Phân biệt phù do suy tim, suy thận và suy dinh dưỡng?

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi + đáp án lâm sàng tim mạch ĐKTP Cần Thơ (Trang 27 - 28)

Giống nhau: - dạng phù toàn thân; phù mềm, ấn lõm. Khác nhau:

Đặc điểm Suy tim Suy thận Suy dinh dưỡng

Cơ chế Tăng áp lực thủy tĩnh

Giảm áp lực keo hoặc do giữ muối giữ nước

Giảm áp lực keo

Vị trí xuất hiện đầu tiên

Chi dưới Mi mắt Chi dưới

Thay đổi theo thời gian trong ngày

Phù tăng vào buổi chiều và giảm vào buổi sáng

Phù tăng vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều

Không liên quan với thời gian trong ngày

Chế độ ăn Ăn mặn phù sẽ tăng lên.

Ăn mặn thì phù tăng nhanh, ăn nhạt thì phù giảm

Bệnh do thiếu ăn lâu ngày, không liên quan đến lượng muối của bữa ăn

Tư thế Phù tăng khi đứng lâu

Phù không giảm khi thay đồi tư thế nhưng khi nằm ngửa phù nhiều ở vùng thắt

lưng,mặt sau đùi

Không thay đổi mức độ phù khi thay đổi tư thế

Lượng nước tiểu Tiểu ít Tiểu ít Không thay đổi Xét nghiệm Nếu suy tim đơn

thuần thường không có thành phần bất thường. Có protein niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu. Protein máu và albumin máu giảm. ĐÁNH TRỐNG NGỰC Câu 1:Đánh trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là cảm giác trái tim đập mạnh bất thường và dồn dập. Nó thường được mô tả bằng cảm giác “hẫng hụt” - tim của bạn như bị ngưng lại vài

giây, thường theo sau đó là một nhịp tim đập mạnh, lúc đó bạn có cảm giác tim rung lên, có thể nghe được tiếng “thịch” rất to trong lồng ngực.

Câu 2:Nguyên nhân gây đánh trống ngực

Đánh trống ngực có thể được gây ra bởi rất nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm: _Gắng sức, xúc động mạnh, sốt cao.

_Cường giáp do tăng lượng hoocmon tuyến giáp T3 T4 kích thích tim co bóp mạnh.

_Thuốc: thuốc lá, cà phê, trà, rượu, epinephrine, aminophyline, atropine, chiết xuất tuyến giáp, IMAO.

_Rối loạn nhịp tim

+Nhịp tim châm: do block nhĩ thất, bệnh lý nút xoang.

+Rối loạn nhịp kịp phát: nhanh nhĩ, nhanh bộ nối, cuồn nhĩ, rung nhĩ. + Nhanh thất: đánh trống ngực kèm chóng mặt, ngất.

_Hở van động mạch chủ. Một lượng máu trong lòng động mạch chủ trào ngược về thất trái trong thời kì tâm trương khiến thể tích tâm trương của thất trái gia tăng. Do đó, đến thời kì tâm thu, thất trái bóp ra một lượng máu rất nhiều làm tăng động vùng trước tim, gốc động mạch chủ gây cảm giác đánh trống ngực.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi + đáp án lâm sàng tim mạch ĐKTP Cần Thơ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w