CẬN LÂM SÀNG 1 Điên tim đồ:

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi + đáp án lâm sàng tim mạch ĐKTP Cần Thơ (Trang 44 - 47)

1. Điên tim đồ:

* Thường gặp nhịp nhanh xoang, điện thế thấp, ST – T biến đổi không đặc hiệu * Nếu ép tim phối hợp viêm màng ngoài tim cấp tính, có ST chênh lên ở nhiều đạo trình, hiện tượng giao thoa điện học của thất ( R cao xen kẽ R thấp) và của nhĩ (P cũng xen kẽ nhịp có biến độ cao và thấp), sự phối hợp giao thoa điện học của cả nhĩ và thất đặc trưng cho ép tim hơn là độc lập, chỉ có P hay QRS có giao thoa. Nhưng phải chẩn đoán phân biệt hiện tượng giả giao thoa điện (psseudo electrical

alter nan) là sự thay đổi trục QRS do nhịp thở, khi tần số thở bằng nửa tần số tim/ phút, nhưng triệu chứng này sẽ không thấy tren đạo trình DIII.

2. Xquang:

– Không có triệu chứng Xquang nào quyết định có ép tim, chỉ cho các hình ảnh của tràn dịch màng ngoài tim: bóng tim to ra, dạng lọ nước (water bottle) hoặc hình cầu (globular).

– Cung tĩnh mạch trung ương giãn. – Tràn dịch màng phổi.

3. Siêu âm:

– Giúp chẩn đoán sự có mặt của dịch và ước lượng khối lượng dịch màng ngoài tim.

– Kích thước thất phải giảm, hình ảnh ép nhĩ phải, thất phải, vận động đảo ngược vách liên thất.

– Cùng với các triệu chứng khác để chẩn đoán ép tim.

4. Huyết động học:

– Thăm dò các chỉ số huyết động học không phải lúc nào cũng đặt ra để chẩn đoán ép tim, nhưng các chỉ số huyết động thực sự có giá trị chẩn đoán. – Đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hoặc áp lực buồng nhĩ phải, từ 6-12 mmHg nhưng cũng có thể cao tới 20-25mmHg ở những trường hợp nặng.

– Thông tim phải: tăng áp lực động mạch phổi khi đo bằng ống thông Swan- Ganz. – Đường cong áp lực nhĩ phải sóng X sâu, đường cong áp lực thấy phải

sóng áp lực tâm trương tăng cao bằng 1/3 sóng áp lực tâm thu.

– Thông tim trái: đo áp lực bên trong động mạch, thấy triệu chứng mạch nghịch đảo, tăng phân số tống máu.

xác định ép tim khi: áp lực khoang màng ngoài tim > 10 cm H2O, khi hút dịch màng ngoài tim do áp lực màng ngoài tim sau hút dịch, quan trọng ở chỗ chẩn đoán phân biệt với tràn dịch màng ngoài tim kết hợp viêm màng ngoài tim co thắt, thì chỉ số áp lực màng ngoài tim không thể về bình thường.

– Đặc tính của hội chứng ép tim và tỷ lệ tử vong tại AM2- 103: 1. Hội chứng ép tim / BN tràn dịch màng ngoài tim: 30.5% 2. Số lượng dịch trung bình lần đàu chọc hút : 260- 923,2

3. Lượng dịch trung bình sau chọc lần 2 cách lần 1:72 giờ(ml):762,7 ± 56,5. 4. Lượng dịch chênh lệch trung bình giữa 2 lần chọc (ml):501,8.

5. Tốc độ sinh dịch trung bình sau 1 giờ : 7 6. HS tâm thu trung bình (mmHg) : 77mmHg. 7. HS tối thiểu trung bình (mmHg) : 61,3 ± 4,6. 8. Số trung bình của HA hiêu số (mmHg) : 15,9. 9. Tỷ lệ tử vong sau khi ép tim : 72,7%.

10. Tử vong: ép tim / số BN tràn dịch : 22,2%.

Vì vậy khi tiên lượng hội chứng ép tim, tuỳ thuộc nguyên nhân, phụ thuộc tốc độ sinh

dịch. Mặc dù đã được chọc hút vẫn có tỷ lệ tử vong cao, tuy thời gian sống kéo dài hơn so với không được chọc hút dịch.

HỘI CHỨNG NHIỄM TRÙNG

Hội chứng nhiễm trùng không phải là một bệnh, nó bao gồm nhiều triệu chứng: sốt, tình trạng nhiễm trùng... Hội chứng này gặp ở hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn.

I. Sốt

Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus... Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, sốt gây hậu quả xấu như gây co giật toàn thân, hôn mê, tổn thương thần

kinh và để lại di chứng nặng, gây mất nước, giảm khả năng thải nhiệt, giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Để đánh giá người bệnh có sốt hay không, phải đo nhiệt độ. Ở nách:

Khi thấy: T° = 36,5° - 37°c = Không sốt. T° > 37°c = Có sốt.

T° = 37,5° - 38,9°c = Sốt vừa. T° > 39 0c = Sốt cao.

1. Nguyên nhân gây sốt

Sốt do nhiễm khuẩn: Viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm màng não, thương hàn, lỵ trực khuẩn...

Sốt do nhiễm virus: Viêm não Nhật Bản B, sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi, viêm phổi do virus...

Sốt do nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét...

2. Xử lý các trường hợp sốt

Cần làm ngay:

- Bỏ chăn, nới rộng quần áo người bệnh. - Lau mát.

- Chườm mát.

Xử lý tiếp theo:

- Uống thêm nước, tốt nhất là ORS. - Theo dõi nhiệt độ bằng đo nhiệt độ.

- Dùng thuốc theo y lệnh: Uống thuốc hạ nhiệt, người bệnh không uống được phải đặt ở hậu môn. Nếu người bệnh có tiền sử co giật cần dùng thêm thuốc an thần.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi + đáp án lâm sàng tim mạch ĐKTP Cần Thơ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w