Sự chuyển hoá trạng thái ám ảnh, hƣ ảo của nhân vật độc tƣởng sang các nhân vật khác và độc giả

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 49 - 54)

THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT BẤT THƢỜNG

2.4. Sự chuyển hoá trạng thái ám ảnh, hƣ ảo của nhân vật độc tƣởng sang các nhân vật khác và độc giả

sang các nhân vật khác và độc giả

Vấn đề nhân vật bị điên có quan hệ mật thiết với vấn đề tội ác và vấn đề vô thức. Sự điên rồ chính là trạng thái lí trí đánh mất quyền kiểm soát, để cho một bản năng nguyên thuỷ vượt lên chỉ đạo và gây ra những hành động quá khích so với những chuẩn mực của xã hội. Nếu như Poe bao giờ cũng để cho nhân vật điên thực hiện hành vi giết người kể lại tỉ mỉ toàn bộ tội ác của chính mình nhằm đi sâu vào phân tích chiều sâu vô thức, những uẩn khúc và giông bão trong tâm lí nhân vật thì Emily lại để cho người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (thường là người chứng kiến hoặc tham gia vào tình huống hay kể lại lời của nhân chứng khác) kể về nhân vật ấy (ở ngôi thứ ba số ít) tạo cho câu chuyện có độ khách quan nhất định. Qua những lời kể của người ngoài cuộc, chúng ta tiếp nhận sự kiện với một tâm thế hoàn toàn khác. Thêm vào đó, như một mặc định ngầm giữa độc giả và người kể chuyện, trong quá trình theo dõi câu chuyện, độc giả bao giờ cũng “mê tín” vào diễn biến

nội dung câu chuyện được kể từ miệng của nhân vật “tôi”. Ở tác phẩm Poe, nhân vật điên tự kể về mình và những tội ác man rợ do mình gây ra đặt người đọc vào trạng thái mơ hồ, nửa tín nửa nghi. Trong lúc đó, người đọc đặt niềm tin vào những điều mà nhân vật Ellen Dean, Isabella và Heathcliff kể tuy nhiều lúc họ không tránh khỏi rùng mình trước tội ác và những hành động dị thường của nhân vật chính Heathcliff. Vì nó vi phạm quá mức những chuẩn mực đạo đức của xã hội nên chúng ta không thể không đặt câu hỏi liệu nó có thực sự xảy ra? Và liệu người kể chuyện có hoàn toàn khách quan như chúng ta tin tưởng? Bởi vì, mỗi người đó đều ở một trạng thái tâm lí và tình cảm khác nhau khi đối diện với tội ác và những cơn cuồng khấu của Heathcliff. Hiệu quả tạo sự lưỡng lự giữa thực và hư ở đây đã chuyển sâu hơn, sang phía cả những độc giả.

Nhân vật bị điên trong tác phẩm Poe từ đầu tới cuối đều cho là mình hoàn toàn tỉnh táo và khôn ngoan. Trong Con tim mách bảo, tên sát nhân luôn thể hiện

mình là người làm chủ được hành vi: “Bạn muốn cho tôi điên. Người điên thì chẳng biết gì cả. Nhưng bạn nên nhìn tôi. Bạn nên thấy cách thức khôn ngoan mà tôi tiến hành ra sao - vì việc lớn ấy - với sự tiên liệu, với khả năng che giấu khi tôi bắt tay hành động… Tôi di chuyển chầm chậm, rất chậm để không phá giấc ngủ của lão. Phải mất cả tiếng đồng hồ tôi mới đút xong đầu qua khe hở đủ để nhìn thấy lão đang nằm trên giường. Ha! Liệu một người điên có thể khôn ngoan đến thế không?... Nếu bạn vẫn nghĩ tôi điên thì bạn sẽ không còn nghĩ như thế sau khi nghe tôi kể về việc mình khôn ngoan thận trong che giấu tử thi như thế nào. Đêm sắp tàn, tôi làm việc vội vã, nhưng yên lặng. Thoạt tiên tôi phanh thây cái xác. Tôi cắt rời đầu, tay và chân” (chuyển dẫn theo [18, 70]). Những lời bảo hiểm chứng thực lạnh lùng, tỉnh táo sởn tóc gáy đó thể hiện rằng tội ác đã được cân nhắc và tính toán tỉ mỉ bởi một trí óc cực kì khôn ngoan.

Độc giả hoang mang giữa hai cực của tội ác: tội ác diễn ra bởi một kẻ máu lạnh tàn bạo và hoàn toàn minh mẫn hay là bởi sự thôi thúc của một sức mạnh siêu nhiên tăm tối. Hiệu ứng hoang mang tất yếu nảy sinh dựa trên sự lưỡng lự đó. Còn nhân vật với tâm lí bất ổn ở Đồi Gió Hú không lên kế hoạch chi tiết cho những tội ác rùng rợn mà chỉ gây tội ác do bị kích động. Qua lời kể của Isabella thì hành động giết người của Heathcliff là do bị ức chế thần kinh và ngoại cảnh tác động (sau khi hắn đi đám tang Catherine và một ở lại nghĩa địa đào mồ người yêu lên): “cửa sổ hai cánh đằng sau tôi bị Heathcliff giáng một đòn sập xuống sàn nhà và bộ mặt đen đúa của hắn hằm hằm nhìn qua đó. Chấn song quá sát nhau khiến hắn không thể lách vai qua được, và tôi mỉm cười khoái trá tưởng mình an toàn. Tóc và quần áo hắn trắng những tuyết, hàm răng nhọn ăn thịt người của hắn nhe ra vì rét và tức giận, long lanh trong bóng tối…” trong lúc vật lộn với Hindley “đạn nổ, và con dao bị lò xo làm bật trở lại nhập vào cổ tay chủ nhân nó. Heathcliff dùng sức kéo nó ra, cứa toạc cả thịt Hindley trên đà dao lướt qua, và đút cái khí giới ròng ròng máu vào trong túi. Rồi hắn lấy một tảng đá, nện sập vách ngăn giữa hai cửa sổ và nhảy vào. Đối thủ của hắn đã ngã, bất tỉnh nhân sự vì đau quá và vì máu xối ra từ một động mạch hay một tĩnh mạch lớn. Tên côn đồ đá và giẫm lên, liên tiếp đập đầu ông vào những phiến đá lát… Hắn vận dụng đức hi sinh siêu phàm để tự kìm giữ không kết liễu đời ông ta hoàn toàn, nhưng cuối cùng, thở không ra hơi, hắn ngừng tay và kéo cái thân hình rành rành là bất động kên chiếc ghế tủ” [11; 220].

Với các nhân vật trong truyện và độc giả, ranh giới giữa thực và ảo cũng bị xoá mờ bởi họ được đặt trước tâm thế của một nhân vật bị hoang tưởng. Từ chương XXIX, Heathcliff càng bộc lộ rõ tình trạng chìm đắm trong ảo giác và mộng tưởng. Y lúc nào cũng bị ám ảnh bởi cảnh nghĩa địa và ngôi mộ mới đắp. Chẳng có đêm nào y không đi dạo với linh hồn người yêu dấu và tới thì thầm bên mộ nàng. Chẳng những vậy, y còn đào mộ nàng lên với ý định nằm lại đó mãi mãi.

Giống nhân vật điên của Poe, y cũng tự nhận thấy mình là một tay cừ có thần kinh thép khi đứng trước ảo giác. Đây là những lời y nói với Ellen Dean - khó có thể là lời nói của những người bình thường với những tình cảm lành mạnh: “tôi đã gạ được lão bõ nhà thờ (lão đào huyệt cho Linton) xúc đất khỏi nắp áo quan nàng và tôi mở ra. Có lúc tôi đã nghĩ mình cứ ở lại đó luôn cho rồi, đó là khi tôi lại trông thấy mặt nàng - vẫn là mặt nàng như xưa! Lão bõ phải vất vả lắm mới khiến được tôi động đậy. Nhưng lão bảo mặt xác chết sẽ thay đổi nếu có không khí chuyển động trên đó, cho nên tôi nậy rời một bên áo quan rồi lại phủ đất lên. Không phải ở bên mé Linton đâu, quỉ bắt hắn đi. Tôi ao ước hắn bị hàn béng trong chì cho rồi. Tôi đã đút tiền cho lão bõ để kéo nó ra khi nào tôi được đặc nằm xuống đó, và rút luôn mé bên áo quan của tôi ra một thể. Tôi sẽ thu xếp được như vậy, rồi khi Linton ngó đến chúng tôi, hắn sẽ không biết ai là ai nữa!... Tôi đã đem lại cho bản thân chút thoải mái. Giờ đây, tôi sẽ thư thái hơn nhiều và chị cũng có cơ hội tốt hơn để giữ tôi lại dưới ba tấc đất, khi tôi nằm đó. Quấy rối nàng ư? Không, chính nàng đã quấy rối tôi thì có, cả đêm lẫn ngày, suốt mười tám năm trời - không ngừng, không chút hối hận - cho đến tận đêm qua. Và đêm hôm qua, tôi đã yên ổn. Tôi mơ thấy mình ngủ giấc ngủ cuối cùng bên cạnh người thương đang ngủ ấy, tim ngừng dập bên tim nàng và má tôi cóng lạnh kề má nàng… Thấy mình tan ra cùng với nàng và lại càng sung sướng hơn… Tôi đã chờ đợi một sự thay đổi như thế khi nhấc nắp ván lên, nhưng tôi bằng lòng hơn nếu thay đổi đó chỉ bắt đầu khi tôi cũng dự phần vào đó… Chị biết tôi đã như phát điên sau khi nàng chết; và thường xuyên hết sớm mai này đến sớm mai khác, cấu xin nàng trả lại linh hồn nàng cho tôi! Tôi rất tin là có ma, tôi tin chắc các vong hồn có thể tồn tại và thực sự tồn tại giữa chúng ta!... Hôm an táng nàng có một trận mưa tuyết. Đến tối, tôi đến nghĩa trang nhà thờ, gió thổi lạnh lẽo như tiết đông - xung quanh, tất cả đều quạnh quẽ… Trơ trọi một mình, biết rằng chỉ có hai thước đất xốp ngăn cách tôi với nàng, tôi tự nhủ. Mình sẽ ôm nàng trong tay lần nữa! Nếu thi hài nàng giá lạnh, mình sẽ nghĩ rằng

chính ngọn gió bấc này làm mình ớn lạnh; nếu nàng không động đậy thì đấy là nàng ngủ. Tôi lấy một cái xẻng ở nhà chứa đồ và vắt đầu ráng hết sức đào bới - xẻng quẹt vào quan tài. Tôi bỏ xẻng dùng tay vục. Gỗ ván bắt đầu nứt toác quanh những đinh ốc. Tôi đã sắp đạt mục tiêu thì chợt có cảm giác như nghe thấy ai đứng ở trên, sát mép huyệt, cúi xuống thở dài một tiếng. Nếu mình nậy được cái này ra, tôi lẩm bẩm, thì ước gì họ trút đất xuống lấp cả hai chúng mình đi cho rồi…. Lại một tiếng thở dài nữa ngay bên tai. Tôi như cảm thấy hơi thở ấm ấy xê dịch làn gió chở mưa tuyết. Nhưng cũng xác thực như ta thấy một vật thể có thực tiến lại gần trong bóng tối, tuy không phân biệt được là gì, tôi cảm thấy một cách xác thực không kém là Cathy đang ở đó, không phải bên dưới tôi, mà là trên mặt đất. Một cảm giác nhẹ nhõm đột ngột lan từ tim tôi chảy giàn khắp tứ chi… Tôi nôn nóng nhìn quanh - cảm thấy nàng bên tôi - gần như trông thấy nàng, vậy mà tôi không thể thấy nàng! Lúc ấy, hẳn tôi phải toát mồ hôi máu vì nỗi thống khổ của khát khao - vì nhiệt thành van xin lạy lục để được nhìn thấy nàng một thoáng thôi!... Khi tôi ngồi trong nhà với Hareton thì tôi tưởng như bước ra ngoài là sẽ gặp nàng. Khi dạo trên đồng hoang, thì lại nghĩ là về nhà sẽ thấy nàng. Những lúc đi khỏi nhà tôi thường mau mau chóng chóng trở về vì nàng ắt đang ở đâu đó tại trại Đồi, tôi chắc chắn vậy! Và khi tôi ngủ trong phòng nàng… tôi đã ớn không dám ngủ đấy nữa. Tôi không thể nằm đó được vì vừa nhắm mắt một cái là nàng đã ở ngoài cửa sổ, đang đẩy ván lùa của chiếc giường hòm, hoặc bước vào phòng, hoặc thậm chí đặt cái đầu yêu kiều lên chính chiếc gối nàng thường gối hồi còn nhỏ… cứ thế, mỗi đêm, tôi mở mắt nhắm mắt lại hàng trăm lượt để bao giờ cũng thất vọng!... Nhử tôi bằng một hi vọng ma trơi suốt mười tám năm trời như thế, quả là một cách kì lạ để giết dần giết mòn, không phải từng phần mà từng li, từng sợi tóc!” [11; 352 - 355].

Không phải điên thì cũng là bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng về thần kinh khi Heathcliff cứ lang thang hàng đêm ra nghĩa địa với một niềm tin tuyệt đối là

linh hồn người đã khuất vẫn luôn theo sát bên y. Có thể nói nhân vật bị điên tới độ đi lại, giao lưu với người chết là một motif thường gặp trong nhiều tác phẩm văn chương kì ảo. Nhưng đến Emily Bronte, nhân vật này đã chuyển được mối hoang mang ám ảnh của y sang tới độc giả cũng như các nhân vật khác trong truyện. Y được đặt trong môi trường bình thường nhưng luôn tưởng tượng ra những cái siêu thường, phi tự nhiên. Y quên ăn, quên ngủ vì mải ngắm nhìn và trò chuyện với bóng ma người yêu. Đó là bóng ma hiện hữu trong cuộc đời hay bên trong tâm tưởng y? Mọi vui buồn của y phụ thuộc vào cái bóng ma trêu ngươi đó: “Đêm qua tôi ở ngưỡng cửa địa ngục. Hôm nay, tôi đã thấy thiên đường của mình trong tầm mắt. Tôi chỉ chú mục vào đấy thôi - cách tôi già lắm là một mét! Và bây giờ thì chị nên đi khỏi đi. Chị sẽ không trông thấy hoặc nghe thấy cái gì khiến chị phải sợ, nếu chị đừng có dòm ngó”. Ánh nến trên tay Ellen Dean loé trên nét mặt y và bà đã giật mình kinh khủng khi bắt gặp cái hình ảnh thoáng chốc “Cặp mắt đen sâu thẳm ấy! Cái nụ cười và sắc mặt tái nhợt gớm ghiếc ấy! Tôi có cảm giác đó không phải là ông Heathcliff mà là một con quỉ. Và trong cơn khiếp sợ, tôi đặt cây nến gục về phía tường phụt tắt để tôi chìm trong bóng tối… Hay ông ta là một con ma cà rồng?” [11; 400-2].

Mượn lời Ellen Dean, Emily Bronte muốn định hướng cho người đọc có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về nhân vật Heathcliff. Rõ ràng đây là kiểu nhân vật điên thường gặp trong tác phẩm của các tác gia kì ảo. Chịu tác động của các tác gia cùng thời, Emily vẫn thể hiện được bản lĩnh riêng và năng lực sáng tạo tuyệt vời.Tuy nhân vật không xuất hiện cùng với những tình huống giật gân nhưng lại đòi hỏi người đọc phải chờ đợi từng diễn biến tâm lí dẫn đến những hành động tiêu cực của y.

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)