Những phu phen thợ thuyền cam chịu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945.PDF (Trang 33 - 41)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.1. Những phu phen thợ thuyền cam chịu

Các tác phẩm của Nguyên Hồng tái hiện chân thực cuộc sống lam lũ cơ cực, bần cùng của những người lao động nghèo khổ ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm các thành phố lớn như ngoại ô Bạch Mai,ô Yên Phụ ở Hà Nội hay xóm Cấm, xóm Chợ Con, ngõ Hàng Gà của Hải Phòng.

Nguyên Hồng xây dựng những nhân vật phu phen thợ thuyền mang những nét tính cách cam chịu của tầng lớp nông dân lao động. Nhà văn tuy không miêu tả trực tiếp quá trình những người nông dân bị phá sản, bị cướp đất phải bỏ làng bỏ quê ra thành phố kiếm sống nhưng chúng ta có thể thấy rõ số đông dân nghèo ở thành thị là những người phải lìa hẳn quê lên đây “ sau mấy năm lụt lội, đói khát, dịch tễ liên tiếp, họ đâu như đã bán nốt miếng đất cuối cùng của ông cha cho bọn

Ra thành phố, họ trở thành đám người vô danh trong một bộ đồng phục màu xám, lang thang kiếm ăn trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Họ là những phu bến tàu, đội than, đào đất, bốc vác hàng hóa, phục vụ trong các công trường xây dựng, các nhà máy công xưởng như: Sáu kho, Máy đá, Xi Măng…

Cuộc đời bất hạnh của nhân vật Nhân trong truyện Đây bóng tối khiến cho bạn đọc không khỏi ngậm ngùi, thương xót. Từ những ngày còn thơ ấu, Nhân đã phải “hai tay bưng hai bát đồ ăn, rồi tụt quần ở giữa phố và nhờ có Mũn, một cô

bé nghèo nàn , kéo hộ lên cho”. Họ yêu thương nhau và lập thành một gia đình

nhỏ. Đến khi có vài ba “mụn con” thì vì phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, mắt Nhân bị mù, và chẳng bao lâu sau thì người vợ của anh cũng bị sa xuống sông mà chết. Ông bố mù lòa đành dắt díu mấy đứa con thơ dại đi làm nghề ăn xin, ăn mày và vẫn luôn luôn ôm nỗi lo lắng sợ hãi :

Nhân e sợ một ngày kia không còn đủ sức cất tiếng kêu rên, van lơn thiên

hạ trên con đường lầm cát bụi, con đường đã chứng kiến bao nhiêu thây chết dưới

những nanh vuốt của thiếu thốn, của khổ sở, đọa đày…”

Cùng với cuộc sống thiếu thốn, đói rách, bệnh tật, những người phu phen thợ thuyền còn phải chịu những đau đớn uất ức về tinh thần và nhân cách. Từ một vùng quê, gia đình Giang( Ngọn lửa) phải tha hương nơi một xóm ngoại ô thành phố. Khi hai người em gái bị mật thám đánh đập đến chết, mẹ già đau ốm cũng là khi Giang bị đuổi việc khỏi nhà máy Vàng Danh, rồi ngã bệnh. Về quê sống nhờ nhà người họ hàng, không có việc làm, bữa ăn hằng ngày của Giang phải đổi bằng một ít sách báo cũ, có khi phải nhịn đói mấy ngày liền, có khi phải nuốt nước mắt để ăn vụng nắm cơm nguội của chủ nhà. Miếng cơm chưa trôi thì bao nhiêu dằn vặt, tự vấn lương tâm đã chực trào lên.

Bằng những câu chuyện như vậy, Nguyên Hồng đã dựng lên cả một bức tranh hiện thực về cuộc sống lam lũ cơ cực của những người lao động làm công cho các nhà máy, xưởng thợ, bị những cảnh ngộ, tai ương trong cuộc sống. Họ

trước sau một mực làm ăn lương thiện nhưng vẫn không thể thoát ra khỏi con đường bần cùng hóa.Những bất hạnh, những tai ương dồn dập xảy ra trong cuộc sống đã khiến cho những con người như Nhân (Đây- bóng tối) , Giang (Ngọn lửa), và cả những nhân vật không tên khác... trở nên an phận và cam chịu với cuộc sống tối tăm, đói khổ hằng ngày.

2.1.2.Những ngƣời phụ nữ cam chịu

Trong những sang tác của mình, Nguyên Hồng luôn dành cho nhân vật người phụ nữ tình cảm đặc biệt và đã dành cho họ những trang viết tâm huyết và trân trọng nhất. Có lẽ từ cuộc đời lam lũ khó khăn, nhẫn nhục chịu đựng nhưng cũng đầy lòng vị tha của người mẹ, người vợ thân yêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của Nguyên Hồng. Trong xã hội cũ, người phụ nữ luôn phải chịu đựng nhiều nỗi bất hạnh và đau khổ. Một số truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám của Nguyên Hồng đã ghi lại được những nỗi khổ điển hình của người phụ nữ Việt Nam trong những năm dài tối tăm trước năm 1945.

Hình tượng người phụ nữ luôn là nhân vật trung tâm, chiếm vị trí quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Trước Cách mạng tháng Tám, ông viết năm tiểu thuyết ( Bỉ vỏ, Quan Nải, Đàn Chim Non, Qua những màn tối, Hơi

thở tàn), trong đó có hai cuốn lấy đề tài trực tiếp là thân phận người phụ nữ (Bỉ

vỏ, Quán nải). Còn trong truyện ngắn, ta thấy số tác phẩm viết về phụ nữ của Nguyên Hồng còn nhiều hơn( Bảy Hựu: 9/12 truyện, Miếng bánh:5/6 truyện, Hai

dòng sữa: 6/8 truyện). Và thực tế những nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm

Nguyên Hồng đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong cảm quan thẩm mỹ của người đọc. Ngay trong những trang hồi kí đầu đời “ Những ngày thơ ấu”, Nguyên Hồng đã dành những tình cảm yêu thương, trân trong khi viết về người mẹ thân yêu của mình:

"Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Nơi

quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu nhả ra thơm

tho lạ thường”.

Viết về người mẹ, Nguyên Hồng cũng đã nhận thức được những thành kiến ác độc, những ràng buộc nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng:

tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài

nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm

phạm đến…”.

Sau những trang nhật kí dạt dào tình yêu thương đó, Nguyên Hồng tiếp tục khắc họa hình ảnh những người phụ nữ tần tảo, cam chịu, nhẫn nhục trong những truyện ngắn được sang tác trước năm 1945.Dưới ngòi bút của ông, nỗi khổ của người phụ nữ được phản ánh một cách đa diện và khiến người đọc cảm thông, xúc động.

Những người phụ nữ đó phải kiếm ăn bằng đủ các thứ nghề: từ việc buôn thúng bán mẹt, bán hàng cơm đêm, hàng nước cho đến những người khâu thuê vá mướn, những người thợ…Họ là những người đàn bà nghèo suốt đời tần tảo nuôi chồng, nuôi con, nuôi em như hình ảnh người đàn bà trong Một trƣa nắng:

Trưa nay, y đi chợ này. Tinh sương gà gáy mai y đã đi chợ khác…đi như

thế đâu phải trên vai y chỉ có một sức đè nén của thời tiết mà bao nhiêu nặng nề của những gánh ngô, đỗ, thóc gạo, dây khoai, bèo lợn, gốc tre và bao nhiêu điều lo

toan về nuôi nấng chồng con, đóng góp cho họ hàng, làng mạc…”. [281,20]

Trong truyện Hàng cơm đêm, Vịnh là một thiếu nữ trẻ. Cô đã từ bỏ hết những thú vui của thời con gái, âm thầm chịu đựng ngày này qua ngày khác, mòn mỏi trong một quán ăn nhỏ giúp mẹ bán hàng. Vịnh không dám nghĩ đến bản thân mình. Và khi mọi người đi ngủ thì cô vẫn chưa được ngủ mặc dù cái mệt đã làm

cho Vịnh tưởng như không chiu nổi nữa:

gió thổi mạnh, tát cái lạnh vào mặt Vịnh, Vịnh run run ủ hai tay vào nách,

nép sát người vào bức vách. Sự mỏi mệt đã đè nặng lên lưng Vịnh, Vịnh thấy trên

trán có một vật gì tôi tối trĩu xuống. Vịnh gục mặt lên đầu gối, nhắm mắt lại…”.

[19,103].

Bên cạnh cái khổ vì nghèo đói, những người phụ nữ này còn phải chịu sự đè nén của các tập tục phong kiến cổ hủ và lạc hậu, sự hành hạ thể xác và tinh thần từ những người chồng vũ phu.

Trong truyện ngắn Bà mẹ không con , nhân vật Mụ Mão đã phải lao động cực nhọc, thân thể tàn tạ, gầy đét lại, không thể sinh nở gì dù đã hai đời chồng.Mụ bị cả hai người chồng đánh đập xua đuổi chỉ vì tội vô sinh và nghèo khó. Mụ chỉ còn biết xót xa cho số phận bất hạnh của mình:

không phải riêng mình chồng mụ rủa sả , mà cả thiên hạ đều như chõ vào

mặt mụ mà nói. Càng những lúc tê tái lặng đi nghe sự đau đớn nghiến rứt, mụ càng nghe thấy những tiếng quái gở kia rít bên tai. Rồi cả trong những lúc ngủ, những khi mụ đau yếu quằn quại và lịm đi trên giường với hơi thở của mình và

những bóng mờ dưới mái lá canh khuya…”[19,103].

Những người phụ nữ ấy, dù bị vùi dập đau khổ đến đâu thì trong con người họ vẫn toát lên bản năng sống mãnh liệt và những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, lòng vị tha và những khao khát hạnh phúc lứa đôi.

Trong truyện ngắn Ngƣời đàn bà không con, Nguyên Hồng đã miêu tả một người phụ nữ lao động, gầy gò, không có con, ngày ngày rong ruổi khắp hang cùng ngỏ hẻm với gánh hàng rong để nuôi bốn đứa trẻ và hai ông bà già chẳng phải là ruột thịt gì với mình, chỉ bởi đó là những người thân còn lại của người chồng cũ đã mất. Sự hiếu nghĩa, đức hy sinh quên mình của mụ Mão là biểu tượng của lòng nhân hậu tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam.

rúng khinh miệt của người đời và cả những người thân trong gia đình. Ngay cả đến tình mẫu tử thiêng liêng họ cũng phải lén lút vụng trộm, không được tự do yêu thương chăm sóc đứa con mình rứt ruột đẻ ra như nhân vật Mợ Du trong truyện ngắn cùng tên hay nhân vật người mẹ trong hồi kí Những ngày thơ ấu.Nguyên Hồng đề cao mẫu tính của họ như một nét tính cách nổi bật gây xúc động lòng người.

Nguyên Hồng là nhà văn có ý thức tiến bộ về vấn đề đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ, chủ trương giải phóng họ khỏi những ràng buộc nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến. Quan điểm tiến bộ về vấn đề phụ nữ đã thẩm thấu vào những nhân vật của ông từ trước Cách mạng tháng Tám. Đó là Lệ Hà (Ngƣời con gái) bình thường chỉ biết sống nhẫn nhục trong gia đình người chú thương cháu và người thím cay nghiệt. Nhưng khi cô gặp được người con trai tâm đầy ý hợp, cô đã yêu say đắm và đi theo người yêu không một chút mặc cảm, sợ hãi bởi cô ý thức được rằng:

Người ta chỉ có một đời, một tấm tình và một hạnh phúc để sống. Thế mà

tất cả những cái này không ghì riết lấy, không hết lòng vì nó thì còn gì là con

người, là sự vui sướng?”

Đó là Muống (Quán nải), mợ Du (Mợ Du) không chấp nhận được cuộc hôn nhân không có tình yêu,đã hành động theo tiếng gọi của trái tim, bất chấp thành kiến của xã hội và sự mỉa mai khinh rẻ của người đời.

2.1.3.Những trẻ em nghèo

Cùng với nhân vật người phụ nữ, nhân vật trẻ em cũng trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Nguyên Hồng. Dưới chế độ cũ, trẻ em là nhân vật chịu nhiều bất hạnh và ít có khả năng tự vệ nhất. Nguyên Hồng đã viết về những sinh mệnh đáng thương này bằng chính những trải nghiệm trong thời thơ ấu của mình.

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm viết về số phận của trẻ em trong xã hội thực dân phong kiến như: Những

ngày thơ ấu- Nguyên Hồng, Hai đứa trẻ- Thạch Lam, Tắt đèn- Ngô Tất Tó, Trẻ

con không đƣợc ăn thịt chó- Nam Cao…Những tác phẩm này đã thể hiện thái độ

phê phán quyết liệt đối với xã hội đương thời và lòng thương yêu tha thiết đến trẻ thơ. Tuy nhiên viết nhiều và phản ánh sâu sắc toàn diện về số phận trẻ em giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 thì phải nhắc đến những truyện ngắn của Nguyên Hồng.

Khảo sát một số truyện ngắn tiêu biểu như: Giọt máu, Hai nhà nghề,

Những mầm non, Đi, Hơi thở tàn, Mợ Du…chúng ta nhận thấy nhân vật trẻ em

trong tác phẩm của Nguyên Hồng đều là những đứa trẻ nghèo khổ, bất hạnh, không có tuổi thơ, thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Tuy vậy, các em vẫn là những đứa trẻ nhân hậu, luôn khao khát hạnh phúc gia đình.

Các nhân vật trẻ em của Nguyên Hồng hầu hết là những đứa trẻ con nhà nghèo, đói ăn thiếu mặc và phải lang thang kiếm ăn ở các thành phố lớn bằng đủ các thứ nghề nhỏ mọn như: bán báo, bán xôi, đi ở, bế em, nhặt bóng thuê hay ăn mày , ăn cắp ở các ngõ hẻm , vườn hoa, cổng chợ, bến phà. Các em còn bị chính những người thân của mình ngược đãi, bị hành hạ, đánh đập như bé Hồng trong

Những ngày thơ ấu, Thạo bé, Tý con trong Những mầm sống, Nhân trong Hai

nhà nghề…Trẻ em là những người ít khả năng tự vệ nhất và luôn bị lạm dụng sức

lao động một cách tàn nhẫn, vô cùng thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trong các truyện ngắn của Nguyên Hồng trước cách mạng, ta cũng thường bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ ốm yếu, thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ. Những hình ảnh này ít nhiều đều mang bóng dáng của tác giả trong thời thơ ấu. Tác phẩm Giọt máu là câu chuyện cảm động về một em bé gái con nhà nghèo. Cuộc sống thiếu thốn và đói rét đã làm cho em mang dáng vẻ len lét, sợ sệt, ngơ ngác ngay cả khi ăn uống hay vui chơi. Niềm vui duy nhất của cô bé là chăm sóc luống ngô trong vườn với mong ước khi bẻ bắp sẽ mang đi bán dành dụm tiền nuôi đàn gà nho nhỏ để tết có tiền may áo mới. Nhưng thành quả lao động của em đã bị

mụ chủ nhà nhẫn tâm tước đoạt để trừ nợ tiền nhà của bố mẹ em. Người đọc không khỏi nghẹn ngào thương xót trước tâm hồn bị tổn thương của cô bé tội nghiệp:

cả buổi chiều hôm ấy, chẳng nón áo gì, Thạo bé cứ luẩn quẩn hết gốc ngô

này sang gốc ngô khác vuốt, chắp chắp nối nối, và khóc. Nó khóc chỉ có tiếng nức nở chứ không thấy nước mắt. Nước mắt của nó bị nhòa hẳn dưới trận mưa đổ rào

rào xuống người nó run cầm cập và xám ngắt…”[7,549].

Bản thân tác giả ngay tù khi còn bé đã từng bị đẩy vào nhà tù thực dân, sống ở một nơi chỉ có thói tàn nhẫn, độc ác và trong các truyện ngắn Tù trẻ con, Tết

của tù đàn bà, Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực cuộc sống của những đứa trẻ

sớm bị đày đọa trong nhà tù:

Mưa phùn tạnh từ hôm kia, nhưng gió rét càng thổi mạnh. Da thịt người

nhức buốt vì khí lạnh. Con nhỏ của tù đàn bà khóc suốt đêm. Chúng khát sữa-sữa

của mẹ chúng như cạn mất rồi…” [7, 564].

Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương tôi nghiệp xuất hiện trong truyện ngắn Nguyên Hồng với rất nhiều cung bậc khác nhau, tạo nên sự rung động mẽ đối với người đọc. Qua số phận của các nhân vật trẻ em, Nguyên Hồng đặt ra vấn đề về trách nhiệm của gia đình và mọi người trong xã hội đối với trẻ em-những mầm sống tương lai của dân tộc, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương và tinh thần nhân đạo cao cả của nhà văn.

Xuất phát từ tấm lòng đó, Nguyên Hồng không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn của những đưa trẻ con nhà nghèo, mà ông còn phát hiện ra bản chất tốt đẹp, tâm hồn trong sáng, hướng thiện của các em. Đó là nhân

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945.PDF (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)