B. PHẦN NỘI DUNG
3.3.2. Giọng điệu trần thuật sôi nổi, thiết tha
Giọng điệu nghệ thuật với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc cấu thành phong cách nhà văn là vấn đề đã được nhận ra từ lâu kể cả trong văn học Phương Tây và văn học phương Đông.Giọng điệu là một phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Đây là thứ hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn, nhà thơ.
“Giọng điệu”(tiếng Anh: tone) là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo
đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành
kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…”. “Giọng điệu là một yếu tố đặc
chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta
nhận ra tác giả”[2, 258]. Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái
độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn.
Giọng điệu vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn.
Trong các tác phẩm nghệ thuật ưu tú, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất lượng, nó là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu văn chương là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Nhưng thực tế là bên cạnh giọng điệu cá nhân còn có giọng điệu thời đại. Giọng điệu cá nhân chịu sự quy định, ảnh hưởng của giọng điệu thời đại mặt khác giọng điệu cá nhân góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu thời đại.
Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương.
Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã có sự xuất hiện giọng diệu đả kích, châm biếm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, giọng điềm đạm, man mác ẩn chứa những xót xa thương cảm trong truyện ngắn Thạch Lam, giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh của Bùi Hiển, giọng mỉa mai, giễu cợt tinh tế của Tô Hoài, giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng của Thanh Tịnh, giọng khách quan lạnh lùng nhưng tràn đầy xót thương của Nam Cao. Và Nguyên Hồng cũng tạo cho mình một cá tính riêng với giọng điệu sôi nổi thiết tha.