MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH VÀ HÀNH ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945.PDF (Trang 61)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH VÀ HÀNH ĐỘNG

3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình.

Để xây dựng tính cách nhân vật, Nguyên Hồng rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật được biểu hiện trong tác phẩm. Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.Nếu như văn học trung đại thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động.M.Gorki thường khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người ngoài đời sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt của nhân vật.Ngoại hình nhân vật cũng góp phần biểu hiện nội tâm của nhân vật. Đây chính là sự thống nhất giữa cái bên trong và bên ngoài của nhân vật.Do đó, tìm hiểu ngoại hình nhân vật chúng ta sẽ hiểu thêm những nét tính cách bên trong của nhân vật.

Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng đã được nhà văn đã tái hiện, dựng lên chân dung một cách rất rõ nét trước mắt người đọc. Để từ chân dung đó, người đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật.

Miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyên Hồng thường miêu tả đầy đủ các đặc điểm vóc dáng, trang phục, khuôn mặt, mái tóc, nước da...vừa tả toàn diện, vừa tả những nét nổi bật nhất của chân dung nhân vật.

Nguyên Hồng tả mẹ với những nét hiền dịu, phúc hậu, chan chứa tình yêu thương:

"gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?"[7,766].

Nhân vật người phụ nữ như Mũn trong truyện Đây, bóng tối được Nguyên Hồng tập trung miêu tả ngoài hình nhằm làm nổi bật đức tính dịu dàng, nhân hậu của nàng:

Thân thể nàng mảnh dẻ nhưng chắc chắn . Nước da ngăm ngăm đen nhưng

gương mặt đầy đặn phúc hậu. Nhất là chiếc quần nái mới, chiếc áo the mịn mà đôi

vai, đôi vòng khuyên vàng lấp lánh dưới chếp khắn vuông đen mượt…”

Cách miêu tả ngoại hình của Nguyên Hồng đã làm nổi bật lên bản chất xã hội cũng như tính cách nhân vật. Những người lao động nghèo thường được nhà văn đặc tả với những nét lam lũ, khắc khổ.

Khuôn mặt Lão Đen đã bị biến dạng bởi cuộc đời làm phu phen vất vả và nặng nhọc:

Mặt lão Đen tím bầm. Làn da nâu sạm biến thành một thứ vỏ sú, vỏ vẹt đã ngâm nước. Mắt hắn sang quắc tưởng xì ra lửa. Hai mép hắn ngoác

Mụ Mão trong Ngƣời đàn bà không con, để kiếm miếng ăn cho gia đình, đã phải làm việc vất vả cùng với đám phu phen thợ thuyền ở các khu Xi măng, khu Hạ Lý, Khu Sáu Kho. Sự vất vả ấy để lại dấu vết trên ngoại hình già nua, khắc khổ của Mụ:

Sao lại có người đàn bà khẳng khiu như thế được. Chân tay mình mẩy cứ

đét lại, chẳng có một vẻ gì sinh nở cả, nhất là khổ mặt. Trán thì dô, gò má cao, răng hô, da nhăn nheo, vành khăn trên đầu chẳng bao giờ gọn gang mà tóc thì

ngắn, nhiều đám xoăn như sợi móc

Đọc Tập truyện Bảy Hựu, người đọc có ấn tượng mãnh mẽ với khuôn mặt lầm lì, táo tợn, hiên ngang của những kẻ lưu manh giang hồ, đó là "nước da ngăm đen, khổ mặt gầy xương, tóc rễ tre, đôi mắt ti hí mà sắc sảo, cặp môi cong cớn luôn cười, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu cứng cỏi mà nhanh nhẹn như đàn ông và

trơ trẽn, táo bạo, liều lĩnh vô cùng" của nhân vật Chín Huyền, đó là Sáu lẹm với

"khuôn mặt hốc hác, xanh xám, mắt sâu lõm, gò má nhô hẳn lên phía trên, cái cằm

càng lẹm thêm vì mấy vết sẹo", là " làn da xanh bủng, đôi lông mày lơ phơ giãn ra,

miệng hơi hé mở lộ hai cái răng nanh bịt vàng..." của Sáu H.G (Con Đoàn cuối

cùng).

Có thể nói với mỗi kiểu nhân vật, dù là những người phụ nữ dịu dàng, phúc hậu, những người lao động lam lũ hay những tay anh chị giang hồ táo tợn, Nguyên Hồng đều tập trung vào việc miêu tả những nét ngoại hình từ diện mạo, dáng đi, y phục, tác phong, cử chỉ để làm nổi bật lên những nét tính cách đặc thù của nhân vật.

Cách miêu tả ngoại hình của Nguyên Hồng có điểm khác biệt với những nhà văn cùng thời.Nếu như Nguyên Hồng thường tả kĩ và chi tiết thì các nhà văn khác thường chỉ chú ý đặc điểm nổi bật nhất chứa đựng bản chất, tính cách nhân vật. Tả Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng tô đậm thân hình , cặp mắt, bộ râu để lột tả chân dung gã trọc phú muốn học làm người văn minh. Tả Chí Phèo, Nam Cao tập trung

vào bộ mặt quỷ dữ của hắn: "Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì

đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết...".Trong Mƣời năm,

chị Hai Tâm là nhân vật được Tô Hoài nhiều đặc điểm còn các nhân vật khác chỉ được khắc họa đôi nét: Trung có "hàm răng trắng tểnh, hai con mắt đưa đẩy như

liếc dao"; Nhàn có "đôi mắt lay láy rừng rực...".

Như vậy miêu tả ngoại hình Nguyên Hồng đã phác họa nên bức chân dung khá chi tiết về các nhân vật .Qua đó, các nhân vật hiện lên với những nét tính cách nổi bật nhất và người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp...trong xã hội.

3.2.2.Miêu tả nhân vật qua hành động.

Để người đọc có thể thấy được rõ nét tính cách của nhân vật thì Nguyên Hồng còn rất chú ý trong việc miêu tả hành động của nhân vật. Thể hiện tính cách nhân vật qua miêu tả hành động là một thủ pháp cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. “Hành động là những việc làm cụ thể của nhân vật trong các quan hệ ứng xử với các cá nhân vật khác nhau và trong những tình huống khác nhau của

cuộc sống’’. Hành động được xem như là kết quả cuối cùng của quá trình nhận

thức, quá trình tâm lý, quá trình tình cảm. Hành động là cơ sở để xác định tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của nhân vật. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện. Thông qua các mối quan hệ, sự ứng xử giữa các nhân vật trong các tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định những đặc điểm và bản chất của nhân vật.

Qua hành động, Nguyên Hồng muốn để cho nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ, tư tưởng, trạng thái diễn biến bên trong nhân vật.Đọc truyện ngắn

Con chó vàng, người đọc cảm động trước hành động của ông lão mù trước cái

"Ông ôm chặt lấy con chó vàng, nằm lăn ra đất, cái bị quần áo của ông

cũng lăn theo".

Với một ông lão ăn xin mù lòa, không nhà cửa, không có người thân thích, ruột thịt, chỉ có con chó vàng là người bạn trung thành với ông lão. Cái chết của con chó khiến ông lão đau đớn tột cùng.Rồi hành động "Điều giằng lấy cái bị và

ném trả lại vào lòng ông già" thể hiện sự thức tỉnh của lương tâm, của bản tính

lương thiện trong con người Điều, là sự cảm thông giữa những con người lang thang, nghèo khổ.

Nhân vật Chín Huyền (truyện Chín Huyền) qua hành động " rút dao cài ở

mé trong, cắt đứt tung hai lần dây lưng trói kỹ chân tay Sáu", đã thể hiện tấm lòng

nhân hậu, sống có tình có nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì những người anh em một thời từng đồng cam cộng khổ.

Cô gái trong truyện Cô gái quê đã có hành động " vùng dậy, hất mạnh mớ

tóc rối ra sau lưng, mắt sáng quắc chiếu vào mặt Hộ đỏ bừng dần tái nhợt" để thể

hiện sự phản kháng mạnh mẽ trước ý đồ đen tối của Hộ. Cô thà sống trong nghèo khổ, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình chứ nhất định không chạy theo lối sống buông thả, chạy theo những vật chất phù phiếm.

Rồi hành động Huyên (Hai dòng sữa) " buông cánh tay khỏi đầu gối, nắm

chắc bàn tay lại đấm đấm xuống đất" thể hiện sự đoạn tuyệt của Huyên với con

người cũ- con người ích kỉ, chỉ biết đến sự hưởng thụ, sa đà vào những thú vui nơi tiệm nhảy, rạp hát. Huyên ý thức được người nghệ sĩ phải hòa mình vào đời sống lao động của quần chúng nhân dân thì mới có thể sáng tạo nên nghệ thuật chân chính.

Miêu tả nhân vật bằng hành động, Nguyên Hồng thể hiện sự khác biệt với các nhà văn cùng thời trong nghệ thuật xây dựng nhân vât. Nam Cao và Thạch Lam là thường tập trung miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm.Nội tâm là khái niệm chỉ toàn bộ những trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng

tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ và tình huống mà nhân vật chứng kiến trên bước đương đời của mình. Yếu tố tâm lý thường được nhà văn xem là một đối tượng nghiên cứu trực tiếp của mình. Muốn khai sinh cho một nhân vật phải nắm bắt được tâm lý của nhân vật. Đây cũng chính là một thử thách đối với nhà văn bời tâm lý của con người không đơn giản, khó nắm bắt. Mỗi người có một tính cách riêng, cách suy nghĩ riêng với những cảm nhận khác nhau về thế giới và con người

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện sự tinh tế khi miêu tả tâm trạng trong lúc chờ tàu của hái chị em Liên-An.Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, đêm đêm chị em Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!”. Nghe lời dặn của bé An ta cảm thấy hai đứa trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào. Rồi đèn ghi ra. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vọng lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Và chỉ cần nghe chị Liên gọi: “Dậy đi An! Tàu đến rồi!” là An nhổm dậy dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan sát rất kĩ đoàn tàu, thèm khát như được nhìn một thế giới xa lạ “Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa

kính sáng”. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên

đường sắt. Chuyến tàu đã xáo trộn cả cõi yên tĩnh của phố huyện. Chuyến tàu gợi cho Liên mơ tưởng: “Họ ở Hà nội về! Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và

huyên náo”.Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác phẩm thể hiện một niền xót

thương vô hạn đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh không bao giờ được biết ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Qua tâm trạng Liên, tác giả đồng thời cũng muốn thức tỉnh tâm hồn uể oải đang lụi tắt ngọn lửa lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ.

thừa thể hiện sự giẳng xé nội tâm của nhân vật Hộ khi phải lựa chọn giữa hoài bão văn chương cao cả và gánh nặng cuộc sống gia đình trên vai. Và để có tiền nuôi sống gia đình, Hộ viết những tác phẩm đáp ứng được nhu cầu của một đám thị dân lúc bấy giờ “những tác phẩm làm người ta quên ngay sau lúc đọc”. Thế rồi Hộ bị rơi vào quỹ đạo của bi kịch. Hộ đau đớn, tủi cực không phải vì không được viết, mà là anh đã tự giẫm lên những nguyên tắc do mình đặt ra, còn gì đau đớn hơn khi mình lại phản bội chính mình.

Với Nguyên Hồng, ông tập trung vào việc miêu tả hành động của nhân vật để tính cách nhân vật được bộc lộ ra. Mỗi nhân vật khi làm bất cứ một điều gì, hành động như thế nào đều đã thể hiện một phần tính cách của mình. Miêu tả hành động của nhân vật, ngoài để góp phần thúc đẩy cốt truyện, Nguyên Hồng còn khéo léo thể hiện tính cách nhân vật, góp phần xây dựng nhân vật trong tính hoàn chỉnh của nó.

3.3. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. “Yêu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó-và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống- là chất liệu của văn học" (M. Gorki).

Ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học của mỗi nhà văn có sự khác nhau do trình độ văn hóa, do nguồn gốc xuất thân, do hoàn cảnh xã hội...Đây là những yếu tố chi phối đến thói quen và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn. Chính vì sự chi phối trên mà mỗi nhà văn khi cho ra đời một tác phẩm văn học đều mang những phong cách ngôn ngữ riêng biệt của mình.

sự chia sẻ, cảm thông, có thể vui buồn cùng nhân vật, xót xa với những nỗi oan trái, căm hờn trước những điều xấu xa, độc ác, đâu đớn với nỗi đau của nhân vật.Không những vậy, người đọc còn cảm nhận được những tâm tư tình cảm của tác giả thông qua hệ thống nhân vật và nội dung của tác phẩm.Để là được điều đó đòi hỏi mỗi nhà văn khi sang tạo tác phẩm cần phải có vốn sống và ngôn từ phong phú,có khả năng tác động đến suy nghĩ và cảm xúc của người đọc,Sự thành công của một tác phẩm văn học còn tùy thuộc vào cách lựa chọn và sắp xếp từ ngữ của tác giả trong tác phẩm đó.

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tâm lí...Đằng sau mỗi lời nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Vì vậy nhà văn xây dựng tính cách nhân vật thông qua những nét riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhân vật đó.

Văn xuôi hiện thực 1930-1945 đã xuất hiện rất nhiều phong cách truyện ngắn và mỗi nhà văn lại có một thứ ngôn ngữ đặc trưng của riêng mình. Ngôn ngữ trong tác phẩm Ngô Tất Tố là ngôn ngữ hằng ngày của quần chúng nhân dân đã được nghệ thuật hóa. Vũ Trọng Phụng với ngôn ngữ trào phúng sắc sảo, Nam Cao thường sử dụng ngôn ngữ đa thanh, giàu âm hưởng, Nguyễn Công Hoan rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ châm biếm, trào phúng. Còn ngôn ngữ trong văn Nguyên Hồng là thứ ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống cần lao của đủ các hạng người dưới đáy xã hội, một thứ ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.Tính cách mỗi nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945.PDF (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)