Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thí nghiệm khoa học tại trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thông qua việc xây dựng văn hóa theo định hướng vào khác (Trang 40 - 43)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phân tích SWOT

Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng xấu Yếu tố môi trường bên trong (có

thể kiểm soát được)

Strong point (Điểm mạnh)

Weak point (Điểm yếu)

Yếu tố môi trường bên ngoài (không thể kiểm soát được)

Oppotunity (Cơ hội)

Threat (Thách thức)

[38, tr. 1]

Phân tích SWOT nhằm đánh giá thế mạnh của doanh nghiệp cùng những kỹ năng thiết yếu cần có để chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động tương lai với mục tiêu thực hiện thành công nhiệm vụ. SWOT cho thấy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường tương ứng với những biến động thực tế. Kết quả phân tích SWOT được vận dụng để phát huy tốt nhất những điểm mạnh và vị trí của doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Kết quả phân tích SWOT của Trung tâm Kỹ thuật 3

Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng xấu Yếu tố môi trường bên trong (có thể kiểm soát được) Strong point (Điểm mạnh)

-Là Trung tâm dịch vụ thí nghiệm hàng đầu tại Việt Nam, lĩnh vực hoạt động rộng (từ cơ khí đến vi sinh, từ thử nghiệm đến hiệu chuẩn, giám định), lịch sử hoạt động lâu dài (trên 30 năm) với giá thí nghiệm dễ chấp nhận.

-Có đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, chuyên gia kỹ thuật uy tín, nhân viên nhiều kinh nghiệm, năng lực đều và rộng.

-Là cơ quan tự chủ về tài chính, không giới hạn về quỹ lương, có vốn cố định và tài sản cố định cao, doanh số tăng đều hàng năm (trên 10%).

-Là PTN được chỉ định của các cơ quan ban ngành các Bộ và được chọn là PTN trọng tài cho một số lĩnh vực thử nghiệm do có được năng lực thử nghiệm vượt trội các PTN khác.

-Là PTN chuẩn của ASEAN về vi sinh, PTN được thừa nhận về EE-MRA giữa các nước thành viên ASEAN.

-Được đánh giá công nhận PTN phù hợp ISO/IEC 17025 từ năm 1997 bởi Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) và từ 2007 bởi Cơ quan Công nhận Na Uy (Norwegian Accreditation).

-Có được lực lượng khách hàng chủ chốt, trung thành, mang lại nguồn thu lớn và ổn định hàng năm.

Weak point (Điểm yếu)

- Tiến độ thí nghiệm lâu hơn các công ty khác do lượng mẫu tăng nhiều so với tốc độ phát triển về nguồn lực.

- Một số lĩnh vực thử nghiệm chưa triển khai được do chi phí đầu tư quá lớn như thử chống cháy, thử bao bì lớn.

- Chưa mạnh dạn đẩy mạnh outsourcing. - Chưa chú trọng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh một cách bài bản, chưa xây dựng văn hóa định hướng vào khách hàng. Yếu tố môi trường bên ngoài (không thể kiểm soát được) Oppotunity (Cơ hội)

-Tham gia vào các dự án hợp tác quốc tế EC- ASEAN, CIDA, UNIDO, ETV2 là cơ hội được đầu tư trang thiết bị hiện đại và được tư vấn, đào tạo kiến thức mới hoặc kỹ năng cao bởi đội ngũ chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm.

-Các đạo luật mới của EU, ASEAN, Nhật, CPSC về RoHS, REACH, mỹ phẩm, thực phẩm, dệt may… đã đem đến cơ hội cho TTKT3 về nâng cao năng lực thí nghiệm trong công tác kiểm tra hàng xuất nhập khẩu, đồng thời tăng doanh thu hàng năm.

-Thông qua các MoU đã ký kết với các cơ quan nước ngoài như UL (Mỹ), Nihon Denkei (Nhật), KTL, KRISS, K-Petro (Hàn Quốc), PSB

(Singapore), Nemko (Thụy Điển) sẽ tăng cường hợp tác quốc tế và tạo thêm thị trường hoạt động cho TTKT3. Threat (Thách thức) -Một số lĩnh vực thuộc nhiệm vụ phục vụ quản lý Nhà nước cần đầu tư và duy trì nhưng doanh thu thấp.

-Bị cạnh tranh hoạt động và nhân lực bởi các công ty giám định nước ngoài mới thâm nhập thị trường Việt Nam nhưng mạnh về tài chính do có công ty mẹ hỗ trợ (SGS, TUV, Bureau Veritas).

- Các chiến lược kết hợp như sau:

 “Tận dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội đang có trong kinh doanh (SO)

 Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ đang đến trong kinh doanh (ST)

 Tận dụng cơ hội xuất hiện để khắc phục điểm yếu hoặc cần khắc phục điểm yếu mới khai thác được cơ hội (WO) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tối thiểu hóa điểm yếu để hạn chế nguy cơ đang đến (đây là nguy cơ lớn nhất cần chủ động phòng ngừa) (WT)”.

[13, tr. 105]

Các chiến lược kết hợp cụ thể được tác giả đề xuất dựa trên kết quả phân tích SWOT như bảng 2.4:

Bảng 2.4: Các chiến lược kết hợp cụ thể

Từ bên ngoài

Từ bên trong

- Cơ hội về phát triển năng lực và nhận được nhiều yêu cầu thí nghiệm thông qua các dự án hợp tác quốc tế, theo yêu cầu của các quy định mới về an toàn cho thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.

-Nhiều đối thủ cạnh tranh về tiến độ, phát triển năng lực, thu hút nhân sự…

-Phải đảm bảo năng lực quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đầu tư cao nhưng mang lại doanh thu thấp.

-Năng lực hoạt động rộng và đa dạng; đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nhiều kinh nghiệm. -Là tổ chức KH&CN thực

hiện được tự chủ về tài chính.

SO ST

-Tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế để phát triển năng lực hoạt động và củng cố đội ngũ nhân viên. -Quảng bá các sự kiện và

vai trò của TTKT3 nhằm nâng cao uy tín của TTKT3 trên thị trường.

-Xây dựng các chính sách giữ chân người tài, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh. -Nhanh chóng khắc phục các

nguyên nhân dẫn đến tiến độ thí nghiệm chậm đồng thời duy trì giá dịch vụ phù hợp để giữ chân khách hàng.

-Tiến độ thí nghiệm chậm -Chưa chú trọng xây dựng

chiến lược kinh doanh bài bản, chưa xây dựng được văn hóa định hướng vào khách hàng

WO WT

-Cân đối tài chính, tận dụng các dự án hợp tác quốc tế để xây dựng các kế hoạch tăng cường nguồn lực nhằm khắc phục tiến độ thí nghiệm.

-Tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng văn hóa định hướng vào khách hàng để giữ chân nhóm khách hàng quan trọng, tìm kiếm khách hàng mới. -Xác định các định hướng hoạt động phù hợp cho các lĩnh vực ít doanh thu.

Từ các phân tích SWOT như trên, tác giả đã thực hiện đánh giá tác động của các yếu tố bên trong của Trung tâm Kỹ thuật 3 như bảng 2.5:

 “Tầm quan trọng: từ 0 đến 1: sự đánh giá khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào trong cùng một ngành, một lĩnh vực đều được đánh giá như nhau.

 Xếp loại của doanh nghiệp: từ 1 đến 4 (yếu, trung bình, mạnh, rất mạnh) Đánh giá:

 Nếu tổng số điểm < 2,5: là doanh nghiệp yếu

 Nếu tổng số điểm > 2,5: là doanh nghiệp mạnh”. [14, tr. 116-117]

Bảng 2.5: Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong

TT Yếu tố bên trong

Tầm quan trọng đối với dịch vụ thí nghiệm Xếp loại của Trung tâm Kỹ thuật 3 Điểm đánh giá 1. Máy móc, thiết bị 0,15 3 0,45 2. Hệ thống quản lý chất lượng 0,10 4 0,40 3. Năng lực thí nghiệm 0,15 3 0,45 4. Khả năng về vốn 0,10 3 0,30 5. Chất lượng dịch vụ 0,15 3 0,45 6. Giá thí nghiệm 0,10 4 0,40 7. Doanh số thí nghiệm 0,05 3 0,15 8. Lợi nhuận 0,05 4 0,20 9. Tốc độ tăng trưởng 0,03 3 0,09 10. Lực lượng bán hàng 0,03 2 0,06 11. Dịch vụ hậu mãi 0,02 3 0,06 12. Cơ cấu tổ chức 0,02 3 0,06 13. Công tác hoạch định 0,03 2 0,06

14. Thông tin kinh tế 0,02 2 0,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng: 1,00 - 3,17

 Kết quả đánh giá theo bảng trên cho thấy Trung tâm Kỹ thuật 3 hiện nay là một doanh nghiệp hoạt động khá mạnh trong ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thí nghiệm khoa học tại trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thông qua việc xây dựng văn hóa theo định hướng vào khác (Trang 40 - 43)