0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

NHÂN VẬT THA HÓA

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.PDF (Trang 49 -57 )

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4. NHÂN VẬT THA HÓA

Nhân vật tha hoá là kiểu nhân vật điển hình nhất của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Ở nước ta, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là những đại diện tiêu biểu cho trào lưu văn học này. Và mỗi nhà văn bằng thế giới quan và nhân sinh quan của mình đã xây dựng nên kiểu nhân vật tha hóa với nhiều sắc thái biểu hiện khác nhau.

Từ quan niệm đời là “bát nháo”, “vô nghĩa lý”, bằng nghệ thuật trào phúng, Vũ Trọng Phụng xây dựng được nhiều kiểu nhân vật mới - sản phẩm của xã hội Âu hóa, tái tạo được bức tranh hiện thực xã hội tư sản với nhiều nỗi đắng cay, ai oán. Truyện ngắn Gương tống tiền đã vẽ nên chân dung của nhân vật tha hóa. Sự tha hóa của Lê Vân có nguồn gốc từ “ả phù dung”, từ sự nghiện ngập của Vân. Những lúc đói thuốc, Vân vật vã: Hai mắt Vân lúc đó quắc lên những ánh sáng, long sòng

sọc như mắt người điên. Mặt Vân chằng chịt những nét răn đau đớn. Vũ Trọng

Phụng đã chọn những nét tiêu biểu trên gương mặt Lê Vân để miêu tả sự thay đổi: đó là khuôn mặt và đôi mắt. Hai mắt Vân “quắc lên”, “long sòng sọc như mắt

người điên”, và trên gương mặt lộ rõ sự hành hạ đau đớn của cơn thèm thuốc qua

hóa ở con người Vân. Vân chính là đại diện cho lớp người tha hóa, là cái sản phẩm “quái thai” của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nguyễn Công Hoan quan niệm “Cuộc đời là một sân khấu hài kịch”, ông nhìn vào mặt trái của cuộc đời, của con người, để tái hiện những điều xấu xa, bỉ ổi của xã hội, để cười ra nước mắt những điểm xấu của con người dưới đáy nhằm lên án xã hội đảo điên. Con người trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan hoàn toàn bị tha hóa, thậm chí bị vật hóa, đồ vật hóa. Từ vị quan huyện béo tốt, một bà lớn với khuôn mặt thịt nung núc, đến những đứa ăn mày, ăn xin, kẻ cắp, người trốn nợ, bà cụ nhà quê… là những con người bị tha hóa.

Nam Cao là nhà văn nhanh chóng đến với chủ nghĩa hiện thực với một quan điểm nghệ thuật tiến bộ: “nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. nghệ thuật

chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng). Với

quan điểm nghệ thuật này, Nam Cao đòi hỏi nghệ thuật phải trở về với hiện thực, phản ánh chân thật hiện thực. Ngòi bút của ông đã thể hiện sâu sắc một khía cạnh mới khi miêu tả con người: Con người bị tha hóa bủa vây nhưng quyết không chịu

tha hóa đến cùng. Đến Nam Cao, kiểu con người tha hóa được khai thác một cách

toàn diện từ ngoại hình đến tâm lý, tính cách trên cơ sở một quan niệm khá sâu sắc, thấm đượm tinh thần nhân đạo. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho kiểu con người bị tha hóa nhưng quyết không chịu tha hóa đến cùng. Nam Cao đã cố gắng đi tìm những nét đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn của những con người bị tha hóa .Nam Cao viết về những con người tha hóa với một giọng văn lạnh lùng, tỉnh táo và thấm đượm chất hiện thực.

Đối với Nguyên Hồng, những hạng người lưu manh giang hồ là kiểu nhân vật nổi bật trong những sang tác đầu tiên của nhà văn.Thuở ấu thơ, Nguyên Hồng đã rất say mê những nhân vật anh hùng hảo hán trong các truyện kiếm hiệp Trung Quốc, đó là một trong những nguồn cảm hứng để nhà văn đã tạo nên một thế giới những con người lưu manh với những hành vi, hành động kì lạ, khác thường.

văn chương là “sự thực ở đời” luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ. Người nghệ sĩ “đi thẳng vào cuộc đời… xốc vác lấy một phần công việc với mọi người

(Hai dòng sữa), phải “trông thẳng vào cuộc sống, thấu suốt nó, nhận thấy nó rồi

biến đổi để thuận tiện cho sự nảy nở sinh lực của mình” (Ngọn lửa).

Nguyên Hồng từng quan niệm đời là một chuỗi đau thương, đầy thương cảm nên những trang viết của ông thường đi sâu khai thác những nỗi khổ cực nhiều mặt của tầng lớp dân nghèo thành thị với một niềm cảm thông sâu sắc.

Đặc biệt, nhờ quan niệm con người bị tha hóa vẫn hướng về bản chất người

mà cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của ông không phải nghiêng về phía phê phán mà nghiêng về phía thánh thiện, ngợi ca, tuân thủ lập trường nhân đạo mà ông khẳng định:

Nghệ thuật nhân đạo phải hướng thiện cho con người và cuộc sống tiếp

thêm sức mạnh giúp con người vượt lên đau khổ vươn tới cuộc sống tươi đẹp ngày mai”. Muốn vậy, nó phải “làm bừng sáng những tính tình, làm rộng mở những tâm hồn… làm nảy nở mạnh mẽ thêm ý thức trong sự vui tin” (Hai dòng sữa). Vì vậy các nhân vật bị tha hóa trong tác phẩm của Nguyên Hồng vẫn để lại trong tâm trí người đọc những tin yêu, niềm xót thương và sự đồng cảm sâu sắc.

Tiểu thuyết Bỉ vỏ viết về cuộc sống của những kẻ “chạy vỏ”, sống trong vòng tội lỗi. Nhưng giữa cuộc sống đâm chém, cướp giật tưởng như không có tính người ấy lại ánh lên bao nét đẹp của tình nghĩa. Các nhân vật như xích lại gần nhau hơn để chở che, an ủi trước sóng gió cuộc đời. Trong cuộc sống thấp thỏm, lo âu vì sự săn đuổi của mật thám họ vẫn dành cho nhau những tình cảm trong sáng, lành mạnh, thủy chung, son sắt.Tám Bính sở dĩ quyến luyến Năm Sài Gòn- một tên trùm lưu manh đất Cảng khét tiếng là tàn bạo, độc ác, cũng chỉ vì Năm là một kẻ tuy cứng cỏi nhưng có tấm lòng thành thật với Bính,hắn “yêu Bính về nết hơn là vì

sắc đẹp”. Khi chứng kiến những hành động tội lỗi của chồng, Bính nghĩ ngay đến

các hình phạt có thể xảy ra. Trong con người cô luôn có sự dằn vặt, giằng xé nội tâm giữa cái thiện và cái ác, giữa tội ác và sự trừng phạt.Qua nhân vật Tám Bính,

chúng ta thấy Nguyên Hồng chưa bao giờ đánh mất lòng tin về bản chất lương thiện của những con người lao động lương thiện bị xã hội dồn vào con đường tha hóa, tội lỗi.

Có thể thấy rõ hơn điều này trong các truyện ngắn Bảy Hựu, Sông máu,

Chín Huyền, những tác phẩm viết về kẻ ngoài vòng pháp luật, tuy sống lẩn lút trên

bến sông, nhà ga… nhưng lại là những người có tấm lòng khẳng khái,sống tình nghĩa, giàu lòng hi sinh. Bởi được chiếu rọi bằng một thứ ánh sáng trong trẻo, khoẻ khoắn nên trong tâm hồn họ vụt sáng vẻ đẹp của những trang nghĩa hiệp.

Bảy Hựu là người đàn bà ăn cắp và du côn sống ngoài vòng pháp luật. Khi đứng trước cảnh tượng hèn kém và nhục nhã của mấy tên mày râu trong hội mình, Bảy Hựu đã quyết rửa nhục bằng một thủ đoạn sát nhân và nhận lấy cho mình cái chết đau đớn. Nhưng nghĩa khí của nàng thì không phải ai cũng làm được:

Không đáp, Bảy Hựu vội thọc tay vào cạp quần thằng bé đứng sau lưng

rút lưỡi dao ra. Mắt Bảy hoa lê, miệng Bảy sủi bọt, Bảy nhắm giữa ngực Hiển Độc long tay đâm.Nhanh mắt Hiển né mình tránh được, thuận chân đá trúng mạng mỡ Bảy. Bảy ngã sấp xuống, lưỡi dao cầm trong tay đâm trở lại suốt ngực Bảy, máu

tươi vọt ra, lai láng trên hè”[25,127].

Cũng giống như Bảy Hựu, Chín Huyền đã từng là một thời lăn lộn kiếm ăn trong giới giang hồ. Sau khi chồng mất, cô cũng rút lui để chăm sóc cho con cái và sống một cuộc đời bình thường. Nhưng lòng thương bạn, nghĩa khí của một tay anh chị đã làm cho nàng quên cả bản thân đang đau ốm, quên cả những hậu quả sẽ xảy ra với mình để cứu một đàn em của chồng mình:

Trong tay nàng lưỡi dao rung rung chưa kịp phụp xuống thì nàng đã ngã

quỵ. Người tổng tuần giật mình ngồi nhỏm dậy, chồm lên ôm chặt lấy lưng nàng”[7,185].

Rồi đây, nàng sẽ phải kéo lê cái thân ốm yếu tới cái nơi đày ải đầy bó buộc: đề lao.

Huyền cuối cùng đều phải nhận kết cục bi thảm cho những tội lỗi của mình.Nhưng ở nhưng con người lầm lỗi bất hạnh đó vẫn mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng, đó là nghĩa khí,sự khẳng khái, sự hy sinh vì đồng loại, vẫn khao khát thoát khỏi cuộc đời tội lỗi.Và vì thế họ xứng đáng nhận được sự cảm thông và xót thương từ phía những bạn đọc.

Nếu như Nam Cao viết về những con người tha hóa với một giọng văn lạnh lùng, tỉnh táo và thấm đượm chất hiện thực; thì đối với Nguyên Hồng viết về thế giới nhân vật lưu manh tha hóa với một ngòi bút thấm đượm chất lãng mạn, thể hiện cái nhìn đầy chất thơ về con người và cuộc sống, nhân vật của ông không chấp nhận sự tha hóa, mà luôn luôn có khát vọng về một cuộc sống lương thiện.Những nhân vật tha hóa của Nguyên Hồng là sự kết hợp của một ngòi bút hiện thưc mang đậm chất lãng mạn, mang “dấu vết chủ nghĩa xã hội không tưởng Huygo lẫn Gorki, lối miêu tả nặng về cảm giác của Thạch Lam, cái tôi trữ tình say đắm thiên nhiên, lối phóng đại và lí tưởng hóa nhân vật, khuynh hướng nghiêng về

những yếu tố rung rơn kì lạ của chủ nghĩa lãng mạn”[19,37].

Qua việc xây dựng kiểu nhân vật tha hóa, Nguyên Hồng đã miêu tả chân thực quá trình bần cũng hóa và lưu manh hóa của những người dân thành thị. Bên cạnh thế giới những con người sống ngoài vòng pháp luật như hạng người lưu manh, côn đồ thì Nguyên Hồng còn khắc họa những nhân vật phu phen thợ thuyền bị tha hóa. Cuộc sống túng quẫn và bế tắc đã khiến cho một số phu phen có phản ứng cực đoan với cuộc sống, họ lao vào rượu chè, cờ bạc, chửi bới, hành hạ vợ con và ngày càng chìm sâu vào sự bế tắc, tuyệt vọng.(Sau hai mƣơi năm, Ngƣời mẹ

không con, Bố con lão Đen, Lúc chiều xuống…)

Trong truyện ngắn Sau hai mƣơi năm, Tâm và những người phu phen đã qua mỏi mệt và không còn cảm thấy chút nghĩa lý trong những công việc vất vả của mình: buôn bán đầu đường cuối chợ, kéo xe, khuân vác, cúp tóc, đốt lửa, thợ sắt, giang hồ...Họ làm việc luôn chân luôn tay không lúc nào nghỉ ngơi mà cuộc sống vẫn túng thiếu, không thể lo cho vợ con bữa ăn đầy đủ. Họ cũng không thể

nào có được sự nghỉ ngơi giải trí vui tươi. Những con người lầm than ấy, khi đầu óc bốc nóng, mắt đã dứt kẽ, chỉ còn biết tìm niềm vui ở những ván bài đỏ đen, ở sự bóc lột lẫn nhau bằng những đồng tiền kiếm được sau một ngày làm lụng vất vả.Họ đổ hết mọi thua lỗ bực dọc lên vợ con. Cuộc sống túng quẫn đã khiến những người như Tâm trở thành người chồng tệ bạc, người cha vô trách nhiệm:

" Một tiếng động dữ dội. Cả cái mâm cơm đầy rau muống, cà, tương và bát đĩa bị hất ra sân. Lũ trẻ òa lên khóc. Đứa bé bíu lấy đứa lớn, đứa nhớn run cầm cập lại chực níu lấy mẹ. Thằng ý lớn nhất, quen rồi, chạy tót ra sân kêu giới và gọi hàng xóm.

Tâm lại vắt áo lên vai, hầm hầm ra đi.

Người mẹ lại rên rỉ khóc. Y vừa khóc vừa ôm ngực ho..."[7,234].

Cũng giống như Tâm, nhân vật Mão chột trong truyện "Ngƣời mẹ không con" cũng lao vào cờ bạc, xóc đĩa giải khuây sau một ngày khuân sắt, bốc vác cho các khu Sáu kho, Xi măng gần bến cảng.Mỗi lần thua bạc, y lại về nhà trút tức giận lên người vợ tôi nghiệp của y- người đàn bà không con:

"Hắn băm vằm tất cả đồ đạc, vất đống ra sân, châm lửa đốt ngùn ngụt. Mấy người đàn ông lực lưỡng phải túm ghì lấy hắn, không thì cả nhà họ cũng bị cháy lây vì Mão chột định thiêu nhà hắn. Mụ Mão lại thâm tím cả mình mẩy, đầu toạc

ra, môi vều lên. Và Mụ lại khóc sướt mướt cắp thúng quần áo đi..."[7,427].

Những phu phen như Tâm, Mão Chột ...đã từng là những con người khoe mạnh, cần cù lao động trên những công trường, nhà máy, công xưởng, bến tàu, nhà kho. Họ làm đủ các công việc chỉ mong kiếm đủ tiến trang trải cho gia đình vợ con. Nhưng cuộc sống túng quẫn và lam lũ đã khiến họ chán nản, tuyệt vọng. Họ dần rơi vào bế tắc, chạy theo những thói hư tật xấu, cờ bạc hút sách, trở nên tàn nhẫn với vợ con, họ đi vào con đường tha hóa mà không có cách nào thoát ra được.

Giai đoạn 1940-1945, khi được tiếp cận ánh sáng của Đảng, khát vọng đổi thay đó được nhà văn đề cập trong rất nhiều tác phẩm. Những con người dưới đáy đã biết hướng tới những chân trời mới với tinh thần đấu tranh “tự giải phóng thoát

khỏi những áp chế” (Hai mẹ con). Tiếng nói của họ là “Những tiếng kêu rên thống thiết của sự đau đớn, chua xót đời gọi sự thay đổi cho cuộc đời no ấm, yên vui rất

xứng đáng phần cho những người mẹ hiền từ, chịu khó” (Vực thẳm). Hành động

phản kháng của họ là “một sự chồm dậy, hất tung và san bằng những cái đè nén và

ràng buộc cái đời đàn bà nhà quê cằn cỗi” (Cô gái quê), một sự “phá bỏ rồi thay

đổi hẳn lại thì mới được thở một bầu không khí trong lành, một nguồn ánh sáng

bên một cuộc đời mới, không đói rét, không đầu tắt mặt tối” (Hàng cơm đêm).

Như vậy Nguyên Hồng đã đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo khi nhìn nhận các vấn đề cuộc sống và con người, một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn chan chứa niềm tin yêu vững chãi ở phẩm chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của những con người lao khổ.

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYÊN HỒNG TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Nhắc đến nhân vật trong văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt

là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập

trung hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, “Nhân vật không chỉ là nơi

bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều

vào việc xây dựng nhân vật” [9, 73]. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm

của nhà văn, người đọc thường nhớ đến tên của nhân vật của họ. Chẳng hạn khi nhắc đến Nam Cao, người đọc nghĩ ngay đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách. Nhân vật văn học vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con người. Chính vì thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.PDF (Trang 49 -57 )

×