Chẩn đoán trạng thái giảm chấn khi đã tháo khỏi xe

Một phần của tài liệu Tính toán thiêt kế hệ thông treo cho xe ôtô bus điện nội thành đà nẵng (Trang 94 - 95)

- Từ sơ đồ bố trí và độ võng cần thiết của hệ thống treo trước ta tính được góc xoắn

6.3.4.Chẩn đoán trạng thái giảm chấn khi đã tháo khỏi xe

Giảm chấn là chi tiết quan trọng, nhiều khi cần thiết phải tìm hư hỏng, do vậy có thể tháo dễ dàng ra để kiểm tra, khi đó có thể dùng bệ thử với sơ đồ nguỷn lý chỉ ra trên (hình 6-5).

Bệ thử bao gồm: giá của bệ, cơ cấu tay quay thanh truyền, giá trượt. Trên bệ có lắp cảm biến đo lực và cảm biến đo hành trình. Các đầu của giảm chấn là các khớp trụ, có lắp các đệm bằng cao su giảm va đập.

12 2 3 4 5 25 50 75 100 Neïn (N) Traí (N) v (m/s) a) b)

a- Sơ đồ nguyên lý; b- Đồ thị đặc tính chuyển dịch và tốc độ; 1- Cảm biến đo lực; 2- Giảm chấn; 3- Cảm biến đo hành trình;

4- Giá trượt; 5- Cơ cấu quay.

Cảm biến đo lực có tác dụng đo theo hai hành trình nén và trả. Hành trình dịch chuyển được điều chỉnh tại tay quay của cơ cấu tay quay thanh truyền tương ứng với các giá trị (100, 75, 50, 25)mm.

Khi đó, cho động cơ điện quay và tạo nên tốc độ 100 (1/min). Kết quả đo với các trục (lực cản nén và trả, với hành trình) cho có dạng gần giống quả lê, khi giảm chấn còn tốt.

Hình dạng đồ thị quả lê tuỳ thuộc vào kết cấu giảm chấn. Khi giảm chấn có hư hỏng hình dạng này sẽ thay đổi, một số đặc trưng hư hỏng cho trên (hình 6-6).

Nén (N)

Traí(N) s (mm)

a ) b)

c) d) e)

Hình 6-6. Các khả năng hư hỏng trong giảm chấn.

a- Mòn piston, mòn lỗ van; b- Mòn lỗ van trả và nén; c- Kẹt, tắc van trả và van nén, dầu bẩn; d- Kẹt tắc van nén; e- Kẹt tắc van trả.

Bằng kết quả đo được lực (nĩn, trả) và hành trình dịch chuyển, so sánh với các trạng thái tiêu chuẩn có thể rút ra các hư hỏng về mòn piston, xylanh, hỏng van, dầubẩn...

Một phần của tài liệu Tính toán thiêt kế hệ thông treo cho xe ôtô bus điện nội thành đà nẵng (Trang 94 - 95)