Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đó trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đó sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đó tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng-ten và học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xinh, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phúng ở Vinh.
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận ra, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy, ngày 20/10/1930, HLHPNVN chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Có thể nói, ở nước ta, vấn đề phụ nữ được báo chí quan tâm khá sớm. Cùng với sự xuất hiện của báo chí, các vấn đề về phụ nữ được nêu lên như một bộ phận không thể thiếu của xã hội Ngay từ năm 1907, khi báo chí tiếng Việt còn rất hiếm hoi thì trên tờ “Đăng cổ tùng báo” đã xuất hiện mục “Nhời đàn bà” với tác giả có bút danh là Đào Thị Loan.
Tuy nhiên, tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam dành cho phụ nữ là tờ “Nữ giới chung”, được xuất bản ở Sài Gòn năm 1918 do một người Pháp tên là Henri Blaquière quản lí, Trần Văn Chim làm tổng lí và người phụ trách công việc biên tập là nữ thi sĩ Sương Nguyệt Ánh -con gái nhà thơ yêu nước nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Báo gồm 18 trang và 8 trang dành cho phần quảng cáo. Nội dung đăng tải những bài xã luận, thơ, tiểu thuyết, một vài tin tức và có cả một phần dạy làm bếp. Như vậy, mặc dù với danh nghĩa là tớ báo nhưng “Nữ giới chung” cũng có những điểm tương đồng với một tạp chí dành cho phụ nữ. Điều này có thể thấy ở ngay trong số báo đầu tiên ra ngày 1/2/1918, bà Sương Nguyệt Ánh đã ghi rõ mục đích của “Nữ giới chung” là chú trọng đến việc truyền bá chữ quốc ngữ và nhất định không đề cập đến vấn đề chính trị, nâng cao nền luân lý, dạy cho đọc giả biết cách sống hàng ngày… Sự xuất hiện của tờ “Nữ giới chung” được đánh giá là một biến cố quan trọng đối với dân chúng lúc bấy giờ, đặc biệt là với phụ nữ Việt Nam. Theo dư luận nhìn nhận, tờ bao này đã mang lại hoặc ít hoặc nhiều những biến đổi mới mẻ trong đời sống tinh thần và vật chất của phụ nữ Việt Nam -vốn từ xưa đã bị sống ràng buộc trong những nguyễn tắc cứng nhắc của Nho giáo, nhà nước phong kiến và chế độ thực dân Pháp. Đáng tiếc là chỉ sau gần 1 năm ra mắt, tờ “Nữ giới chung” đã bị
đình bản vào cuối năm 1918 và biến thành một tờ báo khác có tên “Đèn Nhã Nam” [24].
Nhìn chung, vào giai đoạn trước năm 1930, báo và tạp chí dành riêng cho phụ nữ ở Việt Nam rất ít. Hơn ngàn năm bị “tam tòng tứ đức” của giáo lí Khổng- Mạnh ràng buộc, làm sao người phụ nữ có thể thoát khỏi vòng kiềm toả để quan tâm đến những chuyện xảy ra ngoài khuôn khổ gia đình hoặc làng mạc? Thời bấy giờ, phụ nữ ở xứ ta còn thờ ơ trước thời cuộc. Thế nên đó cũng là lí do khiến những tờ báo, tạp chí đầu tiên lên tiếng cổ động cho phái yếu thoát ly gia đình, tham gia những công tác ích lợi cho xã hội thì đều bị phản đối. Thiếu sự ủng hộ của đồng bào, nhất là thiếu độc giả thuộc phái nữ ủng hộ nên báo chí dành cho phụ nữ chỉ lần hồi phát triển trong giai đoạn sau năm 1930. Từ mốc thời gian này trở về sau, nhờ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thêm sôi động rõ rệt nên toàn dân đều nhận thấy rằng, muốn sống còn thì cần đặt ra nhiều cải cách sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống.
Một sự kiện quan trọng trong đời sống phụ nữ và xã hội là sự ra đời của tờ “Phụ nữ Tân Văn” tại Sài Gòn vào ngày 2/5/1929, trình bày khá gọn gàng, ngoài bìa vẽ 3 cô gái Bắc - Trung - Nam với câu “Phấn son tô điểm sơn hà, làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”. Ngay trong số đầu tiên, “Phụ nữ Tân Văn” đã đặt ra mục đích là đề cập đến những vấn đề liên quan tới nữ giới, sự quan hệ và trách nhiệm của phụ nữ trong đời sống quốc gia và xã hội. Chủ trương của tờ này là không làm chính trị, chỉ bênh vực quyền lợi của chị em phụ nữ. Xu hướng phản ánh thiên về đại chúng, đề cập tới những vấn đề đời thường, thông qua các chuyên mục như: Phụ nữ và gia đình, Vấn đề giải phóng phụ nữ Việt Nam, Vệ sinh, Khoa học, Dành cho nhi đồng, Tiểu thuyết… “Phụ nữ Tân Văn” còn hấp dẫn
hơn bởi sự cộng tác của nhiều ký giả, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ như Phan Khôi, Bửu Đình, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Thị Khiêm (bút danh Manh Manh)… Xuất bản ngày thứ 5 hàng tuần, tờ này nhanh chóng được mọi người đón nhận và tán thưởng, không chỉ phổ biến rộng rãi ở Nam Kỳ. Theo đánh giá của các học giả, “Phụ nữ Tân Văn” đã có sự thành công vẻ vang, có ý nghĩa lớn đối với nữ giới nói riêng và lịch sử báo chí Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, theo Nghị định ngày 20/12/1934, “Phụ nữ Tân Văn” đã bị chính quyền thực dân Pháp đình bản.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, cho đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Việt Nam có khoảng 10 tờ báo và tạp chí dành cho phụ nữ ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, chủ yếu xuất bản tại 3 thành phố là Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Tiếp sau các tờ “Nữ giới chung” (1918), “Phụ nữ Tân Văn” (1929-1934) là những tờ như “Phụ nữ thời đàm” (1930-1933) ra đời tại Hà Nội do Nguyễn Văn Đa là chủ nhiệm; “Phụ nữ tân tiến” (1932-1934) xuất bản tại Huế do Lê Thành Tường làm chủ nhiệm; “Nữ công tạp chí” (1936-1938) tại Sài Gòn do Phạm Thị Ngọc chủ nhiệm; “Nữ lưu” (1936-1938) ra đời tại Sài Gòn, chủ nhiệm là bà Tô Thị Đệ; “Việt Nữ” (1937) là cơ quan ngôn luận của phụ nữ Việt Nam do Trịnh Thị Thục quản lí; “Phụ nữ” (1938-1939) tại Hà Nội với chủ nhiệm là Nguyễn Thị Thảo; “Nữ giới” (1938-1939) là tờ nữ công tạp chí xuất bản tại Sài Gòn; “Đàn bà” (1939-1944) phát hành hàng tuần tại Hà Nội do bà Thụy An chủ nhiệm; tạp chí “Bạn gái” (1941) xuất bản ở Hà Nội của nhà in Mai Lĩnh…
Có thể thấy, nếu so với trước năm 1930 cả nước chỉ có 2 tờ báo dành cho phụ nữ thì giai đoạn 1929-1941 đã có tới 10 tờ báo, tạp chí dành cho giới nữ. Trong khoảng thời gian này, ở Việt Nam luôn tồn tại 1 đầu báo hoặc tạp chí phụ nữ. Tờ này bị đình bản thì lại có một tờ khác ra đời. Thực tế ấy không chỉ phản
ánh vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng lên mà còn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề phụ nữ trong đời sống báo chí lúc bấy giờ. Điểm chung dễ nhận thấy của các tờ báo và tạp chí dành cho phụ nữ nêu trên là đều quan tâm tới cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, các công việc làm ăn, kinh doanh, nội trợ, gia đình, hôn nhân, đạo đức của người phụ nữ. Còn vấn đề địa vị chính trị-xã hội của phụ nữ, một điểm rất cơ bản thì các báo và tạp chí vô tình hay cố ý đều né tránh và cũng chưa chỉ ra được rằng phụ nữ muốn giải phóng, muốn đòi nữ quyền hay bình đẳng nam nữ thì trước hết cần có một tiền đề tiên quyết là nước nhà độc lập, nhân dân tự do. Đó cũng chính là sự hạn chế chung của báo, tạp chí dành cho nữ giới trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phải đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì trên các tờ báo, tạp chí bí mật hay công khai của Đảng, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc không những được đánh giá cao mà còn được coi là một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành công của Cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng đã đánh giá “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được” [4].
1.3.2. Từ năm 1945 - 1975
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã giành lại độc lập, tự do cho đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, trong đó có phụ nữ. Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trong cả nước. Phụ nữ chiếm 48% tổng số cử tri đi bầu. 10 đại biểu phụ nữ đã trúng cử vào Quốc hội
khóa I (chiếm 2,4%). Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước “Diệt giặc đói”, “Diệt giặc dốt”, “Diệt giặc ngoại xâm”, góp phần xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ. Từ đây, phụ nữ Việt Nam cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam từ năm 1955 và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, thu giang sơn đất nước về một mối vào mùa xuân năm 1975. Dưới sự lónh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ, tổ chức HLHPNVN đó khụng ngừng lớn mạnh. Các thế hệ phụ nữ nước ta với sức mạnh đoàn kết, trí thông minh, kiên cường, truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang đó gúp phần xứng đáng làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dõn tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Từ khi có Đảng và Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo, tạp chí dành cho phụ nữ nói riêng đã có những bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, đa dạng về ấn phẩm. Trong đó phải kể đến tờ “Phụ nữ Việt Nam” - Cơ quan ngôn luận của HLHPNVN. Báo “Phụ nữ Việt Nam” phát hành số đầu tiên vào ngày 8/3/1948 tại chiến khu Việt Bắc và trở thành ấn phẩm báo chí giữ vị trí hàng đầu, đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống. Trải qua mấy thập kỷ, báo chí phụ nữ đã tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức chị em phụ nữ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.