0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giọng điệu lạc quan sôi nổi

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.PDF (Trang 77 -79 )

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.2.2. Giọng điệu lạc quan sôi nổi

Văn Nguyên Hồng có giọng điệu lạc quan sôi nổi khi thể hiện cảm xúc yêu thương ở cường độ cao.Nguyên Hồng có một trái tim yêu thương nồng nhiệt, tràn đầy lạc quan với cuộc sống và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người. Với Nguyên Hồng, con người khi rơi vào hoàn cảnh bi thảm nhất thì khát vọng sống dường như càng mạnh mẽ hơn. Với một tâm hồn lạc quan và nồng nhiệt như vây, Nguyên Hồng đã tạo ra trong tác phẩm của mình một giọng điệu nhất quán.- giọng điệu lạc quan sôi nổi. Dường như cái sức sống trong tâm hồn nhà văn đã in

dấu lên mỗi câu chữ, mỗi trang viết của nhà văn:

Một sự huyên náo không bao giờ tắt. Tiếng guốc khua vang trên bờ hè,

những lớp sóng cười nói trào lên cuồn cuộn, rồi tràn lan, rồi tung cao…Bánh xe bò chuyển rầm rầm, lăn loang loáng những vòng lửa trong nắng xuân chói lòa …Những xẻng cuốc và ván gỗ đẩy trong hòm xe bắn ra những trận như mưa rào rào…Và những tà áo, những nón lá, những chóp mũ trắng thở ra những làn bụi li ti. Một sức sống mãnh liệt quá, đè lên, vượt qua và cuốn theo tất cả những sự ủy

mị, những cái tối tăm, những cái gì có vẻ chậm chạp…” [19,166].

Nhân vật những người dân nghèo của Nguyên Hồng dù sống trong đói nghèo vẫn luôn mang trong mình một đức tin mãnh liệt: tin ở cuộc sống, tin ở tương lai, tin ở chính mình. Niềm tin của mụ Mão vào tương lai được Nguyên Hồng biểu hiện với một giọng điệu sôi nổi:

Tiền nghìn bạc vạn mụ không dám mơ tưởng, chứ cái cảnh gây dựng êm

đẹp kia, mụ chắc chắn có thể nên lắm. Vì những người khổ mãi, dẫu khốn khổ đến

đâu nhưng được cái hạnh phúc ấy thì những người như mụ chịu tất cả”[19-254].

Phố chợ trong Hàng cơm đêm luôn ồn ào, huyên náo bới những tiếng chuyện trò, cười nói của tiếng chào mới mặc cả, tiếng chuyện trò cười nói của phu phen thợ thuyền:

Quần áo rách rưới và lấm láp của họ thở ra mùi khét lẹt của dầu mỡ, cát

bụi và bùn lầy mà họ đã đầm đìa ở những xưởng máy, những kho hàng, những hầm tàu, những lán gỗ, tiếng đùa nghịch chòng ghẹo nhau của những chị phu hồ

phu than ríu rít như bầy chim sẻ.”

Khi bộc lộ niềm say mê tin tưởng, lời văn Nguyên Hồng luôn có giọng điệu lạc quan, hào hứng. Chứng kiến người mẹ Trung Quốc dũng cảm xông lên giữa đoàn người biểu tình đang bị đàn áp, người kể chuyện không nén được nỗi xúc động, tự hào, cất cao lời ca ngợi bà mẹ cần lao có tinh thần quốc tế cao cả:

quê hương và đất nước đã giơ cao nắm tay cùng với nhân dân lao động Việt Nam

quyết mãi mãi giữ chặt lấy nắm tay ấy và đấu tranh cho đến ngày toàn thắng…”

(Ngƣời đàn bà Tàu)

Cất lên từ trái tim chan chứa yêu thương và tấm lòng rộng mở niềm tin yêu vào cuộc đời, Nguyên Hồng không chỉ xót thương cho những kiếp người lương thiện bị vùi dập mà còn thể hiện niềm say mê tin tưởng vào con người và cuộc sống:

Tin tưởng, tin tưởng và tin tưởng. Sao không tin tưởng được một khi tim

mình còn đập, còn nghe thấy ánh nắng của bầu trời mùa hè reo với lá cây ngoài

kia và chim trời hót rộn…”. (Cuộc sống)

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.PDF (Trang 77 -79 )

×