CHỌN LOẠI HỆ THỐNG TREO CHO XE BUS ĐIỆN NỘI THÀNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Tính toán thiêt kế hệ thông treo cho xe ôtô bus điện nội thành đà nẵng (Trang 42 - 43)

NẴNG

Từ các ưu và nhược điểm ta phân tích ở trên, theo yêu cầu của xe thiết kế thuộc loại xe bus điện, ta chọn các hệ thống treo cho xe thiết kế như sau:

o Hệ thống treo trước là hệ thống treo độc lập. o Hệ thống treo sau là hệ thống treo phụ thuộc.

• Chọn các bộ phận của hệ thống treo sau của xe thiết kế:

+ Chọn bộ phận đàn hồi loại nhíp lá, loại này được sử dụng phổ biến nhất vì nó có các ưu điểm là: kết cấu, chế tạo đơn giản, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, có thể đồng thời làm nhiệm vụ của bộ phận hướng. Tuy vậy, nó có nhược điểm là: trọng lượng lớn, tốn nhiều kim loại hơn so với phần tử đàn hồi kim loại khác, thời hạn phục vụ thấp do ma sát giữa các lá nhíp và khi làm việc chịu ứng suất phức tạp.

+ Chọn bộ phận đàn hồi phụ của hệ thống treo sau là ụ hạn chế bằng cao su để giữ cho ôtô và hành khách khỏi những dao động ở tần số cao và các chấn động lớn vì cao su có ưu điểm là có độ bền cao, không cần bôi trơn, bảo dưỡng, cao su có thể thu được năng lượng trên một đơn vị thể tích lớn hơn thép 5÷10 lần, trọng lượng bé và có đường đặc tính phù hợp với đặc tính như ta mong muốn nhưng nó có nhược điểm là nó có xuất hiện biến dạng thừa dưới tác dụng của tải trọng kéo dài và tải trọng thay đổi, cao su bị hoá cứng khi nhiệt độ thấp.

+ Bộ phận giảm chấn: là bộ phận cùng với ma sát trong hệ thống treo có tác dụng dập tắt dao động. Bộ phận giảm chấn được phân loại theo cách bố trí gồm hai loại là loại đòn và loại ống. Giảm chấn loại đòn có đặc điểm là lực từ bánh xe tác dụng lên piston giảm chấn qua hệ thống đòn, giảm chấn loại ống có đặc điểm là hai đầu của giảm chấn nối trực tiếp với phần được treo và không được treo. Theo cách lắp đặt và phân loại, yêu cầu êm dịu của xe thiết kế, ta chọn bộ phận giảm chấn thuỷ lực dạng ống lồng, tác dụng hai chiều và có van giảm tải cho hệ thống treo sau.

+ Bộ phận hướng: Là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền các lực dọc, lực ngang, các momen phản lực, momen phanh giữa các cầu hay bánh xe và khung vỏ, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ là xác định dịch chuyển tương đối của bánh xe đối với khung vỏ. Ta chọn bộ phận hướng là nhíp lá do bộ phận đàn hồi là nhíp lá mà nhíp lá có khả năng vừa là bộ phận đàn hồi vừa là bộ phận hướng. Đặc điểm của bộ phận hướng loại nhíp lá là ∆B và λ khá lớn.

B

Hình 4.2. Kết cấu tai nhíp

Hình 4-1. Ảnh hưởng của hệ thống treo phụ thuộc lên

độ dịch chuyển của bánh xe. 4.2. SƠ ĐỒ LIÊN KẾT BÁNH XE VỚI KHUNG XE

Một phần của tài liệu Tính toán thiêt kế hệ thông treo cho xe ôtô bus điện nội thành đà nẵng (Trang 42 - 43)