- Tải trọng tĩnh tác dụng lên hệ thống treo sau khi ô tô mang đầy tải(tính trên một bánh xe): Zts= 2. 2 t G g , [N] với Gt2 = G2 - Gcs Trong đó:
G2 - khối lượng phân bố lên cầu sau khi ô tô mang đầy tải. G2 = 5552 [kG].
Gcs - khối lượng phần không được treo cầu sau.
Theo [1] ta chọn hệ số khối lượng δ =
2 5cs cs G G = ⇒ Gcs= 1 5 G = 5552 5 = 1110,4 [kG]. ⇒ Gt2 = 5552 – 1110,4= 4441,6[kG].
⇒ Zts 4441,6.9,81 2 = = 21786,05 (N) - Hệ số động lực học kđ
Nếu chọn kđ nhỏ thì có sự va đập liên tục lên bộ phận hạn chế làm giảm tính êm của ô tô. Nếu chọn kđ quá lớn sẽ làm cho hệ thống treo quá cứng. Chọn kđ thích hợp sao cho khi ô tô chuyển động trên đường bằng tải trọng truyền qua hệ thống treo sẽ gây va đập ít. Theo [3] đối với xe buýt thì kđ = 1,75 ÷ 2,5. Chọn kđ = 2.
- Tải trọng lớn nhất có thể truyền qua hệ thống treo sau: Zmaxs = kđ.Zts => Zđs = 2 × 21786,05 = 43572,1[N]. - Độ võng tĩnh của hệ thống treo sau fts:
Để tránh các dao động lắc dọc (kiểu ngựa phi), tỷ số giữa độ võng tĩnh của hệ thống treo sau và trước cần nằm trong giới hạn: (fts/ftt) = 1,0 ÷ 1.2 (đối với xe tải và xe buýt) (theo trang 38 - giáo trình kết cấu và tính toán hệ thống treo của TS Nguyễn Hoàng Việt).
=> fts = (1,0 ÷ 1,2).ftt =(1÷1,2).150= (150 ÷ 180) [mm]. Ta chọn fts = 150 (mm).
- Độ võng động của hệ thống treo sau fđs.
Theo giáo trình kết cấu và tính toán hệ thống treo thì fđ của hệ thống treo (kể cả vỏ cao su) phụ thuộc vào ft. Xe ô tô buýt là: fđ = 0,75.ft => fđs = 0,75.150 = 112,5 [mm].
- Hành trình làm việc của hệ thống treo khi phần tử đàn hồi phụ làm việc:
Khi lo xo biến dạng đến chạm ụ cao su thì lúc này độ cứng của hệ thống tăng lên (C = Cc +Cp). Nhờ đó đảm bảo được Zmax trong giới hạn fđ cho phép. Do phần tử đàn hồi phụ là cao su nên có độ Cp cứng thay đổi theo tải trọng có nghĩa là đường đặc tính phi tuyến. Độ biến dạng được thừa nhận khi tính toán là 1/3 chiều cao làm việc của ụ cao su đó.
Đối với xe buýt fcss = (0,2 ÷ 0,3).fđs = (0,2 ÷ 0,3).112,5 = (22,5 ÷ 33,75) [mm]. Ta chọn fcss = 32 [mm].
Mặt khác độ biến dạng cao su được xác định qua công thức sau: fcs = 2/3.hcs
⇒ hcss= 3/2.fcss =3/2.32 = 48 [mm].
Trong đó : hcss - là chiều cao làm việc của ụ cao su hệ thống treo sau.
Từ các thông số chính và tính toán ta xây dựng được đặc tính đàn hồi của hệ thống treo sau :
Hình 5-2. Đặc tính đàn hồi hệ thống treo sau.