Giọng điệu thƣơng cảm thống thiết

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945.PDF (Trang 75 - 77)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.2.1. Giọng điệu thƣơng cảm thống thiết

Nguyên Hồng có một tình yêu thật sự sâu xa và chân thành với con người. Nó làm cho ông luôn sẵn sàng thông cảm, thâm nhập được vào những niềm vui, nỗi buồn, những công việc hằng ngày và những ước mơ khát vọng ở người khác. Nguyên Hồng viết văn là vì lòng thương cảm với những kiếp người cùng khổ, viết về họ như viết về chính cuộc sống của mình với tất cả niềm cảm thông và thương yêu, trân trọng. Khi viết về cuộc sống của những người dân nghèo, Nguyên Hồng thường sử dụng giọng điệu thương cảm thống thiết.

Viết về nỗi đau khổ của Nhân và Mũn khi rơi vào nỗi tuyệt vọng cùng cực, giọng văn Nguyên Hồng thể hiện sự đau đớn , xót xa:

"Tôi mù rồi! Tôi mù rồi!Mình ơi! Rồi không thể nén được sự chua xót, Nhân ôm ngực, ngã vật xuống giường. Nhân thiếp đi trong tiếng vợ con khóc như ri. Sao lại có thể như thế được? Sao lại có thể khốn nạn đau đớn cho hai con người ấy như thế được? sao hai người ấy đã cùng khổ mà lại còn phải chịu nhiều cay đắng đến vậy? Sao lại chỉ trút lên đầu những kẻ hiền lành chịu khó như vợ chồng Nhân những đọa đày khổ ải? Mà sao cái hạnh phúc bé nhỏ gây dựng trên từng vũng mồ

hôi, vũng nước mắt, vũng máu của vợ chồng Nhân lại chóng bị phá tan đi ?"

[29,121].

Viết về những người đàn bà đang phải chịu khổ ải trong nhà lao, Nguyên Hồng thể hiện sự thương xót, ngậm ngùi :

" Bốn người đàn bà rách rưới, nối tiếp nhau thẳng một hàng, trườn người ra, đẩy những bao gai cuộn tròn để dồn nước rãnh vào cống cái. Thỉnh thoảng gió lật tung váy, bày ra những bắp đùi trắng từ bụng chân trở lên vấy bùn rác. Các chị vẫn chũi mũi làm, làm như máy, có khi húc đầu vào người chổng mông đùn bao

ở đằng trước"[7,300].

Tư cuộc đời lam lũ vất vả của người mẹ mình, Nguyên Hồng đã cảm thông, thương yêu những bà mẹ, những người phụ nữ bất hạnh khác trong xã hôi.Ông viết về họ với một giọng điệu xót thương nhức nhối:

Không!Tôi không dám làm thơ mê say với những con người này đâu. Những nguồn cơn kia đều đẫm nước mắt của mẹ tôi, sao tôi lại phạm tội ru những người đàn bà xấu số khốn nạn chúng tôi vào đó. Những quang gánh, thúng, sọt nặng trĩu những ngô khoai, rau muống, bèo cám, kĩu kịt trên những sống vai gầy rạc của cái kiếp người sống tần tảo, lần hồi, nếu có thành điệu thơ thì phải là những tiếng kêu rên thống thiết của sự đau đớn chua xót, kêu đòi sự thay đổi cho

cuộc đời được no ấm, yên vui…”[7, 651].

Nhà văn đau đớn trước thân phận những em bé nghèo, nhỏ nhoi, hiền như chiếc lá non, hoàn toàn không có khả năng tự vệ trước giông bão của cuộc đời Trong truyện giọt máu, Nguyên Hồng bộc lộ nỗi nghẹn ngào trước hình ảnh của lầm lũi đáng thương của Thạo bé với giọng điệu thương cảm:

Cả buổi chiều hôm ấy, chẳng áo nón gì. Thạo bé cứ luẩn quẩn hết gốc ngô

này sang gốc ngô khác vuốt, chắp chắp nối nối và khóc.Nó khóc chỉ có tiếng nức nở chứ không thấy nước mắt. Nước mắt của nó bị nhòa hắn dưới những trận mưa

đổ rào rào xuống người nó run cầm cập và xám ngắt” [7,549].

Viết về những con người nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh trong xã hôi, giọng điệu xót xa thương cảm của nhà văn càng làm tô đậm thêm cái hiện thực ngổn ngang bề bộn trong xã hội và thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với con người và cuộc đời

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945.PDF (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)