- Cán bộ TV:
3.4. Đầu tư tài chính cho phát triển thư viện điện tử
Xuất phát từ nhu cầu phát triển TVĐT trong các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, căn cứ vào các văn bản trên thì vấn đề đầu tư tài chính cho phát triển TVĐT là rất cần thiết. Cần thực hiện chiến lược đa dạng hoá đầu tư cho TVĐT từ các nguồn bao gồm:
Thứ nhất: Ngân sách nhà nước cần luôn được đảm bảo đầu tư đầy đủ để các TV nói chung và TV các trường ĐH ở Hà Nội nói riêng có điều kiện xây dựng
TVĐT theo quy định của Pháp lệnh TV và Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh TV. Ngoài ra nguồn này còn được xác định trong quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành TV Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó có chú trọng đến TV ở Hà Nội. Như vậy, TV các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội cũng thuộc đối tượng được ưu tiên trong văn bản này, do vậy nguồn ngân sách cũng được đầu tư cho các TV trường ĐH thể hiện trong dự án phát triển TV trong các trường ĐH của Bộ giáo dục và đào tạo và các TV khác.
Thứ hai: Nguồn tài chính từ cộng đồng: Về thực chất hiện nay, nguồn tài chính này còn chưa nhiều, nhà nước và các TV trường ĐH chưa huy động được nhiều từ nhân dân, hay nói cách khác vấn đề xã hội hoá sự nghiệp TV trong các trường ĐH chưa phát huy được hết hiệu quả. Có thể nói, nguồn lực từ cộng đồng rất lớn như công trình nghiên cứu của các tác giả, họ có thể đóng góp, tặng cho TV, do vậy có thể tiết kiệm kinh phí cũng như công sức trong việc phát triển sưu tập số của TV.
Thứ ba: Nguồn tài chính từ các tổ chức quốc tế. Thực tiễn hiện nay rất nhiều TV trường ĐH ở Hà Nội có được các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Trường ĐH Luật Hà Nội, ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, … Nhìn chung nguồn tài chính này đã giúp các TV thay đổi diện mạo của các TV trường ĐH rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao trình độ cán bộ, phát triển nguồn tin điện tử,..Tuy nhiên, về thực chất cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế này để phát triển các TVĐT một cách hiệu quả hơn nữa, có quy hoạch cụ thể theo một thể thống nhất tạo ra sự đồng bộ của toàn hệ thống.
Một vấn đề nữa đó là tăng cường quản lý tài chính đối với các dự án phát triển TVĐT. Các TV khi đã có kinh phí cho phát triển TVĐT cần được quản lý một cách chặt chẽ mới phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đó. Từ kinh phí mua sắm trang thiết bị, kinh phí đào tạo cán bộ, kinh phí số hoá, kinh phí mua phần mềm,.. tất cả đều cần được kiểm soát chặt chẽ. Trước tiên cần hình thành các đề án toàn diện để xây dựng các mạng intranet tại các trường ĐH ở Hà Nội và hình thành các
cổng TT để có thể liên kết đến các nguồn tin phù hợp, đồng thời tổ chức tốt nguồn tin của chính mình phục vụ cho người dùng tin bên ngoài. Nền tảng của công nghệ đó trên thực tế sẽ trở thành môi trường, chứa các công cụ phục vụ cho quá trình lưu trữ, quản lý, khai thác, trao đổi TT trên mọi phạm vi.
Hiện nay, có một số dự án hiện đại hoá TTTT - TV ĐH từ nguồn vốn vay Ngân hàng World Bank. Thực tế cho thấy có rất nhiều khác biệt trong việc triển khai dự án này tại những nơi khác nhau. Hiện tại chưa có các tiêu chí của việc đầu tư cho các nội dung cụ thể một cách đồng bộ như: các khoản đầu tư nhằm phát triển phần mềm quản trị TT, mua sắm trang thiết bị và đầu tư cho cơ sở hạ tầng TT, vấn đề đào tạo nhân lực cho TVĐT, phát triển nội dung TT điện tử, phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT điện tử,…Và điều đó làm giảm hiệu quả đầu tư của các dự án.
Do vậy, giải pháp cấp thiết hiện nay là cần có các tiêu chí với các nội dung cụ thể cho vấn đề trên để tăng cường hiệu quả của nguồn vốn được đầu tư. Muốn vậy, cần có một cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm soát toàn bộ các dự án.
Để được tăng cường kinh phí cho phát triển TVĐT, trước hết mỗi TV cần thuyết phục lãnh đạo nhà trường bằng hiệu quả hoạt động của TV trong công tác đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó cần khảo sát nắm rõ yêu cầu và nhu cầu của người sử dụng để có định hướng cụ thể, thiết thực trong việc phát triển TVĐT như:
* Đầu tư trang thiết bị (mục 3.2), mở rộng diện tích;
* Vốn tài liệu: việc phát triển vốn tài liệu điện tử cần tính đến yếu tố lâu dài trong và sau khi dự án, tránh trường hợp chỉ tính đến kinh phí trong khi thực hiện dự án mà không tính đến khi dự án kết thúc bao gồm:
- Kinh phí dùng để mua quyền sử dụng các CSDL chuyên ngành gồm chi phí ban đầu và chi phí cho những năm tiếp theo.
- Kinh phí để tạo lập các CSDL nội sinh gồm chi phí số hoá, chi phí xử lý, chi phí bảo trì.
- Kinh phí mua thiết bị khai thác tài liệu điện tử như máy chủ, máy trạm, đường truyền;
* Kinh phí cho đào tạo cán bộ TVĐT.