mà được chuyển về Bộ. ĐHTN có nhiệm vụ thực hiện tuyển chọn, quản lý các đề tài thuộc cấp Đại học. Kinh phí cho một đề tài cấp Đại học khoảng 40 – 100 triệu đồng, tùy từng lĩnh vực nghiên cứu, riêng năm 2011 đã có 18 đề tài cấp Đại học được thực hiện. Số đề tài cấp Nhà nước chiếm một con số rất khiêm tốn (năm 2009 có 01 đề tài và 02 đề tài năm 2011 nâng tổng số đề tài cấp Nhà nước được thực hiện trong 5 năm lên 03 đề tài). Với con số 03 đề tài cấp Nhà nước được thực hiện không có một đề tài nào của khoa học xã hội. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4 Số lượng các đề tài được thực hiện thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội qua các năm (2007 – 2011)

STT Năm Tổng số đề tài được thực hiện Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội 1 2007 13 11 đề tài, trong đó: - 07 đề tài cấp cơ sở - 04 đề tài cấp Bộ 02 đề tài, trong đó: - 01 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ 2 2008 20 19 đề tài, trong đó: - 12 đề tài cấp cơ sở - 07 đề tài cấp Bộ 01 đề tài, trong đó: - 0 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ 3 2009 37 31 đề tài, trong đó: - 23 đề tài cấp cơ sở - 07 đề tài cấp Bộ - 01 đề tài cấp Nhà nước 06 đề tài, trong đó: - 03 đề tài cấp cơ sở - 03 đề tài cấp Bộ 4 2010 21 17 đề tài, trong đó: - 09 đề tài cấp cơ sở - 8 đề tài câp Bộ 4 đề tài, trong đó: - 03 đề tài cấp cơ sở - 01 đề tài cấp Bộ 5 2011 64 54 đề tài, trong đó: - 33 đề tài cấp cơ sở - 16 đề tài cấp Đại học - 02 đề tài cấp Bộ - 03 đề tài cấp Nhà nước 10 đề tài, trong đó: - 08 đề tài cấp cơ sở - 02 đề tài cấp Đại học

(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, ĐHKH)

Nhìn vào số liệu thống kê, có thể thấy đề tài NCKH các cấp của khoa học xã hội luôn chiếm một con số rất khiêm tốn so với đề tài NCKH các cấp của khoa học tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do đội ngũ nhân lực khoa học xã hội hiện nay có độ tuổi còn rất trẻ, lại đang trong quá trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế. Mặt khác, lĩnh vực khoa học xã hội cũng mà một trong những lĩnh vực còn

mới so với lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đây là hai nguyên nhân căn bản có ảnh hưởng đến kết quả của công tác NCKH thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.

Về nội dung nghiên cứu: Có thể thấy các đề tài NCKH cấp cơ sở thuộc cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính. Một là: Xây dựng giáo án điện tử cho các môn học nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy. Hai là: Xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính cho các học phần nhằm đánh giá chất lượng của người học….

Sở dĩ các đề tài NCKH cấp cơ sở chủ yếu tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là vì từ năm học 2008 – 2009, trường ĐHKH chính thức chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ - hình thức đào tạo lấy người học làm trung tâm, cho phép người học chủ động trong quá trình xây dựng kế hoạch học tập của mình, thông qua việc đo lường khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập của người học. Để đáp ứng nhu cầu của hình thức đào tạo mới này, trường ĐHKH đã không ngừng khuyến khích các cán bộ, giảng viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đăng ký thực hiện các đề tài NCKH cấp sơ cở mà nội dung nghiên cứu chính như chúng tôi đã nêu ở trên.

Nguồn kinh phí cho các đề tài NCKH cấp cơ sở là do trường ĐHKH và ĐTHN cấp. Trong 5 năm qua, đã có 99 đề tài NCKH cấp cơ sở thuộc khoa học xã hội và khoa học tự nhiên được thực hiện. Trong đó, có 64 đề tài là xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính và 35 là đề tài xây dựng giáo án điện tử. Các đề tài này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng trong các khâu giảng dạy, đánh giá kết quả của người học tại trường ĐHKH trong thời gian qua.

Bảng 2.5. Nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp cơ sở thuộc khoa KHXH tại trường ĐHKH

STT Năm

Xây dựng giáo án điện tử môn học

Xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính cho môn học

Khoa học xã hội Khoa học tự nhiên Khoa học Xã hội Khoa học tự nhiên 1 2007 01 05 0 02 2 2008 0 01 0 11 3 2009 01 14 02 09 4 2010 03 0 0 09 5 2011 0 10 08 23 Tổng cộng 05 30 10 54

(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, Đại học Khoa học)

Còn các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học hướng đến giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Sau đây, chúng tôi xin được thống kê một số nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp Bộ thuộc lĩnh vực KHXH trong giai đoạn (2007 – 2011) tại trường ĐHKH được triển khai, thực hiện như sau:

Bảng 2.6. Nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp Bộ và cấp Đại học thuộc khoa học xã hội tại trường ĐHKH

STT Năm Cấp đề tài Hƣớng đề tài nghiên cứu

1 2007 Cấp Bộ “Nghiên cứu diễn tiến các loại thể thơ dân tộc thời trung đại”

2 2008 Cấp Bộ

“Dấu hiện ngôn hành của các hành động cầu khiến trong tiếng Việt”

3 - “Mô hình tiểu thuyết Lê Văn Trương”

- “Thơ Chế Lan Viên trước và trong thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam

2009 Cấp Bộ - “Thực trạng sở hữu ruộng đất tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 1988 – 2008) và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất cho nông dân trong giai đoạn hiện nay”

4 2010 Cấp Bộ - “ Chiến tranh du kích trên căn cứ địa Việt Bắc giai đoạn 1939 – 1945”

5 2011 Cấp Đại học

- “ Khảo sát một số địa danh liên quan đến biểu tượng người khổng lồ của người Tày ở Cao Bằng - “ Nghĩ lễ tang ma của người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, Đại học Khoa học)

Như vậy, có thể thấy tình hình triển khai các đề tài NCKH nói chung và đề tài NCKH thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nói riêng tại trường ĐHKH chủ yếu theo hai hướng cơ bản: Một là hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy, nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo,…; Hai là hướng nghiên cứu về vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được trường ĐHKH xem như một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, trường ĐHKH đã chỉ đạo các khoa thực hiện triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên theo các phương thức như: Cho sinh viên cùng tham gia nghiên cứu với các giảng viên để tập dượt công tác nghiên cứu khoa học và thông qua đó có thể học tập có hiệu quả từ thực tiễn nghiên cứu; hình thành các nhóm sinh viên nghiên cứu ở các khoa để giải quyết những vấn đề nghiên cứu mới, dưới hướng sự hướng dẫn của các giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu. Trong 5 năm qua (2007 – 2011), đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện. Trong đó, có nhiều đề tài có chất lượng và đạt được thành tích cao khi gửi đi tham gia các cuộc thi, chẳng hạn: có 01 đề tài đạt giải ba và 02 đề tài đạt giải khuyến khích (trong đó

có 01 đề tài của sinh viên khoa học xã hội) “Giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam”; 03 đề tài đạt giải ba và 08 đề tài đạt giải khuyến khích (có 01 đề tài của sinh viên khoa học xã hội) “Giải thưởng sinh viên NCKH toàn quốc”; 01 đề tài đạt giải ba “Sáng tạo trẻ Việt Nam Vifotec” và 02 đề tài đạt giải nhất “Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên. Với những thành tích kể trên đã cho thấy được năng lực nghiên cứu cũng như niềm say mê khoa học của sinh viên nói chung cũng như sinh viên của nhóm ngành khoa học xã hội tại trường ĐHKH nói riêng.

2.3. Hiện trạng công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH

2.3.1. Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá

a. Đội ngũ đánh giá

Đội ngũ tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội là cán bộ, giảng viên hiện đang công tác trong lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH. Để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia đánh giá KQNC thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở các nội dung như: Số lần tham gia đánh giá, cấp đề tài mà các thầy cô tham gia đánh giá cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực đã từng tham gia đánh giá nghiệm thu KQNC.

Về mức độ tham gia vào quá trình đánh giá KQNC của các thầy cô: Dựa vào kết quả điều tra thu được cho thấy, giữa các thầy cô giáo có mức độ tham gia vào quá trình đánh giá KQNC là khác nhau. Điều đó được thể hiện bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Số lần các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá KQNC thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH

STT Số lần tham gia đánh giá KQNC của các thầy/cô Số người Tỉ lệ (%) 1. Từ 1 đến 3 lần 23 51.1% 2. Từ 3 đến 5 lần 12 26.7% 3. Trên 5 lần 10 22.2% Tổng cộng 45 100%

Có thể thấy, chủ yếu các thầy cô tham gia đánh giá ở mức từ 1 đến 3 lần (chiếm 51.1%); Trong khi đó, tham gia đánh giá KQNC trên 5 lần chỉ có 10/45 người (chiếm 22.2%). Với kết quả này phản ánh một thực tế đây là một công việc đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm đánh giá trong thực tiễn, đồng thời cũng chỉ ra được cơ cấu của đội ngũ tham gia đánh giá trong trường ĐHKH có sự phân chia theo trình độ chuyên môn.

Nhận diện chất lượng của đội ngũ tham gia đánh giá không chỉ dựa trên số lần tham gia đánh giá mà còn phải căn cứ vào các cấp đề tài mà họ thẩm định.

Bảng 2.8: Cấp đề tài mà các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH

STT Cấp đề tài Số người Tỉ lệ (%) 1. Cấp trường 38 84.4% 2. Cấp Đại học 03 6.6% 3. Cấp Bộ 04 8.8% 4. Cấp Nhà nước 01 2.2% Tổng cộng 45 100%

(Nguồn: Từ kết quả điều tra)

Cấp đề tài mà các thầy cô tham gia đánh giá KQNC chủ yếu là cấp trường với 84.4% (tương ứng với 38 người). Với cấp Đại học, cấp Bộ và cấp Nhà nước chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (Cấp Bộ là 8.8%, tương ứng 04 người; Cấp Nhà nước chỉ có 2.2%, tương ứng với 01 người; cấp Đại học 6.6%, tương ứng với 03 người). Số giảng viên tham gia đánh giá đề tài từ cấp Đại học trở lên cũng chính là số giảng viên có số lần tham gia đánh giá KQNC trên 5 lần. Với kết quả trên, có thể thấy đội ngũ giảng viên có trình độ cao và kinh nghiệm trong đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH là còn khiêm tốn.

Hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên đã từng tham gia đánh giá KQNC khoa học xã hội của trường ĐHKH được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:

Bảng 2. 9. Trình độ chuyên môn và cấp đề tài mà thầy cô đã từng tham gia đánh giá

STT Trình độ chuyên môn của đội ngũ đã từng tham gia đánh giá KQNC

Cấp đề tài tham gia đánh giá Cấp trường Cấp Đại học Cấp Bộ Cấp Nhà nước 1 Đang học thạc sỹ: 17 X 2 Thạc sỹ, NCS: 22 X X X 3 TS: 06 X X X X

(Nguồn: Từ kết quả điều tra)

Như vậy, có thể thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ đã từng tham gia đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH là không đồng đều. Tham gia đánh giá các đề tài ở cấp trường và đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là các giảng viên đang học cao học với 17/45 người. Còn số giảng viên là thạc sỹ, đang học tiến sĩ thì cấp đề tài tham gia đánh giá chủ yếu là đề tài từ cấp trường cho đến đề tài cấp Bộ. Giảng viên có trình độ tiến sĩ tham gia đánh giá KQNC ở tất cả các cấp đề tài. Thực tế này không chỉ xảy ra ở trường ĐHKH mà đây còn là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Khảo sát thực tế tại trường ĐHKH, chúng tôi nhận thấy muốn đăng ký thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi các cán bộ, giảng viên phải có học hàm, học vị hay kinh nghiêm giảng dạy. (Cụ thể đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học phải là thạc sỹ trở lên và đề tài cấp cơ sở phải có ít nhất 03 kinh nghiệm giảng dạy). Hệ quả của hiện tượng này là những người có năng lực thực sự nhưng rất ít được coi trọng và ngược lại có người bằng cấp rất cao nhưng năng lực lại rất hạn chế.

b. Quy trình đánh giá

Hiện nay, quy trình thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH các cấp (cụ thể là đề tài cấp cơ sở và đề tài cấp Bộ) tại trường ĐHKH được thực hiện như sau:

+ Đối với quy trình thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ thuộc khoa hội xã hội tại trường ĐHKH được tiến hành qua hai lần nghiệm thu:

- Lần 1: Nghiệm thu cấp cơ sở được tiến hành tại trường ĐHKH - Lần 2: Nghiệm thu cấp Bộ được thực hiện tại ĐHTN

* Đối với quy trình thủ tục nghiệm thu cấp cơ sở được thực hiện như sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Trang 47)