Giọng giễu nhại

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 77 - 83)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.3.6. Giọng giễu nhại

Giễu nhại là nhại lại một cách giễu cợt, là bắt chước để cười. Đây là giọng điệu riêng, độc đáo của thể loại tiểu thuyết đương đại đánh dấu sự đổi mới trong giọng điệu trần thuật. Giọng điệu này được dùng để giễu cợt, châm biếm những cái nghịch lí, những mặt khuất lấp của hiện thực mà trước đây người ta không dám nhìn thẳng, nói thật. Trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh giọng giễu nhại được sử dụng đắc địa trong việc tái hiện lại một thời qúa khứ với những hiện thực bi hài. Bút pháp này được tìm thấy trong một số truyện như: Kiếp cầm ca, Gã nhà quê, Kiếp người...

Kiếp cầm ca mượn câu chuyện về cuộc tình của thằng Đất và Tuyết Tuyết để giễu nhại, cười cợt bọn quan lại ăn trên ngồi trốc, không hiểu gì về nghệ thuật nhưng dám lên án, phỉ báng, miệt thị gọi họ là “xướng ca vô loài”. Cái cười nằm ngay trong những mâu thuẫn, phi lí, nghịch dị: “Người ta ghét cái đĩ lả lơi bát trai của ả, người ta lại mê giọng hát trời ban của ả. (...) đĩ mà thằng nào cũng rúc đầu vào được, đó là thứ men tình mà tạo hóa đỏng đảnh bắt người đời phải trả cái nghiệp chướng lúc lăng loàn”[7; 77]. Các cụ say đắm tiếng hát tiếng đàn của họ nhưng cũng không quên sỉ vả, đằng sau những giây phút lả lơi buông tuồng là một cái nhìn đầy miệt thị. Tuy nhiên

khinh bỉ mà các cụ vẫn không dứt ra được khỏi ma lực ấy, con người có đạo mạo, mực thước với những lí luận cao siêu vẫn phải có nhu cầu tưởng như đáng khinh nhưng lại là tất yếu của cuộc sống ấy. Với thủ pháp lật ngược vấn đề, Từ Nguyên Tĩnh đã tạo nên tình huống bất ngờ đầy bi hài, cái hài ẩn sâu, nguỵ trang bởi cái bi.

Ở truyện ngắn Gã nhà quê, nhà văn lại chọn bối cảnh của cuộc cải cách ruộng đất trong những năm 50 của đất nước với những hiện tượng phi lí, nghịch dị để giễu nhại. Thời kì này người ta chủ trương phá hết, đập hết những tàn dư phong kiến và tìm ra được người xứng đáng để đứng đầu chính quyền làng xã. Tuy nhiên cái nghịch lí ở chỗ người ta chủ trương “thay đổi ngôi vị theo nguyên tắc lật ngược” tức là “những người hôm qua là ông chủ, bà chủ thì hôm nay là những kẻ tội đồ và ngược lại những thân phận số kiếp từng bị coi là bèo bọt, thấp hèn, khốn khổ nhát thì giờ đây vừa là quan toà, vừa là nhân chứng, xét xử tội phạm” (Cõi người, hay cái bi -hài của cõi nhân sinh [21; 112]). Theo nguyên tắc trên, người có thể đứng ra lãnh đạo làng xã ở

Gã nhà quê phải là “những người khổ nhất, tố nhiều” như lão Cao. Lão thuộc thành phần cùng đinh, khố rách áo ôm và là người “bị ăn đòn roi của địa chủ nhiều nhất”. Sự giễu nhại châm biếm hướng đến tình huống “có vấn đề”, nhà văn đã đặt song song những mặt đối nghịch để giễu nhại: vị trí quan trọng (chủ tịch xã) – người tầm thường (khổ nhất, nghèo nhất, thậm chí mù chữ, thất học). Người ta không quan tâm đến trình độ văn hóa, năng lực quản lí, điều hành của “vị chủ tịch” mà cắt đặt ngôi vị một cách cảm tính.

Sự giễu cợt, chớt nhả tiếp tục thể hiện qua những chi tiết “thế là một đồn lên mười, mười khuếch lên trăm rằng lão Cao sắp làm chủ tịch đến nơi rồi. Kẻ nịnh nọt đến cầu lợi, kẻ có dính dáng tội ác muốn được tha thứ đều tìm đến gian lều của lão. Từ lúc mờ sáng đến khuya khoắt, không lúc nào lão được yên. Không giường chiếu họ ngồi bệt xuống cỏ rả mà nói chuyện, mà trình bày” [2; 27]. Từ một kẻ cùng đinh lão Cao trở thành “yếu nhân” của làng xã, mọi việc đều đến “xin ý kiến cụ chủ tịch”, còn “cụ” cũng sướng cái bụng khi tưởng tượng đến lúc được giở sổ sách “quát vào mặt mấy thằng mất dạy”, rửa hờn cho những ngày khốn khổ. Đến đây người đọc có thể nhận ra à công việc làm chủ tịch là như vậy. Lão Cao mà trở thành chủ tịch xã thật sự thì có lẽ sẽ kéo theo những trái khoáy, ngược đời khác nữa. Nhưng rồi vị chủ tịch tương lai lại bị hạ bệ bởi lão có “liên hệ với địa chủ” đó là thúng trứng vịt ở nhà chánh

Thành. Vậy là lão Cao đã không có lí lịch trong sáng và uy tín bị giảm rõ rệt, người ta hạ lão cũng nhanh chóng, bất ngờ như lúc đưa lão lên khiến cho “cả xã ngạc nhiên”. Có lẽ nhiều kẻ đã từng đến xu nịnh, lạy lục “cụ” vừa hả hê vừa nuối tiếc lắm. Nhà văn cứ kể chậm rãi, từ tốn,huyện cứ như đùa như thật nhưng đầy bất ngờ khiến cho tiếng cười trở nên sâu cay thâm thuý.

Qua giọng điệu giễu nhại châm biếm, sự thật lịch sử được nhìn nhận lại đầy những cái vô lí, nghịch lí, những góc khuất mà trước đây người ta không dám đề cập tới. Những chuyện bi hài ấy cứ được Từ Nguyên Tĩnh điềm nhiên chậm rãi kể lại mà không dấu diếm, e ngại, điều đó cũng thể hiện bản lĩnh nghệ thuật của nhà văn. Hiện thực này được nhà văn giễu nhại độc đáo, táo bạo hơn trong tiểu thuyết Cõi người. Tuy nhiễn giễu nhại không phải chỉ để phơi bày những mặt khuất lấp, méo mó của quá khứ mà là để chia tay, tống tiễn nó đồng thời cũng là “một cách nhắc nhở, cảnh báo đối với hiện tại và tương lai” (Hỏa Diệu Thúy)

Như vậy, qua sự nghiên cứu bước đầu, có thể thấy nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh nổi lên một số đặc điểm độc đáo: linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật, “bàng bạc màu sắc huyền thoại cổ tích” (Bùi Việt Thắng) và độc đáo hơn cả là sự đa dạng, phức hợp trong giọng điệu trần thuật. Với đặc điểm ấy truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh cho thấy sự phong phú của vốn sống, sự phức tạp của hiện thực và sự nhạy cảm của tâm hồn nhà văn. Chính những yếu tố đó góp phần làm cho cây bút truyện ngắn này ngày càng có nhiều thành công và sự yêu mến của độc giả.

PHẦN KẾT LUẬN

Từ Nguyên Tĩnh là nhà văn đang vào độ chín, ở một mức độ nào đó trong phạm vi thể loại truyện ngắn, có thể nói ông là một cây bút đã tạo được dấu ấn riêng, cá tính riêng:

Dấu ấn của ngòi bút ấy trước hết thể hiện ở chỗ: ông đã tái hiện được một không gian xứ Thanh qua lăng kính của riêng mình, một xứ Thanh với những bình diện phong phú, đa dạng của cuộc sống: một xứ Thanh của cuộc sống đời thường với những cung bậc bi – hài, tốt xấu đan xen và một xứ Thanh anh hùng trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Trong cách tiếp cận hiện thực, có thể thấy đây là ngòi bút năng động và có chiều sâu: dám nghĩ và dám viết, Từ Nguyên Tĩnh đã biết khai thác và làm mới những hiện thực đã cũ.

Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh cũng đã để lại dấu ấn về một thế giới nhân nhân vật đa dạng và phức tạp, thể hiện cái nhìn nhiều chiều của nhà văn về con người và cuộc sống. Qua cách thể hiện của Từ Nguyên Tĩnh, người đọc có cảm giác: con người trong thế giới này quả là những bí ẩn của cuộc sống. Mọi sự đơn giản, một chiều, những cái khung công thức quả rất khó để “chụp” cho một số phận, một tính cách, một cá tính. Với cách thể hiện ấy, Từ Nguyên Tĩnh thuộc về những cây bút đang nỗ lực trong việc đổi mới cách tiếp cận và phản ánh hiện thực.

Gắn liền với nhận thức, tư duy ấy là bút pháp trần thuật theo hướng hiện đại từ điểm nhìn đến ngôn ngữ, giọng điệu. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt cùng với giọng điệu đa thanh cũng đã góp phần tạo ấn tượng về một lối viết có cá tính.

Mặc dù chưa có những đột phá trong nghệ thuật thể loại, chưa có những tác phẩm thật xuất sắc, song có thể thấy sự nỗ lực của một cây bút trong hành trình cống hiến và sáng tạo. Từ Nguyên Tĩnh là một trong những cây bút có đóng góp đáng kể cho mảng văn học xứ Thanh nói riêng, văn học Việt Nam nói chung ở phương diện thể loại.

DANH MỤC TƢ LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1980), “Mấy vấn đề thể loại sử thi của văn học hiện đại”, Văn học, (1), tr.82-92.

2. Lại Nguyên Ân (1987), “Thử tìm hiểu loại hình các mô típ chủ đề trong văn học Việt Nam hiện đại”, Văn học, (6), tr. 3-10.

3. Đỗ Chu (1975), “Một nền văn học gắn liền với vận mệnh dân tộc”, Báo Văn nghệ, ngày 7-10.

4. Hồng Chương (1965), Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, Nxb Văn học Hà Nội.

5. Văn Đắc (1993), “Mối tình chàng Lung mù- tập truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh - NXB HNV 1992”- Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam (25 -1745) thứ 7 ngày 19/6/

.

6. Nguyễn Văn Đấu (2000), Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội.

7. Trần Thanh Địch (1988), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Khiêm (2007), “Từ Nguyên Tĩnh qua truyện ngắn Người tình của cha”, Báo Văn hóa Thông tin số (31-32) ngày 21-6.

9. Mạnh Lê (1999), “Mấy đặc sắc truyện ngắn Từ NguyênTĩnh”, Tạp chí Xứ Thanh (45).

10. Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam hiện thực xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại: Những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Lưu (1993), “Nhìn cuộc đời nhân ái”, Báo Nhân Dân, ngày 1-8. 14. Phương Lựu chủ biên (1997) , Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

15. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn- NXB Giáo dục.

16. Lã Nguyên (1988), “Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình”, Báo Văn nghệ, (45).

17. Đỗ Văn Phác (2007), “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Nhân đọc Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh– NXB Công an nhân dân, 2006)”, Tạp chí Xứ Thanh.

18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học- NXB Giáo dục, 2009.

19.Hứa Linh Phượng K44 Báo Chí- Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội “Những câu chuyện Hàm Rồng và cái nhìn nhân ái” (Về tập truyện ngắn Mối tình chàng Lung mù- Từ Nguyên Tĩnh NXB HNV 1992).

20. Huỳnh Sơn- Đại học Tổng hợp Huế (1995), Bản sắc truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh.

21. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.

22. Bùi Việt Thắng (1998), “Cây bút xứ Thanh” - Báo Văn Hóa (383). 23. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

24. Bùi Việt Thắng (1993), “Mối tình chàng Lung mù- tập truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh NXB HNV 1992”- Báo Văn nghệ quân đội.

25. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại- NXB Đại học quốc gia Hà Nội

26. Hỏa Diệu Thúy (2010), Từ Nguyên Tĩnh và cái bi hài trong cõi nhân sinh, NXB Thanh Hóa, tr 114-121.

27. Hỏa Diệu Thúy (2007), “Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh- món nợ làng quê” (Đọc

Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh- NXB Công an ND, 2006), Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (148).

28. Hỏa Diệu Thúy (2004), “Về yếu tố huyền thoại kì ảo trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh”, Tạp chí Xứ Thanh tháng 8/2004.

29. Từ Nguyên Tĩnh (1993), Tập truyện ngắn Gã nhà quê- NXB Hội văn học. 30. Từ Nguyên Tĩnh (1992), Tập truyện ngắn Mối tình chàng Lung mù- NXB Hội nhà văn.

31. Từ Nguyên Tĩnh (1997), Tập truyện ngắn Mùa yêu đương- NXB Công an nhân dân..

32. Từ Nguyên Tĩnh (2005), Tập truyện ngắn Chuyện lạ trên núi Mắt Rồng- NXB Quân đội nhân dân.

33. Từ Nguyên Tĩnh (2006), Truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh – NXB Công an nhân dân.

34. Tư Ngũ - Y Tịnh (2010), Từ Nguyên Tĩnh và cái bi hài trong cõi nhân sinh, NXB Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)