CHƯƠNG 4. CHỌN LOẠI, KIỂU VÀ SƠ ĐỒ LIÊN KẾT LÊN KHUNG XE
4.2. SƠ ĐỒ LIÊN KẾT BÁNH XE VỚI KHUNG XE 1. Lắp nhíp lên khung
4.2.2. Nối nhíp với gầm cầu
Để nối nhíp với dầm cầu người ta dùng hai bu lông chữ U gọi là quang nhíp kẹp và xiết chặt lại hình 4.7.
Hình 4-8. Phương pháp lắp nhíp lên dầm cầu chủ động.
Lắp cố định; b- Lắp quay tự do; 1- Ụ tỳ; 2- Dầm cầu.
Hình 4-7. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá.
1- Nhíp lá; 2- Vòng kẹp; 3- Chốt nhíp; 4- Quang treo; 5- Giá đỡ;
6- Giảm chấn; 7- Ụ tỳ; 8- Khung xe; 9- Quang nhíp; 10- Dầm cầu.
Có hai phương pháp lắp nhíp lên dầm cầu chủ động: lắp cố định hình 4.8a và lắp quay tự do hình 4.8b.
Ta chọn cách lắp thứ nhất sử dụng trong trường hợp nhíp có nhiệm vụ truyền các mô men phản lực và mô men phanh.
Khi xiết chặt nhíp lại thì phần giữa hai quang nhíp trở thành một khối cứng và không tham gia vào biến dạng đàn hồi. Do đó khoảng cách giữa các quang nhíp cần phải giảm tối thiểu.
Khi xiết chặt nhíp như vậy có điểm lợi là: tiết diện giữa của lá nhíp, chỗ đột lỗ lắp bu lông được giảm tải. Khi vận hành, nếu quang nhíp lỏng có thể gây gãy nhíp ở tiết diện này. Vì thế trong quá trình sử dụng cần thường xuyên kiểm tra lực xiết quang nhíp.
Hình 4-9. Các phương án bố trí bộ nhíp lên xe.
a, d- Nhíp nửa elíp; b- Nhíp đặt ngược; c- Nhíp đặt ngang xe.
4.2.3. Bố trí nhíp lên xe
Bộ nhíp có thể được bố trí lên xe theo một số phương án như trên hình 4.9.
Đứng về điều kiện làm việc và công nghệ chế tạo thì ta chọn cách bố trí nhíp kiểu nửa elíp đối xứng, nghĩa là khoảng cách từ tâm dầm cầu (chỗ bắt nhíp) đến các tai nhíp là đều nhau.
• Chọn các bộ phận của hệ thống treo trước của xe thiết kế:
+ Chọn bộ phận đàn hồi cho hệ thống treo trước là loại thanh xoắn, loại này có những ưu, nhược điểm như sau:
a. Ưu điểm:
- Kết cấu và chế tạo đơn giản;
- Khối lượng phần không được treo nhỏ;
- Tải trọng phân bố lên khung tốt hơn (khi thanh xoắn bố trí dọc)vì mômen của các lực thẳng đứng tác dụng lên khung không nằm trong vùng chịu tải,nơi lắp các đòn dẫn hướng mà ở đầu kia của thanh xoắn.
b. Nhược điểm:
- Chế tạo khó khăn hơn;
- Bố trí lên xe khó hơn do thanh xoắn thường có chiều dài lớn.
c. Đặc điểm kết cấu:
- Thanh xoắn có thể có tiết diện tròn hay tấm dẹt, lắp đơn hay ghép chùm.
- Thanh xoắn ghép chùm thường sử dụng khi kết cấu bị hạn chế về chiều dài.
+ Bộ phận giảm chấn: là bộ mà phận cùng với ma sát trong hệ thống treo có tác dụng dập tắt dao động. Bộ phận giảm chấn được phân loại theo cách bố trí gồm hai
B
B
=0 l2
l1= l2 l1
loại là loại đòn và loại ống. Giảm chấn loại đòn có đặc điểm là lực từ bánh xe tác dụng lên piston giảm chấn qua hệ thống đòn, giảm chấn loại ống có đặc điểm là hai đầu của giảm chấn nối trực tiếp với phần được treo và không được treo. Theo cách lắp đặt và phân loại, yêu cầu êm dịu của xe thiết kế, ta chọn bộ phận giảm chấn thuỷ lực dạng ống lồng, tác dụng hai chiều và có van giảm tải cho hệ thống treo trước.
+ Bộ phận hướng là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền các lực dọc, lực ngang, các momen phản lực, momen phanh giữa các cầu hay bánh xe và khung vỏ, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ là xác định dịch chuyển tương đối của bánh xe đối với khung vỏ.
Vì là hệ thống treo độc lập nên bộ phận hướng gồm các loại là: loại một đòn, loại hai đòn chiều dài bằng nhau, loại hai đòn chiều dài khác nhau, loại đòn ống (Macphenxon), loại nến. Trong đó:
Bộ phận hướng loại một đòn: loại này có đặc điểm là khi bánh xe dao động thì vết tiếp xúc của lốp lệch đi một đoạn ∆B lớn và mặt phẳng quay của bánh xe nghiêng một góc λ cũng khá lớn, ∆B lớn làm bánh xe bị trượt ngang gây mòn lốp và giảm tính ổn định của ôtô, λ lớn làm xuất hiện momen con quay lớn làm xoay cầu, lắc vẫy bánh xe gây giảm hay mất ổn định điều khiển. Muốn giảm ∆B, λ thì phải tăng chiều dài đòn nhưng khó bố trí nên ít dùng.
Hình 4-10. Bộ phận hướng loại một đòn.
Bộ phận hướng loại loại hai đòn chiều dài bằng nhau: loại này có λ=0, vì vậy momen con quay Mcq=0, điều này tốt nhưng ∆B còn lớn.
Hình 4-11. Bộ phận hướng loại hai đòn chiều dài bằng nhau.
B l2
l1
Bộ phận hướng loại loại hai đòn chiều dài khác nhau: Loại này có λ, ∆B đều nhỏ (∆B=3÷5 mm, λ=2o÷5o), lượng ∆B này có thể được bù lại bằng biến dạng đàn hồi của lốp, còn λ nhỏ tạo ra momen con quay Mcq không đủ thắng ma sát, quán tính chi tiết. Hiện nay, loại bộ phận đàn hồi này được sử dụng rộng rãi.
Hình 4-12. Bộ phận hướng loại hai đòn có chiều dài khác nhau.
Bộ phận hướng loại đòn-ống: là biến thể của loại hai đòn có chiều dài giống nhau có chiều dài thanh đòn phía trên l2= 0, loại này có động học xấu hơn, được sử dụng trên xe khách, xe du lịch, loại bộ phận hướng này có thể kết hợp làm giảm chấn.
Hình 4-13. Bộ phận hướng loại đòn-ống.
Bộ phận hướng loại nến: có λ=0, ∆B nhỏ, động học tốt nhưng khó bố trí, khó giảm ma sát ở bộ phận trượt, ít sử dụng loại bộ phận hướng này.
Hình 4-14. Bộ phận hướng loại nén.
Hình 4-15. Sơ đồ lắp đặt thanh xoắn lên xe Từ những đặc điểm trên, theo yêu cầu của xe thiết kế là đảm bảo tính chất động học của xe ở tốc độ cao, tính ổn định và điều khiển, ta chọn bộ phận hướng loại hai đòn có chiều dài khác nhau cho hệ thống treo trước.
d. Lắp đặt lên xe:
- Thanh xoắn được lắp nối lên khung và với bánh xe ( qua các đầu dẫn hướng ) bằng các đầu then hoa, then hoa thường có dạng tam giác với góc giữa các mặt then bằng 900.
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO CHO XE BUS