- Thư viện Trường ĐH Dược
2.2.1. Người dùng tin điện tử
Qua khảo sát thực tế mười TV trường ĐH trên, đối tượng người dùng tin tiềm năng chủ yếu là sinh viên (100%), nghiên cứu sinh, học viên cao học (90%), cán bộ, giáo viên (chiếm 90%), nhà quản lý (70%), và đối tượng khác (30%) số phiếu được hỏi. Như vậy, người dùng tin trong các trường ĐH cũng đã được xác định rất cụ thể từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, người dùng tin trong các trường ĐH không chỉ bó hẹp là các đối tượng trên mà phải mở rộng ra cả các đối tượng khác. Tuy vậy, người dùng tin rất khó xác định trong môi trường điện tử vì họ là bất cứ ai nếu họ có nhu cầu và được cấp quyền truy cập.
Khảo sát thực tế bạn đọc đến TV chúng tôi thấy rằng trong số 1000 phiếu phát ra ngẫu nhiên, thu về 963 phiếu thì có đến 902 phiếu là sinh viên (gần 94%), chỉ có 30 phiếu là cán bộ, giáo viên (3,1%), 31 phiếu là học viên cao học, nghiên cứu sinh (3,2%). Nhà quản lý và các đối tượng khác hầu như không có, nguyên nhân chính là người dùng tin trong môi trường điện tử khó xác định hơn trong môi trường TV truyền thống. Những đối tượng khác có thể truy cập TT từ xa hoặc có thể do bạn đọc ít khi đến TV hoặc có thể không bao giờ đến TV.
Về giới tính, bạn đọc nữ chiếm tới 70%, nam là 30%, chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 90%. Trong số các bạn đọc được hỏi thì có tới 51,7% cho rằng họ thường xuyên tới TV, 48,3% bạn đọc thỉnh thoảng tới TV.
Như vậy có thể thấy rằng số lượng bạn đọc thường xuyên đến TV chiếm tỷ lệ trung bình. Một trong những nguyên nhân chính là phương thức đào tạo của nhà trường khiến cho nhu cầu của bạn đọc tăng lên. Phương thức đào tạo quyết định rất lớn đến nhu cầu của bạn đọc. Nếu như với phương thức đào tạo niên chế, sinh viên có thể không cần đến TV cũng có thể hoàn thành được bài thi của mình, còn thực hiện phương thức đào tạo tín chỉ, bạn đọc buộc phải đến TV thường xuyên để hoàn thành bài tập tuần, tháng, kỳ hoặc các bài tập theo nhóm. Mỗi bạn đọc không có khả năng tự trang bị cho mình đầy đủ nguồn học liệu cần thiết, do đó nếu họ muốn hoàn thành bài tập của mình, họ cần thiết phải tìm đến TV theo nhu cầu.
Ví dụ: Trường ĐH Luật là một trong những trường đang chuyển phương thức từ đào tạo niên chế sang tín chỉ. Có thể thấy trong thời gian qua, từ tháng 8 năm 2007 nhà trường bắt đầu thực hiện theo phương thức đào tạo tín chỉ với 13 môn học và nay là 19 môn học, số lượng bạn đọc đến TV tăng lên đột biến. Nếu so sánh với trước đây, một ngày phòng đọc phục vụ số lượng bạn đọc từ 200 đến 400 lượt bạn đọc thì đến nay vào thời kỳ cao điểm lên tới 1800 lượt bạn đọc một ngày. Với số lượng lớn bạn đọc như vậy chúng ta thấy mối liên hệ giữa phương thức đào tạo theo tín chỉ có ý nghĩa quyết định như thế nào đối với nhu cầu của bạn đọc nhất là sinh viên.
Tình hình tương tự đang xảy ra ở TTTT - TV ĐHQG Hà Nội với việc nhà trường đang chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, do vậy, số lượng bạn đọc đến Trung tâm rất đông. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2009 số lượng bạn đọc đến TV đã chật kín tại cơ sở Nguyễn Trãi – Thanh Xuân. Nhu cầu của sinh viên cũng đa dạng hơn với tất cả các nội dung tài liệu liên quan đến đào tạo tín chỉ.
Xuất phát từ nhu cầu của bạn đọc dựa trên tính chất đào tạo của trường ĐH cùng với chuyên ngành khác nhau, người dùng tin cũng có nhu cầu TT khác nhau liên quan đến các chuyên ngành trường đó đào tạo.
Ví dụ: Sinh viên Trường ĐH Lluật thường có các nhu cầu TT về kinh tế, chính trị, triết học, lịch sử, địa lý và đặc biệt là các tài liệu về pháp luật như Luật hình sự, Luật dân sự,… Sinh viên Trường ĐH Bách Khoa quan tâm đến các tài liệu về điện, hoá học, CNTT,…Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có nhu cầu về các tài liệu văn học, toán học, vật lý,…
Tuy nhiên, có thể thấy nhu cầu về loại hình tài liệu trong số các bạn đọc được hỏi, thì bạn đọc quan tâm đến tài liệu trên giấy nhiều hơn (chiếm 72,3%) so với các loại hình tài liệu khác: tài liệu trên mạng (56,9%), tài liệu điện tử (32,6%). Nguyên nhân chính là họ chưa có thói quen sử dụng tài liệu điện tử, họ chưa có kiến thức về máy tính cũng như chưa được trang bị kiến thức về sử dụng tài liệu điện tử cũng như kỹ năng tìm kiếm TT trên internet. (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Các loại hình tài liệu
Như vậy, kết quả khảo sát bạn đọc cho thấy, nhu cầu của bạn đọc trong các trường ĐH rất lớn, để đáp ứng được nhu cầu, TV cần quan tâm đến việc điều tra nhu cầu của họ. Chúng tôi thấy rằng số bạn đọc nhận xét tài liệu được cung cấp phù hợp với nhu cầu của họ là 58,77% và 41,2% bạn đọc cho rằng tài liệu điện tử được cung cấp không phù hợp với nhu cầu của họ. Trên cơ sở thực tiễn như vậy, có thể nhận xét mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin chỉ ở mức trung bình. (xem bảng 2.2.
Loại hình tài liệu Số lượng Tỷ lệ
□ Tài liệu trên giấy 696 72,3 (%)
□ Tài liệu trên mạng 548 56,9 (%)
□ Tài liệu điện tử 314 32,6 (%)
Mức độ phù hợp Số lượng Tỷ lệ
□ Phù hợp 566 58,77%
□ Chưa phù hợp 397 41,23%
Bảng 2.2: Mức độ đáp ứng nhu cầu bạn đọc của mười thư viện
Xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc chủ yếu là sinh viên, TV các trường ĐH có thể đánh giá chính xác được đặc điểm nhu cầu TT của họ là gì trên cơ sở đó đưa ra chính sách phát triển TT phù hợp với nhu cầu của bạn đọc.
Về mức độ thường xuyên truy cập trang Web của mười TV đa số bạn đọc trả lời là họ thường xuyên truy cập. Các TT họ cần chủ yếu bao gồm: sách điện tử, tạp chí điện tử, bản tin điện tử,…
Về ngôn ngữ được bạn đọc sử dụng tài liệu chủ yếu trong các TV là tiếng Việt chiếm hơn 95%, tiếp đến là tiếng Anh, tiếng Pháp, các ngôn ngữ khác hầu như không được sử dụng.
Nhìn tổng quát, nhu cầu của bạn đọc chủ yếu ở lứa tuổi từ 20 đến 30 là tương đối phong phú và đa dạng ở mọi lĩnh vực khoa học, họ thường xuyên có nhu cầu về các TT phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.
2.2.2. Vốn tài liệu điện tử
Vốn tài liệu là một trong bốn yếu tố cấu thành lên TV, tổng số vốn tài liệu truyền thống của mười TV bao gồm: Sách, giáo trình chiếm tỷ lệ lớn đến 421.807 tên trên 3.290.246 bản, như vậy trung bình mỗi nhan đề có 8 bản. Số lượng trung bình cho mỗi bản sách và giáo trình tương đối nhiều, cá biệt ở Trường ĐH Luật Hà Nội có tên giáo trình, số bản lên tới 1500. Tiếp đến là luận văn, luận án gồm 27300 tên, đây là loại tài liệu xám và rất đặc trưng ở các TV trường ĐH. Qua điều tra hầu hết TV các trường đều có nguồn tài liệu này và được xác định đây là tài liệu vô cùng quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tạp chí có khoảng 5862 tên và báo cáo khoa học gồm 4700 tên (xem bảng 2.3).
Tài liệu truyền thống Nhan đề/Số bản Nhan đề Nhan đề Nhan đề
Sách, giáo trình 421.807/3.290.246
Luận văn, luận án 27300
Tạp chí 5862
Báo cáo khoa học 4700
Bảng 2.3: Vốn tài liệu truyền thống của mười thư viện
Trong giai đoạn hiện nay, tài liệu điện tử cũng có vai trò rất quan trọng đối với TV trường ĐH. Mười TV đã chú trọng đến phát triển nguồn tin điện tử dưới dạng trực tuyến hoặc CD-ROM,…Tổng số vốn tài liệu của mười TV còn tương đối khiêm tốn cụ thể: sách giáo trình điện tử khoảng 2298 tên chủ yếu là ở TV ĐHQG, TV Tạ Quang Bửu Trường ĐH Bách Khoa thông qua mua các CSDL của nước ngoài trên các địa chỉ http://www.mathnetbase, http//www.itknowledgebase.net,... Tạp chí điện tử chủ yếu trên các CSDL toàn văn của Omnifile, EBSCO, ACM, Westlaw .. gồm 25000 tên trên tổng số 19 CSDL điện tử. Luận văn, luận án điện tử rất ít, trong các TV được điều tra số này chỉ khoảng 500 tên. Báo cáo khoa học điện tử hầu như không có trong các TV. Ngoài ra còn có các tài liệu điện tử trên CD- ROM gồm 13.570 tên. (xem bảng 2.4)
Tài liệu điện tử Nhan đề Nhan đề Nhan đề Nhan đề
Sách, giáo trình 2298
Luận văn, luận án 500
Tạp chí 25000
Báo cáo khoa học 0
CD-ROM 13570
Bảng 2.4: Vốn tài liệu điện tử của mười thư viện
Nếu như so sánh với tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử ở các TV còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy vậy, hiện nay các TV đang trong giai đoạn chuyển đổi để
có thể xây dựng được nguồn tài nguyên điện tử của mình. Đây đang là giai đoạn chuyển đổi từ TV truyền thống sang TVĐT nên các TV trường ĐH mới bắt đầu với bước đi đầu tiên. Kết quả điều tra cũng cho thấy, vốn tài liệu điện tử trong TV trường ĐH còn khá khiêm tốn, phát triển mạnh nhất nguồn tin điện tử mới chỉ được tập trung ở hai trung tâm lớn tại Trường ĐH Bách khoa và ĐHQG Hà Nội.