Khai thác đề tài dân gian để tạo dựng cốt truyện kỳ ảo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 69)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.2.1.Khai thác đề tài dân gian để tạo dựng cốt truyện kỳ ảo

Trước hết để tạo ấn tượng huyền thoại kỳ ảo, Từ Nguyên Tĩnh lấy đề tài từ những tích truyện xưa chỉ có trong những lời đồn đại hoặc những câu chuyện dân gian còn lưu truyền, như: Kiếp cầm ca, Nước mắt quân vương…. Truyện Kiếp cầm ca kể về cuộc tình bi thương giữa thằng Đất- dân ngụ cư câu cá trộm nhưng có bàn tay vàng của một nghệ sĩ tài ba và Tuyết Tuyết- đứa ở nhưng có giọng hát vàng trời phú được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên tích truyện chỉ là cái cớ để tác giả đả phá, bác bỏ, gột rửa một quan niệm bảo thủ, cố hữu đã ăn sâu bén rễ trong dân gian đó là sự coi thường miệt thị những người làm nghề ca hát như cách gọi “xướng ca vô loài”. Đây là một thái độ đầy rộng lượng, tỉnh táo đối với “kiếp cầm ca lạc loài”. Chỉ khi nào tiếng đàn, tiếng hát được coi trọng thì loài người mới thực sự văn minh.

Truyện Nước mắt quân vương lại khai thác đề tài lịch sử để tạo nên một tác phẩm giống như truyền thuyết lịch sử. Tuy nhiên sự thật lịch sử đã được lãng mạn hóa, kỳ ảo hoá tạo nên một câu chuyện tình yêu. Mượn sự kiện Bình Định Vương Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược bị quân giặc vây bủa phải ẩn nấp khốn đốn trong vùng núi Thanh Hóa, nhà văn đã tạo nên cốt truyện độc đáo mang màu sắc huyền thoại hư ảo. Nước mắt của bậc quân vương trọng nghĩa tình có sức biến cải sâu sắc, nó không chỉ làm cho mảnh đất ân nghĩa trở thành một vùng ao hồ

rộng lớn trong lành, tươi mát mà còn khiến cho tình yêu trở thành bất tử bởi “dưới cát đó vẫn có tiếng rì rào như thể khúc tình xuân của ai thủ thỉ”. Qua giọt nước mắt của quân vương, điều mà tác giả muốn nói tình yêu có sức mạnh nhiệm màu và không bao giờ bị mai một.

Để thể hiện sự vi huyền, kì ảo, hoang đường nhà văn sử dụng những chi tiết hư hư, thực thực. Mở đầu Kiếp cầm ca là cảnh những đêm “mưa thâm gió bấc, mặt trăng bất chợt hiện ra...”, trên lòng hồ La Đá Hạ “một con thuyền ẩn hiện rì rầm trong mưa thầm gió bấc” và tiếng nhạc mơ hồ, hư ảo tạo nên một không gian đầy bí hiểm ma quái, gợi cái cảm giác rờn rợn mà tò mò. Đó là những từ ngữ phiếm chỉ: “Ngày ấy”, “Cái ngày xót xa ấy”, “Đêm ấy”, “Đêm đó” v.v... tạo nên một thời gian đầy sự xa xôi, huyền bí, mơ hồ về cuộc đời thằng Đất và ả Tuyết Tuyết. Các tình tiết cũng nhuốm màu huyền thoại qua lời truyền miệng của người đời: “Người ta nói, ban đầu Đất cũng được quan Tây cho đi theo làm phu đánh đàn...”, rồi một đêm “Người đi câu cá trộm chứng kiến một việc lạ..”, và “người ta bảo, xuống đó mà Đất vẫn còn đàn, còn Tuyết Tuyết vẫn còn hát” v.v...Tất cả những yếu tố trên xoay quanh câu chuyện tạo nên sự hư thực khiến người đọc vừa thấy gần gũi, chân thực vừa khó nắm bắt, tin tưởng.

3.2.2. Sử dụng tình tiết, chi tiết hoang đường, kì ảo làm hạt nhân của tứ truyện

Loại truyện viết theo thủ pháp này chiếm đa số trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh. Tuy nhiên cái hoang đường kì ảo này không phải của “cái ngày xa xôi ấy” mà nằm ngay trong hiện thực cuộc sống tươi nguyên, sinh động. Nó là một mắt xích đặc biệt tạo nên bước đột phá trong mạch truyện gây hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. Qua sự nghiên cứu, chúng tôi hệ thống được truyện có yếu tố kì lạ thành những nhóm sau:

Cái “kì lạ” đồng nghĩa với cái đẹp, lòng vị tha, đức hi sinh mang mầu sắc huyền thoại. Có thể nói khi viết về đề tài này Từ Nguyên Tĩnh vẫn còn dư âm của cảm hứng sử thi, lãng mạn của dòng văn học 1945-1975 , chính vì vậy con người dưới ngòi bút của ông trở nên lung linh huyền ảo, mang vẻ đẹp lí tưởng, phi thường. Có thể tìm thấy bút pháp này ở những truyện: Người tình của cha, Chim Xa Xa lại về, Chuyện tình trong hang đá, Nàng Trà My, Cô gái Đò Lèn... Con người ở đây sống đến tận cùng của bản chất người, không có những so đo, toan tính, vụ lợi. Ở họ đều lấp lánh vẻ đẹp hi sinh cá nhân riêng tư cho cộng đồng rộng lớn và nhất quán từ suy nghĩ đến hành

động như một chân lý cuộc sống. Nhà văn đã dùng yếu tố kì lạ, huyền ảo không phải để “lạ hoá” mà chính là để “đẹp hóa” nhân vật lý tưởng như Mạnh Lê từng nhận xét.

Nhóm kì lạ, hoang đường thứ hai nằm trong bản chất sự việc tưởng như “lạ lẫm, khác thường” nhưng đằng sau vẫn là sự tôn vinh, khẳng định cái Đẹp qua những truyện ngắn Vợ chồng xe trâu, Nợ làng quê, Gã nhà quê, Rượu tắc kè... Người đọc không quên được những tình tiết mà những cái ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường sẽ chế giễu là “gàn dở, ngớ ngẩn, điên rồ” thậm chí là “ngu muội”. Đó là những hành động từ chối danh vọng ở chốn thành thị để trở về thành một cô kĩ sư nông dân như Hương Mơ (Nợ làng quê), là cái “ngu” của anh Tháo khi dám đứng ra gánh chịu tai tiếng thậm chí là kỉ luật để chở che, bao bọc cho người mình yêu với tấm lòng vị tha đến hồn nhiên, thánh thiện (Rượu tắc kè). Là cái “vô phúc‟ của anh chàng xe trâu khi “rước” mẹ con người đàn bà bị bỏ rơi về làm vợ (Vợ chồng xe trâu)… Cái „lạ” thể hiện ở những tình huống rất khác thường nhưng lại rất Người. Và cái Đẹp không nằm ở vẻ bề ngoài hào nhoáng, không đạt đến mức lí tưởng thiên thần mà “man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Văn Từ Nguyên Tĩnh đang cố gắng đi tìm cái “kín đáo và che lấp” ấy.

Cuối cùng là cái “kì lạ” nằm trong mối tương quan giữa cái tốt và xấu, cái cao cả và tầm thường hay cái “thiên thần và quỷ sứ” trong bản thân mỗi con người nằm ở những truyện ngắn: Đàn bà, Người cha tội nghiệp, Mùa yêu đương, Người đàn bà sau chiến tranh... Cái “lạ” ở chỗ một người có lối sống đàng điếm, buông thả, đĩ bợm song lại có một trái tim rất “Mẹ” (bà Nga trong truyện ngắn Đàn bà), “lạ” quan niệm mới mẻ lạ lẫm của anh nông dân Thốn về tình yêu và hạnh phúc (Mùa yêu đương), ở chỗ sự thuỷ chung, tôn thờ và nỗi đau chồng chết dễ khiến người vợ trở nên mơ màng ảo tưởng đến mức khi chung đụng với người khác mà vẫn tưởng chồng mình của cô Màu (Người cha tội nghiệp). Trong những cái kì lạ ấy là cuộc đấu tranh gay gắt, mạnh mẽ và nghiệt ngã để sống đúng bản chất người, tất cả họ bao giờ cũng tìm thấy một lí do để chiếm được cảm tình nơi độc giả. Ở khía cạnh khác cái “lạ” có thể còn nằm trong cái nghịch dị, trái khoáy, oái oăm và ấu trĩ của một thời kì mà đến bây giờ nghĩ lại người ta vẫn còn kinh ngạc, không tin nổi, như các truyện: Kiếp người, Gã nhà

quê, Đàn bà, Người kéo vó bè trên sông Lê. Qua cách thể hiện cái lạ này nhà văn như muốn “làm một cuộc tranh luận cùng độc giả, như muốn khiêu chiến với những trật tự quan niệm cũ” (Hỏa Diệu Thúy). Tuy nhiên ở đây cũng cần bàn thêm về việc sử dụng yếu tố “lạ” khi khắc họa nhân vật lão Bối trong Người kéo vó bè trên sông Lê. Quả thực nhà văn có hơi tàn nhẫn, đã “lạ” hóa nhân vật tới mức dị dạng, thê thảm.

3.3. Giọng điệu trần thuật đa giọng

Giọng điệu trần thuật là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” (Từ điển thuật ngữ văn học).

Giọng điệu trần thuật thể hiện dấu ấn nhà văn, qua đó người đọc có thể thấy được chiều sâu tư tưởng, thái độ, phong cách, sở trường ngôn ngữ .v.v...của nhà văn thông qua tác phẩm. Với Từ Nguyên Tĩnh, ứng với một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp là giọng điệu trần thuật phong phú, đa giọng. Mỗi một nhân vật nhà văn luôn tìm được giọng điệu riêng phù hợp để thể hiện nhằm đạt hiệu quả thẩm mỹ tối đa. Tất nhiên khi xây dựng một nhân vật không phải nhà văn chỉ dùng một giọng điệu mà nó là sự phức hợp của nhiều giọng phù hợp với mỗi hoàn cảnh, song vẫn có một giọng chính, chủ đạo. Điều đó có nghĩa là trong một tác phẩm sẽ có nhiều giọng cho nhiều nhân vật. Sự tách bạch, phân định trên đây nhằm mục đích nghiên cứu để thấy được nỗ lực của Từ Nguyên Tĩnh trong việc hiện đại hóa cách kể chuyện.

3.3.1. Giọng nghiêm cẩn, cung kính

Giọng nghiêm cẩn là loại giọng điệu chỉn chu, nghiêm túc nhằm thể hiện những sự việc cũng có tính chất nghiêm túc, quan trọng trong đời sống. Trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh, giọng điệu này xuất hiện ở những đoạn nhằm tái hiện lại những sự kiện trang trọng thể hiện nét đẹp văn hóa. Đoạn văn miêu tả cảnh làng Đồng làm lễ tế thần đồng để đúc trống (Tiếng trống đồng) là một ví dụ: “Ngày làm khuôn trống đồng cũng đến. Mặt trời đỏ ối mệt nhọc nhô lên từ dạ dày của biển cả. Quan lý cho dân dinh tụ tập ở sân đình. Khăn xếp, áo lương chưng diện vào, không khí lễ lạt của làng Đồng làm mọi người quên đi đói khát, sự mệt nhọc vì lo âu. Đám trai tráng nhận được hiệu lệnh phất cờ liền khiêng thần trống đồng đi tới. Ngồi trên kiệu là Cả Mâm hoá trang mặt mày tròn như chiếc trống. Đầu đội chiếc mão có hình tia mặt trời” [42; 517]. Cả

đoạn văn là không khí trang trọng, tôn nghiêm, thiêng liêng của lễ tế thần trống đồng, mọi người chuẩn bị cho buổi lễ một cách chu đáo, cẩn thận, chặt chẽ. Tất cả đều nghiêng mình kính cẩn trước thần trống, qùy sụp lạy lục. Ai cũng tràn đày hi vọng về việc sẽ đúc được một chiếc trống đồng qúy giá để cứu làng Đồng khỏi cái đói khốn khổ. Nhà văn như hòa mình vào buổi lễ, vào mỗi con người để gọi ra cái thần thái của sự việc.

Cũng thể hiện sự quan trọng nghiêm túc của sự việc, giọng điệu nghiêm cẩn được sử dụng trong đoạn bàn bạc của ông Thầu (Họ hàng nông dân) với những các vị đứng đầu dòng họ Công về việc xây mộ Tổ. Đó là những đoạn đối thoại hết sức nhịp nhàng, các nhân vật sử dụng ngôn ngữ và thi lễ với nhau đúng chức phận theo tôn ti trật tự: “Chú Thầu đấy à! Vào uống nước, tôi mới pha đây.- Dạ! Ông Thầu nhìn quanh quất gian nhà trống trải như tìm thêm quyết tâm của mình. Cháu muốn thưa với bác chuyện xây mộ cho cụ Tổ nhà ta. - ừ! Tôi cũng tám chín mươi rồi. Xây mộ Tổ tôi đi cho yên! - Cháu đâu dám nghĩ đến chuyện đó. Nhưng nghĩ sau này con cháu không biết được gốc gác của dòng họ. – Chú đã bàn với các chi dưới chưa?...” [1; 11]. Hay đoạn chú Tứ bàn với ông Thầu: “- Thế ý bác định tổ chức ra sao? – Còn sao nữa. Bổ vào các suất đinh. Nhưng có dân chủ và mở rộng hơn cho các nhà có con gái, chồng đi vắng cũng được tham gia”. Qua những đoạn đối thoại trên ta thấy những con người trong dòng họ Công cư xử rất mực thước thứ tự, trên kính dưới nhường. Đối với việc họ, qua chất giọng đều thấy toát lên sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, lên kế hoạch và tổ chức chặt chẽ; mọi người đều ý thức được vai trò trách nhiệm của mình và sốt sắng cho công việc. Nhà văn đã nhìn thấy vẻ đẹp truyền thống văn hoá trong phong tục của người Việt Nam thông qua việc xây mộ Tổ của một dòng họ cụ thể và thể hiện nó một cách trang trọng, kính cẩn.

3.3.2. Giọng ngợi ca

Giọng văn này thường được Từ Nguyên Tĩnh sử dụng để xây dựng những nhân vật chính diện nhân vật người tốt như: Lung mù trong Mối tình chàng Lung mù, chú Kiểng trong Chim xa xa lại về, Tân trong Chuyện tình bên cầu Tào, Mai trong Cô gái Đò Lèn v.v… chú Kiểng trong Chim Xa Xa lại về là một người anh hùng từ chiến trường nhưng chú lại “từ chối nhà cửa và cả chức vụ để lên rừng mở đất” và trở thành ân nhân của cả vùng. Giọng ngợi ca thể hiện trong sự truyền tụng này: “- Ông ấy giàu

có như vua ấy chứ! - Ông ấy lo cho cả vùng này có công ăn việc làm! - ... Nếu ông Kiểng mà có vợ con thì bọc cháu và cả vùng này chả thiệt lắm sao?”. Nhà văn không để người đọc phải mất công đi tìm thái độ tình cảm của mình đằng sau những lớp chữ đa nghĩa, kín đáo mà ông đã mượn giọng của những đứa trẻ nơi đây để thể hiện một cách trực tiếp, hồn hậu sự ngợi ca, trân trọng. Lời của những đứa trẻ song lại chứa đựng một sự đánh giá, chiêm nghiệm đầy ý thức. Những nghĩa cử cao đẹp và sự chung tình đến mức “kì cục”, “luẩn quẩn” của chú Kiểng được đặt lên trên tầm mắt để soi ngắm, ngưỡng vọng.

Cũng với giọng điệu ngợi ca, yêu mến nhà văn lại quan sát người cha, người mẹ trong Người tình của cha từ những hình ảnh bạo liệt nơi chiến trường đến sự bình dị, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Trong chiến trường là những ngày cha chịu đựng đau đớn về thể xác, còn mẹ là tình yêu chồng bất chấp sự nguy hiểm. Kể về những khốc liệt nhưng thực chất nhằm tôn vinh ngợi ca phẩm chất anh hùng, sự hi sinh của họ. Đặc biệt nhà văn còn để sự ngợi ca, thương yêu kính trọng hiện lên qua lời nói của con gái Thu Trang: “có lẽ ít người cha trên đời này thương yêu con như cha tôi”, cha “lo từng mớ rau quả cà và cả việc may vá”, cha phải „dạy thật sớm đón khách đi chợ, đón người từ ga tàu về”... Trong tâm hồn cô gái mới lớn, người cha như một mẫu hình lí tưởng cho sự hi sinh, lòng nhân ái và sự tần tảo, chịu thương chịu khó, là “người lính” giữa đời thường. Hai cha con có cuộc sống đạm bạc, đơn sơ nhưng qua giọng điệu trần thuật ta không thấy toát lên sự nghèo hèn, thô tục, u ám mà vẫn là vẻ đẹp của sự yêu thương và lãng mạn mang âm hưởng ngợi ca “những hôm vắng khách cha bảo tôi lên xe ngồi và cha con tôi rong ruổi khắp phố phường”. Nói về cuộc đời người xích lô, nhà văn cũng không sử dụng những từ ngữ cũ rích, nhầu nát, mệt mỏi vẫn một chất giọng chắc nịch đầy tự tin, khoẻ khoắn. Bản chất con người và sự việc đã toát lên vẻ đẹp đáng ngợi ca, tôn thờ.

3.3.3. Giọng khách quan, lạnh lùng

Giọng khách quan, lạnh lùng được Từ Nguyên Tĩnh sử dụng có hiệu quả trong việc xây dựng những mảnh đời éo le, bất hạnh; những số phận bi thương, ngang trái như thằng Đất và Tuyết Tuyết (Kiếp cầm ca), chị Kén, anh Câu Lượng (Kiếp người), Đỏ Cao (Gã nhà quê), lão Bối (Người kéo vó bè trên sông Lê)... Tác giả như muốn tỏ ra thật khách quan, lạnh lùng trong việc tái hiện những số phận thê thảm, trớ trêu. Tác

giả Đất là “thằng”, gọi Tuyết Tuyết là “ả”, gọi Đỏ Cao là “gã”, gọi Bối, người lính thương tật trở về sau chiến tranh là “lão”- lão Bối. Ngay với người chị và anh rể rất đáng thương của mình, tác giả cũng xưng gọi “chị kén tôi”, anh “câu Lượng” v.v…Sự “lạnh lùng” này càng có ý nghĩa khi tác giả tái hiện những số phận đáng thương: ở đây không có sự cố ý nào cả, không có bênh vực hay chủ quan bóp méo sự thật. Chính

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ Nguyên Tĩnh (Trang 69)